Phanh phui đường dây buôn bán nhau thai sản phụ
- 19:30 27-06-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nhiều phụ nữ túc trực thường xuyên ở các bệnh viện phụ sản Bắc Kinh, vận dụng các mối quan hệ để thu mua từng bánh nhau của sản phụ, sau đó chế biến thành "viên nhau thai" để kiếm lợi nhuận lớn.
Theo Sina, 1 bánh nhau có giá 400 nhân dân tệ (NDT) có thể chế biến thành hơn 100 viên nhau thai và bán ra với giá 10 NDT/viên. Quanh những bệnh viện phụ sản, không chỉ một người mà có đến vài nhóm làm công việc này.
"Nhắm mắt làm liều"
Bánh nhau thai được cho là có tác dụng lợi khí bổ huyết, bổ thận… nên không ít người tìm mua về dùng. Vì thế, mặc dù biết rất rõ việc buôn bán nhau thai phụ nữ là trái phép song bởi mang đến lợi nhuận cao nên những con buôn cứ thế "nhắm mắt làm liều". Trên thực tế, bác sĩ Phùng Ký, làm việc tại bệnh viện cơ sở 2 của Trường đại học Nam Xương cho biết, việc sử dụng bánh nhau thai trong một số trường hợp rất mất an toàn.
Theo ông, bánh nhau là cơ quan trao đổi chất giữa người mẹ và thai nhi, cơ thể người mẹ nếu nhiễm một số bệnh như là viêm gan siêu vi B, AIDS… các vi-rút đều có thể tồn tại trong bánh nhau; bánh nhau không có nguồn gốc rõ ràng rất có thể trở thành nguồn gây bệnh truyền nhiễm.
Bác sỹ Từ Tiểu Vân của Viện Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em Giang Tây cũng cho biết: Mặc dù bánh nhau có giá trị dinh dưỡng nhất định song "nguồn gốc của bánh nhau không rõ ràng, hoặc những bánh nhau có chứa bệnh sẽ rất nguy hiểm, dù được xử lý ở nhiệt độ cao cũng không thể tiêu diệt hết mầm bệnh, nếu ăn phải, nguy cơ nhiễm bệnh là rất lớn."
Thâm nhập đường dây
Báo điện tử Sina (Trung Quốc) ngày 10-6 vừa qua đưa tin cho hay, tại một số bệnh viện ở Bắc Kinh, Trung Quốc, bánh nhau thai của sản phụ sau sinh đã trở thành "chiếc bánh ngọt" trong mắt những con buôn.
Trước đó vào 10 giờ sáng ngày 5-6, tại sảnh tầng 1 bệnh viện phụ sản Bắc Kinh, một người phụ nữ tên Lý Bình khoảng hơn 40 tuổi có vẻ đang rất căng thẳng, ánh mắt không rời khỏi phòng sinh. Đột nhiên, điện thoại đổ chuông. 10 phút sau khi tiếp chuyện, bà ta nói: "Có 2 bánh nhau nhưng hiện tại tôi không cầm". Vì sợ người khác nhìn thấy, người này đã ủy thác cho đồng bọn mang đi. Những nhau thai này sẽ được đem đi chế biến trước khi được bán ra thị trường.
Ngày 5-6, trong vai người thu mua bánh nhau thai, phóng viên cùng Lý Bình đến bệnh viện phụ sản Bắc Kinh.
Sau khi lấy được hàng, Lý Bình nói với phóng viên phải đặt cọc 200 NDT/bánh nhau vì "đây là quy định". Sau khi thanh toán nốt số tiền còn lại, khách hàng sẽ nhận được sản phẩm mình cần và giao dịch được hoàn tất. Người phụ nữ này cho biết, bánh nhau mới mua tại bệnh viện có giá 400 NDT, bán qua tay sẽ có giá 500 NDT, lãi 100 NDT. Nếu chế biến thành viên nhau thai, một bánh nhau thai sẽ đem về 800 NDT. Trong trường hợp khách mua lẻ, mỗi viên nhau thai có giá 10 NDT.
Ngoài ra, Lý Bình còn cung cấp cả dịch vụ gia công bánh nhau thành viên nhau thai, phí gia công là 300 NDT. Tất cả các công đoạn gia công đều do người của bà ta đảm nhiệm, gia công ngay tại phòng trọ mà bà ta thuê. Phóng viên theo chân Lý Bình tới nơi gia công bánh nhau thai được đặt tại tầng 4 của một khu dân cư. Tại đây, Đào Vân, một người làm công cho biết, để tránh sự kiểm soát của người quản lý, cô ta chỉ có thể thuê 1 gian phòng như vậy với giá 5.000 NDT mỗi tháng để gia công.
Diện tích căn phòng khoảng chừng 60m2, vốn là 1 căn hộ chung cư gồm 1 phòng ngủ, một phòng khách, một nhà vệ sinh, một bếp. Trên bàn cạnh cửa sổ được đặt 2 lò nướng, dưới gầm bàn là những chiếc thùng đựng vỏ viên nhộng. "Bánh nhau này được chế biến thành 112 viên nhau thai." - Lý Bình nói. "Vì bánh nhau này khách hàng đặt hết nên có giá 800 tệ. Nếu bán lẻ sẽ có giá hơn 1.000 NDT, lãi nhiều hơn."
Theo tìm hiểu, thời gian gia công từ nhau thai thành viên nhộng chỉ mất 1 tiếng. Thông thường viên nhộng nhau thai được Lý Bình mang đi đóng hộp tại một nơi khác. Trong một giao dịch khác, người phụ nữ này đem một hộp viên nhau thai bán cho một người đàn ông với giá 1.300 NDT. Đào Vân được 100 NDT, Lý Bình bỏ túi 1.200 NDT. Trước khi chế biến, bánh nhau được rửa sạch. Lý Bình lấy bánh nhau từ một chậu inox, dùng kéo cắt dây rốn, sau đó chọc vào bánh nhau để cho những máu thừa còn đọng lại chảy ra ngoài.
Sau khi bánh nhau thai được đặt vào chậu, nước trong chậu lập tức biến thành màu đỏ thẫm. Người phụ nữ này tiếp tục dùng tay đảo. Sau khi được rửa sạch, bánh nhau được thả vào một nồi nước đang được đun nóng rồi băm nhỏ. Khoảng 5 phút sau, Lý Bình đặt những miếng nhau thai vừa được cắt vụn vào trong 2 đĩa giống nhau, rồi bê sang phòng bên cạnh. Đào Vân bật nguồn 2 lò nướng, điều chỉnh thời gian nướng, đặt 2 chiếc đĩa vào lò.
Trong thời gian chờ đợi bánh nhau khô, Lý Bình nói với phóng viên: "Công dụng của bánh nhau rất tốt, làm đẹp, bổ máu, chữa trị vết bỏng lửa, bỏng nước, ngay cả bệnh vô sinh cũng chữa được". Bánh nhau sau khi nướng teo lại, có màu đen. Đào Vân lấy vỏ viên nhộng có 2 phần: đỏ, vàng từ thùng carton dưới gầm bàn, cùng với Lý Bình đóng gói bột bánh nhau vào trong viên nhộng đó. Thao tác thành thục, không mất quá 2 giây là có thể đóng gói xong 1 viên nhau thai.
Theo như Lý Bình nói, nguồn hàng rất quan trọng. Nếu không có bánh nhau, bà ta sẽ có cách để mua bằng được. Người phụ nữ này cũng cho biết xung quanh rất nhiều bệnh viện đều có người thu mua và buôn bán nhau thai sản phụ. Chỉ riêng ở một bệnh viện phụ sản nơi bà ta "cắm chốt", hành nghề này đã có đến vài người chứ không riêng bà ta. Khi khan hàng, Lý Bình có thể gọi tới những đầu mối khác để "điều hàng", sau khi xong việc sẽ chia cho bên cung cấp 200 NDT.
Ngoài việc "điều hàng" từ các mối, Lý Bình đôi khi còn tìm nguồn nhập trên mạng internet với từ khóa "kinh doanh bánh nhau". Tuy nhiên mua bán trên mạng giá có thể thấp hơn song cũng phải cảnh giác. "Tôi ít khi lên mạng tìm nguồn hàng, trừ những khi cần gấp".
"Nhắm mắt làm liều"
Bánh nhau thai được cho là có tác dụng lợi khí bổ huyết, bổ thận… nên không ít người tìm mua về dùng. Vì thế, mặc dù biết rất rõ việc buôn bán nhau thai phụ nữ là trái phép song bởi mang đến lợi nhuận cao nên những con buôn cứ thế "nhắm mắt làm liều". Trên thực tế, bác sĩ Phùng Ký, làm việc tại bệnh viện cơ sở 2 của Trường đại học Nam Xương cho biết, việc sử dụng bánh nhau thai trong một số trường hợp rất mất an toàn.
Theo ông, bánh nhau là cơ quan trao đổi chất giữa người mẹ và thai nhi, cơ thể người mẹ nếu nhiễm một số bệnh như là viêm gan siêu vi B, AIDS… các vi-rút đều có thể tồn tại trong bánh nhau; bánh nhau không có nguồn gốc rõ ràng rất có thể trở thành nguồn gây bệnh truyền nhiễm.
Bác sỹ Từ Tiểu Vân của Viện Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em Giang Tây cũng cho biết: Mặc dù bánh nhau có giá trị dinh dưỡng nhất định song "nguồn gốc của bánh nhau không rõ ràng, hoặc những bánh nhau có chứa bệnh sẽ rất nguy hiểm, dù được xử lý ở nhiệt độ cao cũng không thể tiêu diệt hết mầm bệnh, nếu ăn phải, nguy cơ nhiễm bệnh là rất lớn."
Thâm nhập đường dây
Báo điện tử Sina (Trung Quốc) ngày 10-6 vừa qua đưa tin cho hay, tại một số bệnh viện ở Bắc Kinh, Trung Quốc, bánh nhau thai của sản phụ sau sinh đã trở thành "chiếc bánh ngọt" trong mắt những con buôn.
Trước đó vào 10 giờ sáng ngày 5-6, tại sảnh tầng 1 bệnh viện phụ sản Bắc Kinh, một người phụ nữ tên Lý Bình khoảng hơn 40 tuổi có vẻ đang rất căng thẳng, ánh mắt không rời khỏi phòng sinh. Đột nhiên, điện thoại đổ chuông. 10 phút sau khi tiếp chuyện, bà ta nói: "Có 2 bánh nhau nhưng hiện tại tôi không cầm". Vì sợ người khác nhìn thấy, người này đã ủy thác cho đồng bọn mang đi. Những nhau thai này sẽ được đem đi chế biến trước khi được bán ra thị trường.
Ngày 5-6, trong vai người thu mua bánh nhau thai, phóng viên cùng Lý Bình đến bệnh viện phụ sản Bắc Kinh.
Sau khi lấy được hàng, Lý Bình nói với phóng viên phải đặt cọc 200 NDT/bánh nhau vì "đây là quy định". Sau khi thanh toán nốt số tiền còn lại, khách hàng sẽ nhận được sản phẩm mình cần và giao dịch được hoàn tất. Người phụ nữ này cho biết, bánh nhau mới mua tại bệnh viện có giá 400 NDT, bán qua tay sẽ có giá 500 NDT, lãi 100 NDT. Nếu chế biến thành viên nhau thai, một bánh nhau thai sẽ đem về 800 NDT. Trong trường hợp khách mua lẻ, mỗi viên nhau thai có giá 10 NDT.
Ngoài ra, Lý Bình còn cung cấp cả dịch vụ gia công bánh nhau thành viên nhau thai, phí gia công là 300 NDT. Tất cả các công đoạn gia công đều do người của bà ta đảm nhiệm, gia công ngay tại phòng trọ mà bà ta thuê. Phóng viên theo chân Lý Bình tới nơi gia công bánh nhau thai được đặt tại tầng 4 của một khu dân cư. Tại đây, Đào Vân, một người làm công cho biết, để tránh sự kiểm soát của người quản lý, cô ta chỉ có thể thuê 1 gian phòng như vậy với giá 5.000 NDT mỗi tháng để gia công.
Diện tích căn phòng khoảng chừng 60m2, vốn là 1 căn hộ chung cư gồm 1 phòng ngủ, một phòng khách, một nhà vệ sinh, một bếp. Trên bàn cạnh cửa sổ được đặt 2 lò nướng, dưới gầm bàn là những chiếc thùng đựng vỏ viên nhộng. "Bánh nhau này được chế biến thành 112 viên nhau thai." - Lý Bình nói. "Vì bánh nhau này khách hàng đặt hết nên có giá 800 tệ. Nếu bán lẻ sẽ có giá hơn 1.000 NDT, lãi nhiều hơn."
Theo tìm hiểu, thời gian gia công từ nhau thai thành viên nhộng chỉ mất 1 tiếng. Thông thường viên nhộng nhau thai được Lý Bình mang đi đóng hộp tại một nơi khác. Trong một giao dịch khác, người phụ nữ này đem một hộp viên nhau thai bán cho một người đàn ông với giá 1.300 NDT. Đào Vân được 100 NDT, Lý Bình bỏ túi 1.200 NDT. Trước khi chế biến, bánh nhau được rửa sạch. Lý Bình lấy bánh nhau từ một chậu inox, dùng kéo cắt dây rốn, sau đó chọc vào bánh nhau để cho những máu thừa còn đọng lại chảy ra ngoài.
Sau khi bánh nhau thai được đặt vào chậu, nước trong chậu lập tức biến thành màu đỏ thẫm. Người phụ nữ này tiếp tục dùng tay đảo. Sau khi được rửa sạch, bánh nhau được thả vào một nồi nước đang được đun nóng rồi băm nhỏ. Khoảng 5 phút sau, Lý Bình đặt những miếng nhau thai vừa được cắt vụn vào trong 2 đĩa giống nhau, rồi bê sang phòng bên cạnh. Đào Vân bật nguồn 2 lò nướng, điều chỉnh thời gian nướng, đặt 2 chiếc đĩa vào lò.
Trong thời gian chờ đợi bánh nhau khô, Lý Bình nói với phóng viên: "Công dụng của bánh nhau rất tốt, làm đẹp, bổ máu, chữa trị vết bỏng lửa, bỏng nước, ngay cả bệnh vô sinh cũng chữa được". Bánh nhau sau khi nướng teo lại, có màu đen. Đào Vân lấy vỏ viên nhộng có 2 phần: đỏ, vàng từ thùng carton dưới gầm bàn, cùng với Lý Bình đóng gói bột bánh nhau vào trong viên nhộng đó. Thao tác thành thục, không mất quá 2 giây là có thể đóng gói xong 1 viên nhau thai.
Theo như Lý Bình nói, nguồn hàng rất quan trọng. Nếu không có bánh nhau, bà ta sẽ có cách để mua bằng được. Người phụ nữ này cũng cho biết xung quanh rất nhiều bệnh viện đều có người thu mua và buôn bán nhau thai sản phụ. Chỉ riêng ở một bệnh viện phụ sản nơi bà ta "cắm chốt", hành nghề này đã có đến vài người chứ không riêng bà ta. Khi khan hàng, Lý Bình có thể gọi tới những đầu mối khác để "điều hàng", sau khi xong việc sẽ chia cho bên cung cấp 200 NDT.
Ngoài việc "điều hàng" từ các mối, Lý Bình đôi khi còn tìm nguồn nhập trên mạng internet với từ khóa "kinh doanh bánh nhau". Tuy nhiên mua bán trên mạng giá có thể thấp hơn song cũng phải cảnh giác. "Tôi ít khi lên mạng tìm nguồn hàng, trừ những khi cần gấp".
Tác giả bài viết: Văn Nguyễn-L.T.(tổng hợp)
Nguồn tin: