Người công nhân bị cọc nhồi bê tông ép bụng gây vỡ tá tràng
- 21:09 20-06-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nam bệnh nhân 33 tuổi được đưa vào Bệnh viện Quận Thủ Đức cấp cứu do vỡ tá tràng trong lúc ép cọc bê tông.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, gồng cứng. Bác sĩ kiểm tra phát hiện bệnh nhân bị viêm phúc mạc toàn thể do vỡ tạng rỗng sau chấn thương bụng kín. Bệnh nhân được hồi sức tích cực, sau đó mổ cấp cứu.
Bác sĩ Mai Hóa, Trưởng khoa Ngoại Tổng quát, Bệnh viện Quận Thủ Đức (TP HCM) cho biết quá trình phẫu thuật ghi nhận bụng bệnh nhân có nhiều dịch đục tập trung ở dưới gan ngay góc phải của đại tràng. Xung quanh tá tràng phù mọng màu tím xanh, có nhiều dịch mật lẫn máu bầm tím, tá tràng bị dập đứt đôi đoạn chỗ nối, đầu tụy bị dập nát.
Các bác sĩ đã tiến hành rửa hút sạch dịch ổ bụng, phẫu tích cắt lọc tổ chức dập nát, khâu kín phần gãy. Hiện bệnh nhân đã ổn định và sẽ xuất viện trong vài ngày tới. Đây là trường hợp chấn thương bụng kín rất nặng được phẫu thuật thành công tại bệnh viện. Nơi này từng mổ nhiều trường hợp chấn thương vỡ gan, lách, tụy, ruột, cơ hoành...
Vỡ tá tràng là một bệnh lý ít gặp trong chấn thương bụng kín với tỷ lệ khoảng 3-5%. Trước đây việc chẩn đoán sớm khá khó khăn, hiện đã cải thiện đáng kể. Do tính chất phức tạp của thương tổn, tỷ lệ biến chứng sau mổ lên đến hơn 46%, tỷ lệ tử vong gần 13%.
Bác sĩ Mai Hóa, Trưởng khoa Ngoại Tổng quát, Bệnh viện Quận Thủ Đức (TP HCM) cho biết quá trình phẫu thuật ghi nhận bụng bệnh nhân có nhiều dịch đục tập trung ở dưới gan ngay góc phải của đại tràng. Xung quanh tá tràng phù mọng màu tím xanh, có nhiều dịch mật lẫn máu bầm tím, tá tràng bị dập đứt đôi đoạn chỗ nối, đầu tụy bị dập nát.
Các bác sĩ đã tiến hành rửa hút sạch dịch ổ bụng, phẫu tích cắt lọc tổ chức dập nát, khâu kín phần gãy. Hiện bệnh nhân đã ổn định và sẽ xuất viện trong vài ngày tới. Đây là trường hợp chấn thương bụng kín rất nặng được phẫu thuật thành công tại bệnh viện. Nơi này từng mổ nhiều trường hợp chấn thương vỡ gan, lách, tụy, ruột, cơ hoành...
Vỡ tá tràng là một bệnh lý ít gặp trong chấn thương bụng kín với tỷ lệ khoảng 3-5%. Trước đây việc chẩn đoán sớm khá khó khăn, hiện đã cải thiện đáng kể. Do tính chất phức tạp của thương tổn, tỷ lệ biến chứng sau mổ lên đến hơn 46%, tỷ lệ tử vong gần 13%.
Tác giả bài viết: Lê Phương
Nguồn tin: