Chiêm ngưỡng bảo vật gắn hàng chục con rồng vàng cùng kim sa đá quý
- 11:19 22-01-2018
- In ra
- Đóng cửa sổ này
[presscloud]http://media.nghean24h.vn/video/2018/01/22/Clip_Chi__m_ng_____ng_b___o_v___t________c_g___n_t___i_35_con_r___ng_b___ng_v__ng.mp4[/presscloud]
Chiếc mũ Thượng triều của triều Nguyễn (1802-1945) là bảo vật vô giá của quốc gia. Hiện nay mũ được lưu giữ tại bảo tàng Lịch sử Quốc Gia Việt Nam.
Mũ thiết triều của vua nhà Nguyễn. |
Mũ được trang trí rất cầu kỳ bằng vàng và cẩn ngọc quý. Đây là chiếc mũ chỉ được vua sử dụng khi thiết triều, trong những dịp đặc biệt của quốc gia, thực hiện các nghi lễ khánh tiết của Nhà nước hoặc yết kiến sứ giải các nước bang giao; đặc biệt là thực hiện các nghi lễ tế tôn miếu, tổ tông…
Mũ được đính nhiều con rồng bằng vàng. |
Bất cứ ai được tận mắt chiêm ngưỡng đều đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác bởi sự tinh xảo trong chế tác cũng như những vô vàn vật quý bằng vàng, ngọc, kim sa, san hô… được gắn trên mũ.
|
|
Mũ được gắn nhiều viên ngọc quý. |
Phía trước mũ là hình hổ phù bằng vàng. |
Một viên ngọc lớn được gắn ở vị trí trung tâm. |
Nền mũ là vải đũi màu đen. Bên trên được đính nổi 35 con rồng năm móng bằng vàng. Ngoài rồng, còn có các chi tiếc khác như mặt trời, mây... Phía trước mũ là hình hổ phù bằng vàng. Phía sau, mũ có hai cánh chỉ lên trời, nên mũ Thượng triều còn có tên gọi khác là mũ xung thiên.
Chiếc mũ không chỉ chứa đựng những giá trị lịch sử văn hóa mà còn phản ánh nghệ thuật tuyệt vời của các nghệ nhân kim hoàn Việt Nam.
Được biết, chiếc mũ này cùng nhiều bảo vật Quốc gia khác đã được vua Bảo Đại-vị vua cuối cùng của triều Nguyễn trao lại cho đại diện của Chính phủ lâm thời Việt Nam vào năm 1945.
Sau này, chiến tranh tiêu tốn nhiều nhân lực và vật lực, cuộc sống của cán bộ chiến sỹ vô cùng thiếu thốn khó khăn.
Đã có lần Ủy ban kháng chiến liên khu V đề nghị Chính phủ xung công quỹ chiếc mũ cùng nhiều báu vật hoàng cung khác để lấy tiền phục vụ kháng chiến. Tuy nhiên, ý thức được giá trị cũng như vai trò lịch sử của những báu vật này, Chính phủ lâm thời vẫn cố gắng giữ lại. Năm 1954, khi miền Bắc được giải phóng, bộ Tài chính tiếp nhận sưu tập bảo vật và chuyển về bộ Văn hóa.