Làng biển rộn mùa chế biến cá trỏng xuất khẩu
- 13:01 01-02-2018
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Những ngày cận Tết Nguyên đán Mậu Tuất, cơ sở chế biến cá trỏng của gia đình chị Nguyễn Thị Hương ở xã Quỳnh Thuận phải huy động hơn 50 công nhân đến làm do có đơn đặt hàng dày kín; công nhân hong sấy, phơi cá, làm tăng ca cả ban đêm. Ảnh: Việt Hùng |
Những khay cá trỏng tươi đang được công nhân chuẩn bị cho vào lò hấp chín để mang đi phơi khô. Ảnh: Việt Hùng |
Những lò hấp chín cá được xây bằng khuôn bê tông cao, bên trong là nước nóng hơn 100 độ C liên tục sôi; từng khay cá sẽ được thả xuống khuôn để làm chín. Ảnh: Việt Hùng |
Cơ sở chế biến cá khô của anh Trần Văn Thành ở xã Quỳnh Long hiện cũng đang tất bật sơ chế cá trỏng. Thời điểm này, anh huy động khoảng 80 công nhân làm việc. Theo chị Nguyễn Thị Hoa - một công nhân cho biết, thời tiết nắng ráo thì cá được phơi trong 2 ngày; hiện thời tiết đang lạnh, độ ẩm cao nên phải phơi 3 - 4 ngày. Ảnh: Việt Hùng |
Anh Thành cho biết, cơ sở của anh mỗi năm thu mua khoảng 1.300 -1.500 tấn cá trỏng tươi, sau khi sơ chế phơi khô, sản lượng còn lại khoảng 500 - 700 tấn. Cá trỏng khô được xuất khẩu sang Trung Quốc với giá 34.000 đồng/kg. "Cá trỏng được chế biến nhiều nhất vào tháng 3 và từ tháng 7 - 12. Đặc biệt 2 tháng cuối năm, chúng tôi thu mua khoảng 200 tấn cá tươi, chế biến ra khoảng 80 tấn cá khô xuất khẩu”. Anh Thành chia sẻ. Ảnh: Việt Hùng |
Huyện Quỳnh Lưu hiện có 5 cơ sở chế biến, hấp sấy cá trỏng. Năm 2017, tổng sản lượng cá trỏng tươi được khai thác là hơn 4.000 tấn, trong đó chế biến và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Malaisia.. khoảng hơn 2.000 tấn, với doanh thu hàng chục tỷ đồng. Vào dịp Tết, do lượng hàng lớn nên nhiều cơ sở chế biến cá trỏng khô huy động hàng trăm công nhân địa phương làm việc liên tục; mức lương công nhân trung bình từ 4 - 5 triệu đồng/tháng. Ảnh: Việt Hùng |