Vụ bế bối kéo dài tại Chi cục ATVSTP Nghệ An: Ai sẽ thay thế ông Hoàng Quốc Sơn?
- 12:49 21-08-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Sau khi ông Chu Trọng Trang – tân Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP Nghệ An về lại nơi cũ là Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh.
Ông Trang là người vừa mới được bổ nhiệm vào cuối tháng 4/2017 đã dính bê bối là làm ly hôn giả để sinh con thứ 4 và bị xử lý sau khi bị phát hiện.
Ông Hoàng Quốc Sơn, Phó chi Cục trưởng Chi cục ATTP Nghệ An, người dính nhiều sai phạm trong quản lý tiếp tục lên nắm quyền tại Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP Nghệ An.
Nhiều câu hỏi đặt ra là tại sao một người không nằm trong cơ cấu, nhiều sai phạm lại tiếp tục được nắm quyền?
Quyết định kỷ luật ông Hoàng Quốc Sơn với hình thức khiển trách. |
Ban hành công văn hay “chỉ đạo ngầm”?
Theo thông tin từ lãnh đạo Sở Y Tế Nghệ An cho biết, là hiện tại vẫn chưa kiếm được người thay thế ông Trang và Sở Y Tế Nghệ An vẫn tiếp tục cử ông Hoàng Quốc Sơn, Phó chi Cục trưởng Chi cục ATTP Nghệ An, tạm quyền Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP Nghệ An trong thời gian chưa có ai thay thế.
Như những thông tin trước đó đã đưa tin, ông Hoàng Quốc Sơn, Phó chi Cục trưởng Chi cục ATTP Nghệ An đã từng ban hành công văn “lạ” mang hàm ý thiên vị hay “ngầm” chỉ đạo kiểm định an toàn thực phẩm.
Tại Công văn số 23/ATTP.CNSP do Chi cục ATVSTP Vệ sinh Nghệ An ban hành ngày ngày 8/2/2017 gửi các doanh nghiệp trên địa bàn nêu rõ:
“Năm 2016, Chi Cục ATVSTP Nghệ An không thành lập đoàn kiểm tra sau công bố trên địa bàn tỉnh. Để thực hiện việc kiểm tra sau công bố và chế độ kiểm định định kỳ chất lượng đối với sản phẩm đã công bố của các tổ chức cá nhân và tránh kiểm tra chồng chéo giữa các cơ quan chức năng tạo điều kiện cho các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vì vậy Chi cục ANVSTP Nghệ An yêu cầu các tổ chức, cá nhân có công bố sản phẩm tại chi cục gửi kết quả kiểm nghiệm định kỳ lần gần nhất theo các quy định về chi cục trước ngày 31/2/2017.
Sau thời hạn nếu cơ sở nào không thực hiện Chi cục ATVSTP Nghệ An sẽ tiến hành kiểm tra và xử lý vi phạm việc thực hiện pháp luật về ATTP”.
Công văn này do ông Hoàng Quốc Sơn ký ban hành có nhiều điều lưu ý, sai sót như: trong lịch không bao giờ có ngày 31/2 nhưng ông vẫn ghi vào, phần cuối công văn ông Sơn cho ghi thêm phần lưu ý với nội dung:
“Hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An chỉ có Labo kiểm nghiệm của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh được công nhận Vilas đúng lĩnh vực còn hiệu lực (Labo kiểm nghiệm của Trung tâm dược phẩm thuốc và Mỹ phẩm được công nhân Vilas cho lĩnh vực Dược nên không phù hợp cho việc thực hiện kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ”.
Công văn ban hành với phần lưu ý như vậy doanh nghiệp có thể hiểu được là chỉ được kiểm nghiệm thực phẩm tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Nghệ An còn lại những nơi khác không được phép.
Trong phần lưu ý cũng chỉ rỏ là “Labo kiểm nghiệm của Trung tâm dược phẩm thuốc và Mỹ phẩm được công nhân Vilas cho lĩnh vực Dược nên không phù hợp cho việc thực hiện kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ”.
Tôi ban hành công văn vì “thương doanh nghiệp”
Thông tin này khiến cho lãnh đạo Trung tâm dược phẩm thuốc và Mỹ phẩm, thực phẩm Nghệ An không hài lòng vì trước đó Trung tâm đã đổi tên thành Trung Tâm kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm Nghệ An. Việc đổi tên này căn cứ vào Quyết định số 476/QĐ-UBND ngày 3/2/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An.
Có nghĩa là Trung Tâm kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm Nghệ An có chức năng, nhiệm vụ kiểm nghiệm cả về thực phẩm.
Nhưng công văn chỉ đạo trên của ông Sơn đã không nhắc đến và cảnh cáo Trung Tâm kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm Nghệ An không có chức năng kiểm nghiệm thực phẩm.
Việc đổi tên đã được thông báo cho các cơ quan chức năng, doanh nghiệp, tổ chức cá nhân trên địa bàn và đã gửi công văn cho Chi cục ATVSTP Nghệ An vào ngày 21/2/2017.
Trao đổi với ông Sơn, ông cho biết là mãi tới 8/3/2017 (gần 20 ngày sau) bên Chi cục mới nhận được công văn của Trung tâm và ông đã gọi điện cho ông Thành (Giám đốc Trung Tâm kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm Nghệ An) để trao đổi.
Ông Sơn cũng khẳng định việc ban hành văn bản chỉ mang tính hướng dẫn chứ không có chỉ đạo bắt doanh nghiệp phải kiểm nghiệm ở Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh hay tính độc quyền.
Ông cũng thừa nhận việc ban hành như vậy là chưa có kinh nghiệm, thiếu sót và sẽ thông báo lại bằng công văn khác thay thế công văn 23 nêu trên. Ông Sơn còn cho biết ý của công văn là “thương doanh nghiệp” chứ không phải hành doanh nghiệp.
Vụ việc này, Sở Y Tế Nghệ An vẫn chưa xử lý dứt điểm và còn để ngõ như muốn cho sự việc trôi qua trong im lặng.
Nhưng việc ông Sơn, người dính líu tới nhiều sai phạm trong điều hành tại chi Cục trưởng Chi cục ATTP Nghệ An, lại là người không nằm trong cơ cấu cán bộ lại được tiếp tục điều hành tại Cục trưởng Chi cục ATTP Nghệ An khiến không khỏi nghi vấn là Sở Y tế Nghệ An muốn ông Sơn tiếp tục ở lại đây làm việc lâu dài?
Trước đó vào năm 2016, ông Sơn đã bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách khi đang là Chi Cục phó Chi cục ATTP Nghệ An khi ông “lờ đi” việc Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm Nghệ An tiến hành “kiểm nghiệm chui” cho nhiều doanh nghiệp, hộ cá nhân kinh doanh thực phẩm, đồ uống. Không những vậy, còn cấp giấy kết quả cho sản phẩm có đóng dấu VILAS 556 cho họ trong 3 năm dù Trung tâm này không có chức năng kiểm định thực phẩm. Bây giờ Trung tâm này mới có giấy phép kiểm định thực phẩm như đã nêu trên. Từ đây, doanh nghiệp kinh doanh coi như một “giấy phép con” để hoạt động kinh doanh của mình. Sự việc cứ vậy diễn ra và nhiều doanh nghiệp “rỉ tai nhau” nộp hồ sơ kiểm nghiệm. Đã có hàng trăm doanh nghiệp được phép “kiểm định chui” này và chỉ dừng lại khi bị phát giác. Cho tới bây giờ hồ sơ kiểm định này vẫn chưa bị hủy và tại sao không bị hủy thì dành câu trả lời cho Chi Cục ATTP Nghệ An và Sở Y Tế Nghệ An. |