Thực hư chuyện nhiều chuyến bay ở Nội Bài bị chậm vì nhân viên check in đình công
- 17:22 05-07-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ngày 4/7, một số chuyến bay khởi hành từ sân bay quốc tế Nội Bài bị chậm, nhiều hành khách mệt mọi khi phải chờ đợi. Trong khi đó, thông tin lan truyền trên mạng xã hội cho rằng, chuyến bay bị gián đoạn do xảy ra việc nhân viên dịch vụ hàng không đình công
Khởi nguồn thông tin được cho là từ tài khoản của một số đại lý vé máy bay, đăng tải trên mạng xã hội Facebook lí do hàng loạt chuyến bay bị chậm kéo dài (delay): “Đầu tháng số thật là đen đủi, mấy đoàn bay đều bị delay thậm tệ mà không rõ lí do tại sao. Giờ bay từ 3h chiều mà tới 12h đêm vẫn không bay được, khách thì la lối om sòm ở sân bay rồi vác điện thoại tổng sỉ vả. Giờ thì rõ rồi, đầu Nội Bài nhân viên check in của Vietjet đang đình công vì làm việc với tần suất khá vất vả, tăng ca, không được trả thêm lương” .
Theo thông tin từ nguồn này, đầu Nội Bài không bay được đồng nghĩa với việc ảnh hưởng tới các đầu sân bay khác, máy bay không về đúng giờ nên các chuyến bay bị delay theo.
“Đây là sự cố ngoài mong muốn của đại lý, rất mong hành khách thông cảm và đại lý sẽ cố gắng hết sức để khách hàng được bay những chuyến gần nhất” - đại lý vé máy bay cáo lỗi với khách hàng bị chậm chuyến.
Liên quan đến tình hình nói trên, trao đổi với PV Dân trí, ông Phạm Văn Hảo - Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam - đã xác nhận và cho biết sự việc xảy khi làm thủ tục bay (check in) cho hơn 10 chuyến bay của Vietjet có hợp đồng dịch vụ với Công ty CP phục vụ mặt đất Hà Nội (HGS) về phục vụ chuyến bay.
“Khoảng 2h30 sáng, khi bắt đầu đến ca làm việc (từ 2h40 đến 9h30) thì hơn 15 nhân viên trong số 51 nhân viên báo mệt và cùng xin nghỉ ốm, trong khi đó Vietjet cần nhân viên HGS làm thủ tục check in cho 15 chuyến bay. Việc thiếu nhân viên HGS làm thủ tục khiến cho 11 chuyến bay bị ảnh hưởng, chuyến lâu nhất là 20 phút, còn lại là từ 5-14 phút. Ngoài ra, cũng có một chuyến bay bị chậm khoảng 48 phút, nhưng nguyên nhân là do máy bay về muộn” - ông Hảo thông tin.
Sau khi lãnh đạo HGS gặp gỡ, động viên, trao đổi với nhân viên về tình hình này, một số người đã trở lại làm việc, một số khác thì vẫn xin nghỉ (8 người). Bởi vậy, phải huy động một số nhân viên của HGS và nhân viên Vietjet ở sân bay tham gia hỗ trợ check in cho hành khách đi máy bay.
Cũng theo Phó Cục trưởng Phạm Văn Hảo, ngay trong ngày 4/7, Cục Hàng không đã có buổi làm việc với HGS, Cảng vụ Hàng không miền Bắc và Vietjet, tìm hiểu nguyên nhân các nhân viên xin nghỉ ốm và yêu cầu công ty HGS bằng mọi cách phải kiểm soát tình hình để dây chuyền hàng không hoạt động liên tục thông suốt.
Đến trưa 5/7, mọi hoạt động tại khu vực check in của Vietjet đã trở lại bình thường, không còn tình trạng nhân viên xin nghỉ hay trì hoãn công việc.
“Cục Hàng không cũng chỉ đạo, giao cho Cảng vụ Hàng không miền Bắc tăng cường giám sát về hoạt động phục vụ chuyến bay của các hãng, đặc biệt là Vietjet. Hiện đang giai đoạn cao điểm, các công ty phục vụ mặt đất cần tăng cường nhân lực và thiết bị để đảm bảo công việc thông suốt và đảm bảo quyền lợi của người lao động theo quy định của pháp luật đối với nhân viên hàng không.
Sắp tới, Cục, cảng vụ hàng không sẽ tăng cường kiểm tra công tác đảm bảo dịch vụ phục vụ hành khách của các công ty đảm bảo duy trì chất lượng dịch vụ tại các cảng hàng không sân bay, đặc biệt là các cảng hàng không có tần suất bay cao.” - ông Hảo nói.
Về phía cơ quan quản lý trực tiếp tại sân bay Nội Bài, ông Trần Hoài Phương - Giám đốc Cảng vụ Hàng không miền Bắc - khẳng định: “Không có chuyện lãn công, đình công xảy ra ở sân bay Nội Bài".
Theo ông Phương, trong giai đoạn thấp điểm, Nội Bài khai thác 400 chuyến bay/ngày, hiện nay đang là mùa cao điểm nên mỗi ngày sân bay Nội Bài khai thác hơn 500 chuyến bay, riêng Vietjet đã tăng số lượng chuyến bay lên gần 50%.
“HGS hiện đang phục vụ 24 hãng hàng không tại sân bay Nội Bài. HGS đã mở 1 lớp đào tạo gồm 40 người nhân viên phục vụ hành khách, dự kiến ngày 7/7 có thể đưa vào làm việc” – ông Phương cho biết thêm.
Theo thông tin từ nguồn này, đầu Nội Bài không bay được đồng nghĩa với việc ảnh hưởng tới các đầu sân bay khác, máy bay không về đúng giờ nên các chuyến bay bị delay theo.
“Đây là sự cố ngoài mong muốn của đại lý, rất mong hành khách thông cảm và đại lý sẽ cố gắng hết sức để khách hàng được bay những chuyến gần nhất” - đại lý vé máy bay cáo lỗi với khách hàng bị chậm chuyến.
Liên quan đến tình hình nói trên, trao đổi với PV Dân trí, ông Phạm Văn Hảo - Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam - đã xác nhận và cho biết sự việc xảy khi làm thủ tục bay (check in) cho hơn 10 chuyến bay của Vietjet có hợp đồng dịch vụ với Công ty CP phục vụ mặt đất Hà Nội (HGS) về phục vụ chuyến bay.
“Khoảng 2h30 sáng, khi bắt đầu đến ca làm việc (từ 2h40 đến 9h30) thì hơn 15 nhân viên trong số 51 nhân viên báo mệt và cùng xin nghỉ ốm, trong khi đó Vietjet cần nhân viên HGS làm thủ tục check in cho 15 chuyến bay. Việc thiếu nhân viên HGS làm thủ tục khiến cho 11 chuyến bay bị ảnh hưởng, chuyến lâu nhất là 20 phút, còn lại là từ 5-14 phút. Ngoài ra, cũng có một chuyến bay bị chậm khoảng 48 phút, nhưng nguyên nhân là do máy bay về muộn” - ông Hảo thông tin.
Sau khi lãnh đạo HGS gặp gỡ, động viên, trao đổi với nhân viên về tình hình này, một số người đã trở lại làm việc, một số khác thì vẫn xin nghỉ (8 người). Bởi vậy, phải huy động một số nhân viên của HGS và nhân viên Vietjet ở sân bay tham gia hỗ trợ check in cho hành khách đi máy bay.
Cũng theo Phó Cục trưởng Phạm Văn Hảo, ngay trong ngày 4/7, Cục Hàng không đã có buổi làm việc với HGS, Cảng vụ Hàng không miền Bắc và Vietjet, tìm hiểu nguyên nhân các nhân viên xin nghỉ ốm và yêu cầu công ty HGS bằng mọi cách phải kiểm soát tình hình để dây chuyền hàng không hoạt động liên tục thông suốt.
Đến trưa 5/7, mọi hoạt động tại khu vực check in của Vietjet đã trở lại bình thường, không còn tình trạng nhân viên xin nghỉ hay trì hoãn công việc.
“Cục Hàng không cũng chỉ đạo, giao cho Cảng vụ Hàng không miền Bắc tăng cường giám sát về hoạt động phục vụ chuyến bay của các hãng, đặc biệt là Vietjet. Hiện đang giai đoạn cao điểm, các công ty phục vụ mặt đất cần tăng cường nhân lực và thiết bị để đảm bảo công việc thông suốt và đảm bảo quyền lợi của người lao động theo quy định của pháp luật đối với nhân viên hàng không.
Sắp tới, Cục, cảng vụ hàng không sẽ tăng cường kiểm tra công tác đảm bảo dịch vụ phục vụ hành khách của các công ty đảm bảo duy trì chất lượng dịch vụ tại các cảng hàng không sân bay, đặc biệt là các cảng hàng không có tần suất bay cao.” - ông Hảo nói.
Về phía cơ quan quản lý trực tiếp tại sân bay Nội Bài, ông Trần Hoài Phương - Giám đốc Cảng vụ Hàng không miền Bắc - khẳng định: “Không có chuyện lãn công, đình công xảy ra ở sân bay Nội Bài".
Theo ông Phương, trong giai đoạn thấp điểm, Nội Bài khai thác 400 chuyến bay/ngày, hiện nay đang là mùa cao điểm nên mỗi ngày sân bay Nội Bài khai thác hơn 500 chuyến bay, riêng Vietjet đã tăng số lượng chuyến bay lên gần 50%.
“HGS hiện đang phục vụ 24 hãng hàng không tại sân bay Nội Bài. HGS đã mở 1 lớp đào tạo gồm 40 người nhân viên phục vụ hành khách, dự kiến ngày 7/7 có thể đưa vào làm việc” – ông Phương cho biết thêm.
6 tháng, chậm 14.000 chuyến bay Trong 6 tháng đầu năm 2017, số lượng máy bay đăng ký quốc tịch Việt Nam là 157 chiếc, so với cùng kỳ năm 2017 tăng 17 máy bay. Sản lượng vận chuyển hành khách của các hãng hàng không là 21,4 triệu hành khác, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2016; 159.000 tấn hàng hoá, tăng 18,5% so với cùng kỳ 2016. Các hãng hàng không Việt Nam thực hiện 136,4 nghìn chuyến bay, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2016. Số lượng chuyến bay bị chậm là 14.000 chuyến, tỷ lệ chậm là 12,2%, giảm 3,6 điểm so với cùng kỳ năm 2016, trong đó nguyên nhân do máy bay về muộn là 70,2%; có 585 chuyến bay phải hủy. Theo đánh giá, thời tiết ở 2 sân bay căn cứ chính là Nội Bài và Tân Sơn Nhất gây chậm dây chuyền là lí do chủ yếu cho nguyên nhân máy bay về muộn. Trong 6 tháng qua, ngành hàng không xảy ra 37 sự cố và 167 vụ việc an toàn hàng không, tăng 2 sự cố so với cùng kỳ năm 2016, không xảy ra sự cố nghiêm trọng (mức B). |
Tác giả bài viết: Châu Như Quỳnh
Nguồn tin: