Mục đích nhói lòng phía sau lời xin giảm án cho ông lão U70 xâm hại bé gái mồ côi
- 20:26 06-07-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hình minh họa |
Bà cô của bị hại lủi thủi ra về. Còn vài tháng nữa là lại đến mùa khai giảng. Có lẽ bây giờ bà chỉ dám hi vọng gia đình bị cáo sẽ bồi thường số tiền 12 triệu như cấp tòa sơ thẩm đã tuyên, nhưng không biết mong muốn đó của bà có sớm thành hiện thực?
Cưỡng bức đứa trẻ trên đường vắng
Người đàn ông đứng trước vành móng ngựa bị cụt cánh tay trái, mái tóc bạc trắng, dáng người hom hem, gầy ốm. Tật nguyền, lại ở độ tuổi “gần đất xa trời”, nhưng ít ai ngờ được Trần Văn Bài (SN 1947, HKTT thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) lại phạm phải trọng tội Hiếp dâm trẻ em.
Theo cáo trạng, chiều tối ngày 6/7/2016, sau khi nhậu xong, Bài đi bộ về nhà thì nhìn thấy cháu Nguyễn Thị Hoa (SN 2007) đi bộ một mình. Lúc đó trời nhập nhoạng tối nên xung quanh rất vắng vẻ.
Bài nảy sinh dục vọng, tìm cách rủ cháu bé về nhà chơi. Bé Hoa cảnh giác với người lạ nên không đồng ý. Mặc dù bị cụt một tay nhưng Bài quyết tâm thực hiện hành vi đến cùng. Đối tượng dùng tay nắm cổ áo cháu bé lôi vào hẻm vắng. Ông ta dùng tay bịt miệng khi cháu bé la hét cầu cứu. Một cặp vợ chồng ở gần đó, nghe thấy tiếng kêu cứu, chạy ra phát hiện sự việc, đã nhanh chóng bắt giữ đối tượng giao cho công an xã.
Tại phiên tòa sơ thẩm, VKSND tỉnh Đồng Nai cho rằng bị cáo là người khuyết tật nặng nên đề nghị áp dụng thêm tình tiết có lợi, từ đó đề nghị HĐXX xử phạt từ 8 -10 năm tù.
Tuy nhiên TAND tỉnh Đồng Nai nhận định: Bị cáo là người đã trưởng thành, đáng bậc làm ông của bị hại, nhưng hành vi đối với cháu bé thể hiện bị cáo là người không có đạo đức, xem thường pháp luật.
Ngoài ra HĐXX cấp sơ thẩm cho rằng, theo quy định thì người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà không có người theo dõi, trợ giúp.
Như vậy bị cáo bị cụt 1 tay không thuộc trường hợp đó, Tòa sơ thẩm tuyên phạt Trần Văn Bài 12 năm tù, bồi thường tổn thất tinh thần cho bị hại số tiền 12 triệu đồng.
Bị cáo Bài bị phạt 12 năm tù, bồi thường cho bị hại 12 triệu đồng
Vì sao đại diện bị hại xin giảm án?
Vụ án trở nên khó hiểu khi đại diện hợp pháp của bị hại kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Tại phiên phúc thẩm mới đây, người cô ruột bị hại trình bày hoàn cảnh bất hạnh của cháu gái: “Nó tội lắm. Trước kia mẹ nó bán vé số nuôi gia đình, rồi không may mất sớm, mấy tháng sau cha nó cũng mất vì ung thư. Thương hai đứa nhỏ, tôi đón cả hai chị em nó về nuôi”.
Xét về hoàn cảnh kinh tế, thì gia đình người cô này cũng chỉ thuộc hàng “lá rách ít đùm lá rách nhiều”, chứ không khá giả gì. Người chồng chết sớm, bà cô một mình nuôi 4 đứa con. Trong đó một đứa bị tâm thần, một đứa yếu đau liên miên, bản thân bà cũng bị đau cột sống nên không làm được việc nặng. Mọi sinh hoạt trong gia đình đều trông chờ vào tiền công làm mướn của đứa con cả ở xa.
Khó khăn là như vậy nhưng thương đứa cháu gái sớm côi cút, bà quyết tâm cho cháu theo học đến nơi đến chốn. Người đàn bà gạt nước mắt phân trần: “Cơm không có, thức ăn thì cả nhà ăn rau ăn mắm, nhưng bằng giá nào tôi cũng phải cho mấy đứa nhỏ học hành. Có học hành mới mong đời chúng nó sau này bớt khổ…”. Lời phân trần trong nước mắt của người đàn bà khốn khổ đã khiến nhiều người trong phòng xử xúc động.
Sau cùng người đại diện của bị hại rụt rè đề nghị: “Tôi thấy ông ấy già yếu, nên muốn xin giảm án cho cho ông ấy. Đồng thời mong Tòa xem xét tăng mức bồi thường cho cháu, để tôi có điều kiện chăm sóc cháu tốt hơn”.
Tuy nhiên, đề nghị của bà đã bị thủ phạm từ chối. Trước động thái này, đến luật sư của bị cáo cũng ái ngại động viên thân chủ: “Gia đình bị cáo có điều kiện hơn gia đình bị hại, trong khi mức bồi thường như vậy theo tôi là thấp, bị cáo nên bồi thường thêm cho cháu bé”. Một lần nữa bị cáo kiên quyết lắc đầu.
Sau khi nghị án, TAND cấp cao tại TP HCM xét thấy không có tình tiết mới, đã bác kháng cáo của bị hại, giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Bà cô của bị hại lủi thủi ra về. Còn vài tháng nữa là lại đến mùa khai giảng. Có lẽ bây giờ bà chỉ dám hi vọng gia đình bị cáo sẽ bồi thường số tiền 12 triệu như cấp tòa sơ thẩm đã tuyên, nhưng không biết mong muốn đó của bà có sớm thành hiện thực?
Người đại diện của bị hại rụt rè đề nghị: “Tôi thấy ông ấy già yếu, nên muốn xin giảm án cho cho ông ấy. Đồng thời mong Tòa xem xét tăng mức bồi thường cho cháu, để tôi có điều kiện chăm sóc cháu tốt hơn”.
Tuy nhiên, đề nghị của bà đã bị thủ phạm từ chối. Trước động thái này, đến luật sư của bị cáo cũng ái ngại động viên thân chủ: “Gia đình bị cáo có điều kiện hơn gia đình bị hại, trong khi mức bồi thường như vậy theo tôi là thấp, bị cáo nên bồi thường thêm cho cháu bé”. Một lần nữa bị cáo kiên quyết lắc đầu.