Làm gì để tránh táo bón?
- 13:35 04-07-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Táo bón là trạng thái phân bị giữ lại lâu trong trực tràng, đi tiêu phân khô cứng, buồn đi mà không đi được, phải rặn mạnh. Táo bón lâu ngày là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh trĩ.
Ở Việt Nam, những năm gần đây, tình trạng táo bón trong giới thanh niên, đặc biệt là những người làm việc nơi công sở đang ngày càng tăng mạnh, số người bị táo bón ngày càng lớn. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực công việc nặng nề, tâm lý căng thẳng quá mức, cộng thêm ít vận động, thể dục thể thao và phải ngồi lâu trong văn phòng.
Nguyên nhân táo bón có thể là triệu chứng khởi đầu của một bệnh lý thực thể nào đó tại đường tiêu hoá như bệnh của đại tràng, các bệnh toàn thân như suy giáp trạng, tăng canxi máu, co thắt, nhu động giảm, phình đại tràng... Bệnh ngoài đường ruột như ung thư gây chèn ép... hoặc bệnh toàn thân như chức năng tuyến giáp giảm, nhiễm độc chì, suy nhược cơ thể, một số bệnh lý thần kinh như bệnh Parkinson, thần kinh tâm thần bị ức chế như lo nghĩ, tức giận, buồn phiền… tập quán sinh hoạt thiếu điều độ...
Để khắc phục chứng táo bón cần quyết tâm điều trị để tránh gây là phiền phức trong cuộc sống, đặc biệt chú trọng đến chế độ ăn uống và lối sống khoa học, thường xuyên vận động, tập thể dục. Đối với trẻ bị táo bón nên điều trị sớm, tránh gây biến chứng sau này. Điều trị táo bón trẻ em là một quá trình lâu dài, toàn diện, đòi hỏi sự kiên nhẫn của cha mẹ, sự phối hợp của gia đình với bác sĩ nhi khoa và bác sĩ dinh dưỡng. Nên ăn nhiều các thức ăn chứa nhiều chất xơ như các loại rau và hoa quả tươi, các loại măng... Chất xơ không hòa tan (có trong rau cải, trái cây…) làm phân xốp, giảm rủi ro phát triển bệnh táo bón. Bổ sung nhiều rau, củ quả để tăng cường chất xơ làm khối lượng phân tăng lên đáng kể giúp kích thích vận động đường ruột, lại có thể bảo lưu phần nước, tránh phân quá khô.
Nên uống đủ nước uống 2 lít/ngày, giúp cho làm mềm phân. Nên ăn một số loại thức ăn có tác dụng nhuận tràng như mật ong, vừng, bơ, sữa bò... Khi đun nấu món ăn, có thể cho tăng một chút dầu ăn, như dầu cọ, dầu hạt cải, dầu vừng, dầu lạc...
Nên ăn một số thức ăn chứa vitamin nhóm B như các loại đậu, gạo lứt, khoai lang, khoai tây, đu đủ... để thúc đẩy nhu động ruột. Một số loại hoa quả khác như củ cải, cải thảo, bầu và giá đỗ cũng giúp trị táo bón. Ngoài ra quả mơ cũng giúp trị táo bón. Kiêng các thức ăn loại kích thích như rượu mạnh, trà đặc, cà phê, hẹ, tỏi, ớt, ít ăn các thức ăn tanh mặn.
Uống một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ. Điều này giúp cho cơ thể sẽ dễ dàng bài tiết ra những chất cặn bã để tiết ra bên ngoài vào sáng hôm sau. Trong trường hợp bị táo bón nặng, hãy hoà thêm 2 thìa cà phê thầu dầu vào trong cốc sữa. Uống 1 lít nước ấm và đi bộ khoảng vài phút ngay lập tức sau khi thức dậy vào buổi sáng. Mỗi ngày vào buổi sáng sớm khi tỉnh dậy, uống một cốc nước ấm lúc bụng đói. Uống nước chanh pha lẫn với nước ấm từ 2-3 lần/ngày.
Nguyên nhân táo bón có thể là triệu chứng khởi đầu của một bệnh lý thực thể nào đó tại đường tiêu hoá như bệnh của đại tràng, các bệnh toàn thân như suy giáp trạng, tăng canxi máu, co thắt, nhu động giảm, phình đại tràng... Bệnh ngoài đường ruột như ung thư gây chèn ép... hoặc bệnh toàn thân như chức năng tuyến giáp giảm, nhiễm độc chì, suy nhược cơ thể, một số bệnh lý thần kinh như bệnh Parkinson, thần kinh tâm thần bị ức chế như lo nghĩ, tức giận, buồn phiền… tập quán sinh hoạt thiếu điều độ...
Để khắc phục chứng táo bón cần quyết tâm điều trị để tránh gây là phiền phức trong cuộc sống, đặc biệt chú trọng đến chế độ ăn uống và lối sống khoa học, thường xuyên vận động, tập thể dục. Đối với trẻ bị táo bón nên điều trị sớm, tránh gây biến chứng sau này. Điều trị táo bón trẻ em là một quá trình lâu dài, toàn diện, đòi hỏi sự kiên nhẫn của cha mẹ, sự phối hợp của gia đình với bác sĩ nhi khoa và bác sĩ dinh dưỡng. Nên ăn nhiều các thức ăn chứa nhiều chất xơ như các loại rau và hoa quả tươi, các loại măng... Chất xơ không hòa tan (có trong rau cải, trái cây…) làm phân xốp, giảm rủi ro phát triển bệnh táo bón. Bổ sung nhiều rau, củ quả để tăng cường chất xơ làm khối lượng phân tăng lên đáng kể giúp kích thích vận động đường ruột, lại có thể bảo lưu phần nước, tránh phân quá khô.
Nên uống đủ nước uống 2 lít/ngày, giúp cho làm mềm phân. Nên ăn một số loại thức ăn có tác dụng nhuận tràng như mật ong, vừng, bơ, sữa bò... Khi đun nấu món ăn, có thể cho tăng một chút dầu ăn, như dầu cọ, dầu hạt cải, dầu vừng, dầu lạc...
Nên ăn một số thức ăn chứa vitamin nhóm B như các loại đậu, gạo lứt, khoai lang, khoai tây, đu đủ... để thúc đẩy nhu động ruột. Một số loại hoa quả khác như củ cải, cải thảo, bầu và giá đỗ cũng giúp trị táo bón. Ngoài ra quả mơ cũng giúp trị táo bón. Kiêng các thức ăn loại kích thích như rượu mạnh, trà đặc, cà phê, hẹ, tỏi, ớt, ít ăn các thức ăn tanh mặn.
Uống một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ. Điều này giúp cho cơ thể sẽ dễ dàng bài tiết ra những chất cặn bã để tiết ra bên ngoài vào sáng hôm sau. Trong trường hợp bị táo bón nặng, hãy hoà thêm 2 thìa cà phê thầu dầu vào trong cốc sữa. Uống 1 lít nước ấm và đi bộ khoảng vài phút ngay lập tức sau khi thức dậy vào buổi sáng. Mỗi ngày vào buổi sáng sớm khi tỉnh dậy, uống một cốc nước ấm lúc bụng đói. Uống nước chanh pha lẫn với nước ấm từ 2-3 lần/ngày.
Tác giả bài viết: GS NGUYỄN LÂN DŨNG
Nguồn tin: