Người nuôi heo Đồng Nai trải bạt bán thịt giá rẻ đầy đường Sài Gòn
- 17:30 01-07-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Gần tháng nay, nhiều hộ dân tại khu vực Đồng Nai tự mổ heo tại nhà mang rồi lên TP.HCM bán lẻ với mong muốn “gỡ gạc” vốn chăn nuôi vì giá vẫn chưa cải thiện.
Các hộ nông dân ở thủ phủ chăn nuôi heo này hàng ngày đánh xe máy vài chục km mang thịt heo lên TP.HCM để bán lẻ. Nhiều người cho rằng phải lấy công làm lời, mong người thành phố tiêu thụ hết lượng heo tồn ứ tại nhà.
Thức từ 2h sáng chạy xe máy lên Sài Gòn
Hơn 3 tuần nay, chị Ngọc Anh (Nhơn Trạch, Đồng Nai) đều đặn 4h15 sáng tới khu vực gần chợ Bà Chiểu treo băng rôn, bày thịt heo "nhà nuôi đồng giá 60.000 đồng/kg" để bán. Chị cho biết phải tự "giải cứu" hàng trăm con heo đang trong giai đoạn xuất chuồng của nhà mình.
Chị Ngọc Anh kể nhà chị chăn nuôi lâu năm tại Nhơn Trạch. Mọi năm bán tương đối ổn định, nhưng năm nay giá heo hơi xuống quá thấp mà thương lái kén chọn không mua.
Chị đành chọn biện pháp mổ từng con rồi cả nhà chia nhau đem lên TP.HCM bán tại nhiều điểm, với mong muốn "bớt lỗ được đồng nào hay đồng ấy".
“Cứ 1h khuya là mẹ tôi nhờ người mổ heo. Mỗi ngày nhà tôi chỉ mổ 1-2 con rồi khoảng 2h30 tôi phải chạy lên đây để bán lẻ”, chị Ngọc Anh nói.
Chị cho biết ngoài mình bán tại khu vực quận Bình Thạnh còn có anh chị cả bán tại khu vực bệnh viện quận 2 (TP.HCM) cũng dưới hình thức đồng giá 60.000 đồng/kg.
“Không chỉ riêng nhà tôi, xung quanh có khá nhiều hộ chăn nuôi cũng mổ heo nhà mang ra thành phố hoặc khu vực Long Thành, Biên Hòa (Đồng Nai) bày bán ven đường, mong sự ủng hộ”, chị Ngọc Anh nói.
Mỗi ngày mâm thịt của chị bán chỉ 30-40 kg thịt, lời khoảng 450.000 đồng, nhưng phải trả phí mặt bằng cho 3 tiếng bán là 100.000 đồng. “Mẹ tôi phải mang sổ đỏ đi cầm lấy 150 triệu đồng để trang trải tiền thức ăn cho heo, đợi người mua”, chị Ngọc Anh nói.
Cũng theo người chăn nuôi này, nhà chị còn tồn gần 500 con heo từ 70-90 kg, chưa kể đàn heo con đang chờ lớn.
Chị Ngọc (Vĩnh Cửu, Đồng Nai) mấy tuần nay cũng mang heo từ nhà lên khu vực đường Đỗ Xuân Hợp (quận 9) bán lẻ với giá 40.000-60.000 đồng/kg. Theo chị Ngọc, gần 2 tháng nay chị và chồng phải đem heo ra lò mổ để xẻ thịt đi bán lẻ.
"Tôi nuôi heo bán cho thương lái với hợp đồng bao tiêu sản phẩm hẳn hoi, nhưng năm nay giá heo xuống chạm đáy nên phía thu mua viện nhiều lý do để phá hợp đồng, buộc tôi phải mổ heo mang đi khắp nơi bán lẻ", chị Ngọc nói.
Nông dân này cho biết heo nhà chị đang có hai loại. Loại heo hơi 70-120 kg/con chị bán thịt ở mức 50.000-60.000 đồng/kg, còn heo quá lứa trên 120 kg/con chị chỉ bán thịt 40.000 đồng/kg.
Gần 2 tháng tự cứu, đàn heo nhà chị Ngọc còn khoảng 600 con đang trong giai đoạn chờ xuất chuồng.
Người nuôi sợ heo mau lớn?
Chia sẻ về tình hình chăn nuôi trong giai đoạn giá vẫn “rơi tự do”, chỉ ở mức 25.000-27.000 đồng/kg heo hơi, chị Ngọc Anh nói thêm ngoài đàn heo đang chờ xuất chuồng, nhà chị còn mấy trăm con heo đang lớn. Trong giai đoạn giá chưa cải thiện như hiện nay, chị phải cắt khẩu phần ăn của heo.
Bình thường heo ăn 3 bữa/ngày, nay giảm còn 2 bữa và một bữa ăn dặm rau, cơm cháy, cơm nguội đi xin hoặc mua rẻ từ hàng xóm.
“Phải cho ăn ít vừa giảm bớt chi phí vừa để kiềm lại, không cho heo lớn trong giai đoạn này. Đàn lớn chưa xuất hết, đàn nhỏ tấn tới nữa thì lỗ chồng lỗ. Hiện mỗi con heo nhà tôi phải bù lỗ từ 1,5-2 triệu đồng”, chị Ngọc Anh nói.
Điều đang nói, việc nhiều người dân tự mổ heo mang heo từ quê lên thành phố bán, công đoạn giết mổ gấp gáp, di chuyển xa đến điểm bán, thịt heo được bày tràn ra đường, không che chắn, kèm theo khói bụi rất không đảm bảo vệ sinh…
Nhiều người tiêu dùng mua thịt giá rẻ, nhưng rất nghi ngại vấn đề an toàn thực phẩm, nguồn gốc.
Bà Vũ Phượng (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cho rằng bà rất thông cảm và cũng từng mua thịt heo bày bán giá rẻ của các hộ này. Mức giá chỉ bằng một nửa, thậm chí 1/3 nếu so với giá thịt mua tại siêu thị hay cửa hàng là 100.000-120.000 đồng/kg.
Nhưng bà cũng chỉ mua một vài lần ủng hộ, vì e ngại vấn đề vệ sinh, độ tươi và nguồn gốc thịt. “Bây giờ cầm 50.000 đồng ra đường là có thể mua được một cân thịt heo, nhưng tôi thấy e ngại về những loại thịt đó", bà Vũ Phượng nói.
"Người bán cứ bày ra ven đường, chỗ bán tạm bợ, mỗi ngày mọc lên vài điểm bán mới nên người mua không biết thịt từ đâu ra, có an toàn không? Đây là thức ăn hàng ngày cho cả gia đình, nên tôi rất dè chừng, dù đó là chung tay giúp người nuôi đang khó khăn”, bà Phượng nghi ngại.
Thức từ 2h sáng chạy xe máy lên Sài Gòn
Hơn 3 tuần nay, chị Ngọc Anh (Nhơn Trạch, Đồng Nai) đều đặn 4h15 sáng tới khu vực gần chợ Bà Chiểu treo băng rôn, bày thịt heo "nhà nuôi đồng giá 60.000 đồng/kg" để bán. Chị cho biết phải tự "giải cứu" hàng trăm con heo đang trong giai đoạn xuất chuồng của nhà mình.
Chị Ngọc Anh kể nhà chị chăn nuôi lâu năm tại Nhơn Trạch. Mọi năm bán tương đối ổn định, nhưng năm nay giá heo hơi xuống quá thấp mà thương lái kén chọn không mua.
Chị đành chọn biện pháp mổ từng con rồi cả nhà chia nhau đem lên TP.HCM bán tại nhiều điểm, với mong muốn "bớt lỗ được đồng nào hay đồng ấy".
“Cứ 1h khuya là mẹ tôi nhờ người mổ heo. Mỗi ngày nhà tôi chỉ mổ 1-2 con rồi khoảng 2h30 tôi phải chạy lên đây để bán lẻ”, chị Ngọc Anh nói.
Chị cho biết ngoài mình bán tại khu vực quận Bình Thạnh còn có anh chị cả bán tại khu vực bệnh viện quận 2 (TP.HCM) cũng dưới hình thức đồng giá 60.000 đồng/kg.
“Không chỉ riêng nhà tôi, xung quanh có khá nhiều hộ chăn nuôi cũng mổ heo nhà mang ra thành phố hoặc khu vực Long Thành, Biên Hòa (Đồng Nai) bày bán ven đường, mong sự ủng hộ”, chị Ngọc Anh nói.
Mỗi ngày mâm thịt của chị bán chỉ 30-40 kg thịt, lời khoảng 450.000 đồng, nhưng phải trả phí mặt bằng cho 3 tiếng bán là 100.000 đồng. “Mẹ tôi phải mang sổ đỏ đi cầm lấy 150 triệu đồng để trang trải tiền thức ăn cho heo, đợi người mua”, chị Ngọc Anh nói.
Cũng theo người chăn nuôi này, nhà chị còn tồn gần 500 con heo từ 70-90 kg, chưa kể đàn heo con đang chờ lớn.
Chị Ngọc (Vĩnh Cửu, Đồng Nai) mấy tuần nay cũng mang heo từ nhà lên khu vực đường Đỗ Xuân Hợp (quận 9) bán lẻ với giá 40.000-60.000 đồng/kg. Theo chị Ngọc, gần 2 tháng nay chị và chồng phải đem heo ra lò mổ để xẻ thịt đi bán lẻ.
"Tôi nuôi heo bán cho thương lái với hợp đồng bao tiêu sản phẩm hẳn hoi, nhưng năm nay giá heo xuống chạm đáy nên phía thu mua viện nhiều lý do để phá hợp đồng, buộc tôi phải mổ heo mang đi khắp nơi bán lẻ", chị Ngọc nói.
Nông dân này cho biết heo nhà chị đang có hai loại. Loại heo hơi 70-120 kg/con chị bán thịt ở mức 50.000-60.000 đồng/kg, còn heo quá lứa trên 120 kg/con chị chỉ bán thịt 40.000 đồng/kg.
Gần 2 tháng tự cứu, đàn heo nhà chị Ngọc còn khoảng 600 con đang trong giai đoạn chờ xuất chuồng.
Người nuôi sợ heo mau lớn?
Chia sẻ về tình hình chăn nuôi trong giai đoạn giá vẫn “rơi tự do”, chỉ ở mức 25.000-27.000 đồng/kg heo hơi, chị Ngọc Anh nói thêm ngoài đàn heo đang chờ xuất chuồng, nhà chị còn mấy trăm con heo đang lớn. Trong giai đoạn giá chưa cải thiện như hiện nay, chị phải cắt khẩu phần ăn của heo.
Bình thường heo ăn 3 bữa/ngày, nay giảm còn 2 bữa và một bữa ăn dặm rau, cơm cháy, cơm nguội đi xin hoặc mua rẻ từ hàng xóm.
“Phải cho ăn ít vừa giảm bớt chi phí vừa để kiềm lại, không cho heo lớn trong giai đoạn này. Đàn lớn chưa xuất hết, đàn nhỏ tấn tới nữa thì lỗ chồng lỗ. Hiện mỗi con heo nhà tôi phải bù lỗ từ 1,5-2 triệu đồng”, chị Ngọc Anh nói.
Điều đang nói, việc nhiều người dân tự mổ heo mang heo từ quê lên thành phố bán, công đoạn giết mổ gấp gáp, di chuyển xa đến điểm bán, thịt heo được bày tràn ra đường, không che chắn, kèm theo khói bụi rất không đảm bảo vệ sinh…
Nhiều người tiêu dùng mua thịt giá rẻ, nhưng rất nghi ngại vấn đề an toàn thực phẩm, nguồn gốc.
Bà Vũ Phượng (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cho rằng bà rất thông cảm và cũng từng mua thịt heo bày bán giá rẻ của các hộ này. Mức giá chỉ bằng một nửa, thậm chí 1/3 nếu so với giá thịt mua tại siêu thị hay cửa hàng là 100.000-120.000 đồng/kg.
Nhưng bà cũng chỉ mua một vài lần ủng hộ, vì e ngại vấn đề vệ sinh, độ tươi và nguồn gốc thịt. “Bây giờ cầm 50.000 đồng ra đường là có thể mua được một cân thịt heo, nhưng tôi thấy e ngại về những loại thịt đó", bà Vũ Phượng nói.
"Người bán cứ bày ra ven đường, chỗ bán tạm bợ, mỗi ngày mọc lên vài điểm bán mới nên người mua không biết thịt từ đâu ra, có an toàn không? Đây là thức ăn hàng ngày cho cả gia đình, nên tôi rất dè chừng, dù đó là chung tay giúp người nuôi đang khó khăn”, bà Phượng nghi ngại.
Tác giả bài viết: Thái Nguyễn
Nguồn tin: