Kỳ thú chuyện săn ong giống ở xứ Nghệ
- 08:57 05-11-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Những ngày này, khắp các huyện miền núi nhộn nhịp người đi săn ong làm giống. Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông… là những địa phương có nhiều người đến săn ong mật nhất. Ảnh: Huy Thư |
Hai vật bất li thân của người đi săn ong là vợt và ống mồi. Vợt được may từ màn tuyn có cán cầm và sào chắp. Ống mồi là một ống gỗ cong khoét rỗng dài khoảng 0,7m, đường kính từ 0,2 - 0,25 m. Ảnh: Huy Thư |
Từ tháng 9 âm lịch trở đi, khi trời vào Đông, ong mật sẽ di chuyển từ núi cao xuống chân núi và các vùng thấp hơn để tránh rét. Dịp này những người nuôi ong, mê ong sẽ mang ống đi săn. Họ thường đến các vách đá, bãi gỗ… để bắt ong thăm - con ong làm nhiệm vụ tìm chỗ trú cho đàn. Ảnh: Huy Thư |
Những người đi săn ong ở Nam Đàn, Thanh Chương đang chờ ong thăm giữa bãi gỗ lớn ở xã biên giới Thanh Thủy (Thanh Chương). Ảnh: Huy Thư |
Khi phát hiện vị trí nào có ong thăm về tìm tổ, người đi săn lập tức đưa ống mồi đến treo khắp các hàng cây, các bờ rào, bờ tường. Họ cố gắng bắt cho được 1 con ong thăm bỏ vào ống mồi của mình, rồi chờ đợi quá trình thăm ống của ong. Ảnh: Huy Thư |
Nếu ống mồi của ai đó, có nhiều ong thăm về, tức tốc sẽ có nhiều người đến bắt ong thăm chia sẻ. Chuyện bắt ong thăm cũng gây ra không ít phiền toái, tranh chấp giữa các nhóm, đoàn săn ong. Ảnh: Huy Thư |
Khi bắt được 1 con ong thăm, họ nhẹ nhàng cho con ong này vào tổ, bít lại trong chốc lát rồi mở ra và theo dõi. Nếu ong vào tổ lâu, lúc bay đi còn kéo thêm một hay nhiều con ong khác đến, thì ống mồi đó có khả năng sẽ là nơi trú ngụ của đàn ong. Ảnh: Huy Thư |
Thời gian ong thăm ống kéo dài hàng tiếng đồng hồ, có khi mấy ngày sau ong mới kéo về. Người đi săn ong đòi hỏi phải có tính kiên trì, chịu khó, lẫn sự say mê, nhiều lúc quên ăn, quên ngủ. Ảnh: Huy Thư |
Ông Phạm Văn An (61 tuổi) - một người săn ong lâu năm ở xóm 12, xã Nam Giang (Nam Đàn) cho biết: Ong chỉ có một đàn, nhưng có hàng chục, hàng trăm ống mồi đem đến, cuối cùng thì ong cũng chỉ chọn lấy một ống tốt nhất để “đổ bộ” mà thôi. Đi săn ong giống, chẳng khác nào đấu trường 100, kết thúc cuộc chơi chỉ có 1 người thắng cuộc, còn lại về không”. Ảnh: Huy Thư |
Sau khi bầy ong vào hết trong ống mồi, người săn ong nút lỗ cẩn thận rồi mang về nhà san sang ống nuôi. Việc ong có gắn bó với ống nuôi hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Hiện nay, có người đi săn ong để nuôi, có người săn ong về để bán. Với nhiều người, săn ong - nuôi ong không chỉ là một công việc, một nghề, mà còn là một thú vui. Ảnh: Huy Thư |