Nghệ An 24h

http://nghean24h.vn


Hoa hồng môn có chất độc 'chết người' đừng dại chưng Tết

Mặc dù là loài cây cảnh đẹp và hữu ích trong cuộc sống, nhưng toàn thân hồng môn lại chứa chất độc nguy hiểm.

Hồng môn (Anthurium) được phát hiện năm 1876 ở Colombia và Ecuador. Hồng Môn còn một số tên gọi khác như: môn hồng, vĩ hoa tròn, buồm đỏ. Đây là một loài hoa chi lớn nhất thuộc họ ráy Araceae.

Hồng Môn còn một số tên gọi khác như: môn hồng, vĩ hoa tròn, buồm đỏ. Ảnh minh họa

Hồng môn là loài cây sống lâu năm, có thân ngắn, thường mọc thành bụi. Lá có phiến xanh hình tim, dài từ 18–30 cm và rộng từ 9–15 cm. Cuống lá hình ống trụ, có thể dài tới 30–40 cm. Mo hoa dạng phiến nở rộng hình tim, có màu đỏ ngọc. Hoa tự thường có màu vàng, đính trên mo hoa. Trên mỗi hoa tự có đính nhiều hoa nhỏ. Hoa của cây Hồng môn thuộc dạng hoa lưỡng tính cùng gốc.

 

Hồng môn là loài cây sống lâu năm, có thân ngắn, thường mọc thành bụi. Ảnh minh họa

 

Cây hồng môn được trồng rộng rãi nhiều nơi trên Thế giới, được dùng làm cây hoa trang trí cảnh quan nội ngoại thất. Hồng môn cũng là một loài cây nằm trong danh sách các loài thực vật có công dụng lọc khí độc theo nghiên cứu của NASA, chúng có tác dụng đáng kể trong việc lọc bỏ các loại khí độc formaldehyde, xylene, toluene, và ammoniac khỏi không khí.

 

 

 Cây hồng môn được dùng làm cây hoa trang trí cảnh quan nội ngoại thất. Ảnh minh họa

Đặc biệt, cây hồng môn trong phong thủy tượng trưng cho tình yêu và lòng hiếu khách. Hồng môn rất phù hợp để bày phòng khách, quầy lễ tân, nơi nhiều người thường xuyên qua lại, hoặc để trang trí nội thất đều rất hợp...

 Đặc biệt, cây Hồng môn trong phong thủy tượng trưng cho tình yêu và lòng hiếu khách. Ảnh minh họa

Không ai có thể phủ nhận vẻ bắt mắt của hồng môn, lại là loài cây có nhiều công dụng trong việc trang trí nhà cửa và hữu ích cho cuộc sống. Tuy nhiên, hồng môn lại là loài thực vật toàn thân cây có độc, chúng chứa saponin và các tinh thể oxalat canxi có thể xâm nhập vào các lớp màng niêm mạc tiêu hóa gây ra cảm giác đau rát.

 Hồng môn có độc tố nguy hiểm. Ảnh minh họa

Các chất độc trong cây gây độc với tất cả các loài động vật có vú, nhai miếng lá có thể gây sưng ở miệng và kích ứng ở cổ họng. Lá hoặc bộ phận khác của cây đem sát vào da người gây phát ban và rộp mụn nước.