Nghệ An 24h

http://nghean24h.vn


15 bức ảnh một thời 'mùa tựu trường'

Ngày (5/9) là ngày khai giảng năm học mới. Hòa cùng không khí "Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường", chúng ta hãy cùng nhìn lại những hình ảnh đặc biệt về lễ khai giảng xưa.

Lễ khai giảng trường Đại học Quốc gia Việt Nam, khóa đầu tiên dưới thời Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 13/11/1945. Trong ảnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bộ trưởng Giáo dục Vũ Đình Hòe (ngồi cạnh) dự lễ khai giảng. Ảnh tư liệu

Quang cảnh một trường học thời Pháp thuộc trong ngày nhập học. Ảnh tư liệu

Buổi lễ tựu trường của một trường trung học tại Đà Nẵng cuối thập niên 1960. Ảnh tư liệu

Hình ảnh các bạn học sinh với khăn quàng đỏ thắm, cùng chiếc nón rơm để tránh bom là "đồng phục" một thời. Ảnh tư liệu

Học sinh ở nông thôn miền Bắc trong ngày đầu đến trường với trang phục mũ rơm chống đạn bom cùng chiếc khăn quàng đỏ. Ảnh tư liệu

Khuôn mặt tươi tắn, rạng rỡ của nhóm nữ sinh một trường trung học miền Nam thập niên 1970 trong ngày tựu trường. Ảnh tư liệu

Lễ khai giảng năm học mới của trường cấp II Dịch Vọng, Từ Liêm, Hà Nội năm 1972 - 1973 với khẩu hiệu "Năm học kiên cường thắng Mỹ". Tuy khó khăn nhưng lễ khai giảng vẫn được tổ chức. Ảnh tư liệu

Ngày xưa, không có những chiếc áo mới tinh tươm, nhưng các bạn học sinh vẫn hào hứng đón lễ khai giảng. Ảnh tư liệu

Nghiêm trang chào cờ ngày đầu đi học. Ảnh tư liệu

Nữ sinh trường Quốc học Huế thướt tha áo dài trong ngày khai trường. Ảnh tư liệu

Lễ khai giảng tại đại học Thể dục-thể thao năm 1977. Ảnh tư liệu.

Trình diễn văn nghệ nhân ngày khai giảng năm học  mới tại trường Marie Curie (TP.HCM) thời xưa. Ảnh tư liệu

Vẫn là không khí háo hức ấy... Ảnh tư liệu

Và những gương mặt rạng ngời, những nụ cười đáng yêu trong ngày khai giảng năm học mới, dù đất nước khi ấy vẫn còn nhiều khó khăn. Ảnh tư liệu

Nhìn lại những hình ảnh lễ khai giảng năm xưa, để chúng ta thấy yêu hơn đất nước mình, yêu hơn những ngày đi học trong yên bình và đầy đủ. Ảnh tư liệu

"Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học".

(Trích truyện ngắn "Tôi đi học" của nhà văn Thanh Tịnh).