Bộ GD-ĐT yêu cầu ngừng cấp chứng chỉ ngoại ngữ
- 14:59 25-08-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Cụ thể, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Mạnh Hùng đã ký công văn gửi Cục Quản lý chất lượng, Ban quản lý Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 (Đề án 2020) và 10 đơn vị được giao tổ chức đánh giá năng lực ngoại ngữ.
Trong văn bản nêu rõ yêu cầu tạm dừng việc tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ ngoài nhà trường cho những người không phải là giáo viên dạy ngoại ngữ.
Bộ yêu cầu Ban quản lý Đề án 2020 rà soát tổng thể 10 đơn vị được giao tổ chức đánh giá năng lực ngoại ngữ trong và ngoài nhà trường trong 3 năm qua, tổ chức sơ kết, đánh giá kịp thời để chấn chỉnh, nâng cao chất lượng bồi dưỡng. Ảnh Hải Nam. |
Đồng thời, quyết định này được đưa ra sau khi Bộ GD-ĐT thanh tra đột xuất việc ôn tập, thi, đánh giá năng lực ngoại ngữ tổ chức tại trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà (Bắc Ninh) vào tháng 4, phát hiện nhiều sai phạm.
Trường Bắc Hà đã liên kết với Đại học Vinh (Nghệ An) tổ chức ôn tập và thi cấp chứng chỉ tiếng Anh cho nhiều người không phải học viên của trường. Trong quá trình thi, trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà chỉ có 1 giám thị phụ trách coi 5-7 phòng không liền nhau, thí sinh thay vì được thi nói tối thiểu 10 phút như quy định của Bộ thì chỉ được 4 phút...
Ngoài ra, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Mạnh Hùng đã yêu cầu Cục Quản lý chất lượng tham mưu, hoàn thiện và trình Bộ trưởng ban hành Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung Năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Quy chế này sẽ quy định cụ thể các điều kiện, tiêu chuẩn đối với đơn vị tổ chức thi để đảm bảo chất lượng và có thể kiểm chứng khi cần thiết, tránh độc quyền. Cục Quản lý chất lượng phối hợp hướng dẫn cụ thể việc tổ chức ôn tập, thi đánh giá theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, đối với những người ngoài Đề án 2020.
Cụ thể, 10 đơn vị này bao gồm: Đại học Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội); Đại học Hà Nội; Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng; Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế; Đại học Sư phạm TP.HCM; Đại học Sư phạm Hà Nội; Đại học Cần Thơ; trung tâm Semeo Retrac; Đại học Vinh và Đại học Thái Nguyên.
Đồng thời, Bộ yêu cầu Ban quản lý Đề án 2020 rà soát tổng thể 10 đơn vị được giao tổ chức đánh giá năng lực ngoại ngữ trong và ngoài nhà trường trong 3 năm qua, tổ chức sơ kết, đánh giá kịp thời để chấn chỉnh, nâng cao chất lượng bồi dưỡng.