Lặng người trước mâm cơm sáng mùng 1 Tết ở nhà đại gia phố núi
- 05:22 19-01-2018
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tết năm nay là cái tết thứ 2 của tôi ở nhà chồng. Đáng lẽ tôi phải háo hức và xăm xắn với chuyện Tết nhất lắm nhưng cái Tết đầu tiên đã quá ám ảnh tôi. Bây giờ nghĩ đến Tết tôi chỉ muốn thở dài.
Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình trung lưu ở Hà Nội. Bố mẹ tôi đều là công nhân viên. Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi cũng thi biên chế và vào làm việc ở cơ quan nhà nước.
Cuộc sống của tôi khá yên bình, ít va chạm xã hội và cũng ít có điều kiện được thăm thú và tìm hiểu về cuộc sống của các vùng miền.
Năm 2016, tôi kết hôn với người đàn ông hơn tôi 4 tuổi. Anh làm việc trong lĩnh vực ngân hàng ở Hà Nội nhưng sinh ra ở một tỉnh miền núi. Bố mẹ anh đã qua tuổi lao động. Tuy nhiên so với những người cùng thị trấn, ông bà được đánh giá là thuộc hàng đại gia và có cuộc sống sung túc.
Năm đầu tiên về làm dâu, cũng là lần đầu tiên có thời gian ở nhà chồng dài nhất, tôi đã rất háo hức. Tôi tìm đủ thứ đặc sản vùng miền và sắm sửa đầy đặn từ đồ ăn, thức uống đến hoa quả trang trí để mang về đón Tết nhà chồng.
Mâm cỗ Tết cổ truyền (Ảnh minh họa) |
Thấy vợ chồng tôi về, mẹ chồng tôi ra tận cửa đón. Đích thân bà còn hỗ trợ bê đồ cho chúng tôi và cất gọn vào nhà theo ý của bà. Vừa bê bà vừa tươi cười, phấn khởi khiến tôi cũng thấy vui lây.
Bà cùng chúng tôi trang hoàng nhà cửa dựa trên những món đồ chúng tôi đã mang về. Còn lại, phía trước sân nhà, bà chỉ đặt một chậu đào rừng - quà của người chú tặng, mà không bỏ tiền ra mua bất cứ thứ gì khác.
Sáng mùng 1, tôi dậy sớm để nấu cơm cúng và chuẩn bị mâm cơm đầu năm. Mẹ chồng tôi cũng dậy sớm, bà sắp đồ để tôi chỉ việc đứng bếp. Tuy nhiên trong những món đồ bà chuẩn bị cho tôi, không hề có những món đặc sản mà tôi đã mua về. Mâm cơm chỉ đơn giản có đĩa thịt gà, khoanh giò, đĩa rau củ, một bát canh và đĩa lạp sườn.
Bia rượu chúng tôi mang về và quan khách biếu tặng cũng ê hề. Tuy nhiên lúc tôi tìm để cho cả nhà dùng thì không thấy. Mẹ chồng tôi chỉ đặt ở mâm 3 lon bia, 3 lon nước ngọt đủ cho 6 người sử dụng và không không tiếp thêm.
Lạ thay những thành viên trong gia đình, đặc biệt là chồng tôi không hề đòi hỏi thêm. Tất cả chỉ ăn uống theo tiêu chuẩn mà mẹ chồng tôi đã mang ra. Sau đó, ai nấy răm rắp nghe theo lời mẹ, mang đồ đi chúc Tết anh em, họ hàng.
Quà biếu họ hàng, tôi cũng chuẩn bị những hộp bánh ngon, túi chè sen xịn của Hà Nội và cả rượu, cà phê. Thế nhưng khi xách đồ đi biếu, mẹ chồng tôi thay tất cả bằng những hộp bánh rẻ tiền mà bà tự mua.
Tôi thấy tò mò và tỏ ra khó hiểu nhưng khi liếc nhìn chồng, tôi nhận được thông điệp nên bỏ qua. Đến ngày mùng 3 Tết, đứa cháu họ của chồng đòi uống sữa nên tôi dẫn cháu ra cửa hàng tạp hóa. Cửa hàng này không lớn nhưng khá đầy đủ. Quan trọng, nó ở gần nhà chồng tôi.
Đến quán, tôi bất ngờ khi phát hiện trên kệ hàng có những túi mứt sen với ngày sản xuất và hạn sử dụng trùng với những túi mứt mà tôi đã mua ở Hà Nội mang về. Ngó vào tủ đông lạnh, tôi thấy cả chả cá, cua xay, nem cua và các món đặc sản vùng miền của tôi…
Tôi nâng chúng lên để xác nhận lại bằng ánh mắt hết sức tò mò. Người chủ quán nhìn thấy tôi, chị hồ hởi chào hỏi và bảo tôi nhắn mẹ chồng rằng, chị đã bán được hơn 3 triệu tiền bánh kẹo, bia bọt cho bà. Các món ăn đặc sản bán chậm hơn vì đắt đỏ nên ít người mua. Tuy nhiên chị hứa, chỉ từ nay đến Rằm chị sẽ bán hết.
Trước khi tôi về, chị còn dặn tôi nhắc mẹ chồng mang nốt bánh kẹo bia bọt, trà, thuốc ra cửa hàng vì nhu cầu của người dân vẫn đang cao.
Tôi nghe câu chuyện của chị mà cảm thấy bị sốc nặng. Tôi không hiểu vì sao mẹ chồng tôi lại làm như vậy. Bà không muốn sử dụng đồ do tôi mua hay đó là tính tiết kiệm lâu nay của bà. Nếu là tính tiết kiệm thì lẽ ra bà nên nói thẳng với tôi, để tôi đỡ mất công sắm sửa...