Lễ hội chọi trâu: Di sản thiếu an toàn
- 10:49 03-07-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Thật ngạc nhiên trong vòng mươi năm trở lại đây lễ hội chọi trâu được mở ra trên nhiều tỉnh của Việt Nam. Một đôi chỗ được cấp phép. Hàng chục địa phương đã nộp đơn xin cấp phép cho Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn-Hải Phòng còn được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia. Kể ra thì mảnh đất duyên hải có lịch sử gần 2000 năm này cũng rất xứng đáng để tôn vinh về truyền thống khai khẩn, canh tác và ngư nghiệp trong suốt chiều dài lịch sử 4000 năm lúa nước của dân tộc.
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn có từ bao giờ chẳng ai biết cả. Ta chỉ có thể phỏng đoán nó ra đời vào sau thời Hai Bà Trưng. Là khi mảnh đất Hải Phòng được bà nữ tướng Lê Chân khẩn hoang lấn biển mà nên. Có đất thì mới có người định cư và trồng lúa nước. Con trâu cũng gắn với nền văn minh lúa nước từ trước đó hàng nghìn năm rồi.
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là nghi lễ tưởng nhớ đến một nhân vật thần thoại tên là bà Đế. Bà này lỡ có thai với vua thuỷ tề nên bị dân làng dìm chết ngoài biển. Bà hiển linh khiến cho tôm cá tụ tập về vùng biển này rất nhiều. Dân chúng vì thế đánh bắt được nhiều, đời sống no đủ. Họ lập đền thờ bà và lấy ngày 9/8 hàng năm mở hội chọi trâu. Con trâu thắng sẽ được mang ra biển làm lễ cúng Bà.
Thực ra thì không chỉ Đồ Sơn có tục cúng thần linh bằng trâu. Khắp nơi trên dải đất Việt này từ Bắc chí Nam đều có tục lệ tế trâu. Đơn giản vì “con trâu là đầu cơ nghiệp” gắn bó đã nghìn đời với mảnh đất trồng lúa nước này. Điển hình như lễ tế trên đền Đông Cuông-Yên Bái thờ bà Chúa Thượng Ngàn vào mồng 5 tháng giêng âm lịch. Lễ hội chọi trâu Hải Lựu- Vĩnh Phúc vào 17 tháng giêng âm lịch để tưởng nhớ ông Lữ Gia, tướng quân của Triệu Đà chống nhà Hán xâm lược. Và suốt trên dải đất miền trung, Tây Nguyên nhiều nơi có tập tục lễ hội đâm trâu cúng bái trời đất.
Con trâu vừa là sức kéo, vừa là thực phẩm tôn quí để cúng bái thần linh. Trước khi có cái máy cày độ ba chục năm trở lại đây thì trâu vẫn là con vật được tôn trọng nhất. Người ta chỉ làm thịt mỗi khi nó ốm, chết. Và cũng phải xin phép chính quyền đàng hoàng. Tương truyền Bà huyện Thanh Quan một hôm ông huyện đi vắng có người lý trưởng trong vùng đệ đơn xin thịt con trâu ốm. Bà biết không phải việc của mình nhưng thương cảnh ông lý chầu chực ngoài huyện đường đã lâu nên mạn phép ông phê một câu đầy ẩn ý “Người ta thì chẳng được đâu/Thôi thì ông lý làm trâu thì làm”. Dĩ nhiên ông lý hí hửng về thịt trâu. Nhưng rồi cũng hiểu ra.
Lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn và các tỉnh miền Bắc bị gián đoạn mất khoảng 30 năm. Đó là thời kì toàn dân dốc sức cho cuộc kháng chiến chống Mỹ và chế độ bao cấp kéo dài. Đời sống thiếu thốn trăm bề khiến không cần cấm đoán cũng chẳng ai dám nghĩ đến trò chơi tốn kém này.
Lễ hội mới chỉ được phục hồi 28 năm nay và gần đây mới được phong di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia. Thế nhưng nó đã có những bước tiến hết sức qui mô về mọi mặt. Cúng bái, rước sách rườm rà. Con trâu thắng cuộc có năm mổ bán đến hàng triệu đồng một cân thịt mà không phải ai cũng mua được. Con trâu thắng ấy nếu chỉ dành cho người Đồ Sơn mỗi người cũng chưa chắc được một miếng. Nhưng sau ngày 9/8 chọi trâu, nhiều người í ới gọi nhau đến nhà uống rượu thịt trâu thắng trận mới mua ở Đồ Sơn về. Bữa tiệc ấy bao giờ cũng phải độn thêm dăm món nữa bao gồm gà, ngỗng, lợn quay, cá bỏ lò. Đĩa thịt trâu xào rau muống để giữa bàn trang trọng chỉ đủ cho mỗi người một gắp. Nó cũng chẳng ngon lành gì.
Vòng loại lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm nay vừa diễn ra đã có một chuyện buồn. Người ta phải lập tức cho dừng ngay lại để kiểm tra. Cũng thấy hàng loạt sơ hở về khâu tổ chức được phái đoàn của Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch vạch ra. Đại khái do mải mê đến công việc chính là chọn những “ông trâu” vào chung kết mà người ta quên bẵng đi yếu tố an toàn. Đã không có bất kì một chuẩn bị nào khi một con trâu nổi điên lên húc chết chính người chủ của nó. Và cũng rất may cơn thịnh nộ trâu chỉ hướng đến một người. Độc giả báo chí cả nước chia buồn với mất mát của gia đình ông chủ trâu nhưng cũng không khỏi đặt ra câu hỏi. Vậy thì ban tổ chức đã chuẩn bị gì cho an toàn của vòng chung kết chọi trâu hay chưa?
Đã là di sản thì không thể xoá bỏ. Ta chỉ còn cách giữ an toàn cho các chủ trâu và hàng nghìn khán giả vào ngày 9/8 âm lịch đã cận kề.
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn có từ bao giờ chẳng ai biết cả. Ta chỉ có thể phỏng đoán nó ra đời vào sau thời Hai Bà Trưng. Là khi mảnh đất Hải Phòng được bà nữ tướng Lê Chân khẩn hoang lấn biển mà nên. Có đất thì mới có người định cư và trồng lúa nước. Con trâu cũng gắn với nền văn minh lúa nước từ trước đó hàng nghìn năm rồi.
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là nghi lễ tưởng nhớ đến một nhân vật thần thoại tên là bà Đế. Bà này lỡ có thai với vua thuỷ tề nên bị dân làng dìm chết ngoài biển. Bà hiển linh khiến cho tôm cá tụ tập về vùng biển này rất nhiều. Dân chúng vì thế đánh bắt được nhiều, đời sống no đủ. Họ lập đền thờ bà và lấy ngày 9/8 hàng năm mở hội chọi trâu. Con trâu thắng sẽ được mang ra biển làm lễ cúng Bà.
Thực ra thì không chỉ Đồ Sơn có tục cúng thần linh bằng trâu. Khắp nơi trên dải đất Việt này từ Bắc chí Nam đều có tục lệ tế trâu. Đơn giản vì “con trâu là đầu cơ nghiệp” gắn bó đã nghìn đời với mảnh đất trồng lúa nước này. Điển hình như lễ tế trên đền Đông Cuông-Yên Bái thờ bà Chúa Thượng Ngàn vào mồng 5 tháng giêng âm lịch. Lễ hội chọi trâu Hải Lựu- Vĩnh Phúc vào 17 tháng giêng âm lịch để tưởng nhớ ông Lữ Gia, tướng quân của Triệu Đà chống nhà Hán xâm lược. Và suốt trên dải đất miền trung, Tây Nguyên nhiều nơi có tập tục lễ hội đâm trâu cúng bái trời đất.
Con trâu vừa là sức kéo, vừa là thực phẩm tôn quí để cúng bái thần linh. Trước khi có cái máy cày độ ba chục năm trở lại đây thì trâu vẫn là con vật được tôn trọng nhất. Người ta chỉ làm thịt mỗi khi nó ốm, chết. Và cũng phải xin phép chính quyền đàng hoàng. Tương truyền Bà huyện Thanh Quan một hôm ông huyện đi vắng có người lý trưởng trong vùng đệ đơn xin thịt con trâu ốm. Bà biết không phải việc của mình nhưng thương cảnh ông lý chầu chực ngoài huyện đường đã lâu nên mạn phép ông phê một câu đầy ẩn ý “Người ta thì chẳng được đâu/Thôi thì ông lý làm trâu thì làm”. Dĩ nhiên ông lý hí hửng về thịt trâu. Nhưng rồi cũng hiểu ra.
Lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn và các tỉnh miền Bắc bị gián đoạn mất khoảng 30 năm. Đó là thời kì toàn dân dốc sức cho cuộc kháng chiến chống Mỹ và chế độ bao cấp kéo dài. Đời sống thiếu thốn trăm bề khiến không cần cấm đoán cũng chẳng ai dám nghĩ đến trò chơi tốn kém này.
Lễ hội mới chỉ được phục hồi 28 năm nay và gần đây mới được phong di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia. Thế nhưng nó đã có những bước tiến hết sức qui mô về mọi mặt. Cúng bái, rước sách rườm rà. Con trâu thắng cuộc có năm mổ bán đến hàng triệu đồng một cân thịt mà không phải ai cũng mua được. Con trâu thắng ấy nếu chỉ dành cho người Đồ Sơn mỗi người cũng chưa chắc được một miếng. Nhưng sau ngày 9/8 chọi trâu, nhiều người í ới gọi nhau đến nhà uống rượu thịt trâu thắng trận mới mua ở Đồ Sơn về. Bữa tiệc ấy bao giờ cũng phải độn thêm dăm món nữa bao gồm gà, ngỗng, lợn quay, cá bỏ lò. Đĩa thịt trâu xào rau muống để giữa bàn trang trọng chỉ đủ cho mỗi người một gắp. Nó cũng chẳng ngon lành gì.
Vòng loại lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm nay vừa diễn ra đã có một chuyện buồn. Người ta phải lập tức cho dừng ngay lại để kiểm tra. Cũng thấy hàng loạt sơ hở về khâu tổ chức được phái đoàn của Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch vạch ra. Đại khái do mải mê đến công việc chính là chọn những “ông trâu” vào chung kết mà người ta quên bẵng đi yếu tố an toàn. Đã không có bất kì một chuẩn bị nào khi một con trâu nổi điên lên húc chết chính người chủ của nó. Và cũng rất may cơn thịnh nộ trâu chỉ hướng đến một người. Độc giả báo chí cả nước chia buồn với mất mát của gia đình ông chủ trâu nhưng cũng không khỏi đặt ra câu hỏi. Vậy thì ban tổ chức đã chuẩn bị gì cho an toàn của vòng chung kết chọi trâu hay chưa?
Đã là di sản thì không thể xoá bỏ. Ta chỉ còn cách giữ an toàn cho các chủ trâu và hàng nghìn khán giả vào ngày 9/8 âm lịch đã cận kề.
Tác giả bài viết: Đỗ Phấn
Nguồn tin: