Đại gia Việt chi tiền tỷ chơi nhà gỗ cổ truyền
- 09:06 20-06-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Vài năm trở lại đây, nhiều đại gia không tiếc tiền chi tiền tỷ để đầu tư những căn nhà gỗ truyền thống… với thiết kế công phu, bề thế, trong đó nhiều căn nhà không khác gì các phủ vua chúa ngày xưa.
Thú chơi nhà gỗ truyền thống nở rộ trong vài năm trở lại đây và được khá nhiều người ưa chuộng. Khắp các tỉnh thành ở Việt Nam, không hiếm những căn nhà gỗ với thiết kế công phu, tinh xảo, có giá trị cao.
Ông Đào Văn Mạnh (thôn 2, Báo Đáp, Trấn Yên, Yên Bái) làm nghề thiết kế và xây dựng nhà gỗ truyền thống cho biết, trong giới chơi nhà thường chia ra làm ba loại: nhà kẻ truyền Bắc Bộ, nhà rường Huế, nhà cổ Nam Bộ. Ở một số tỉnh phía Bắc có thêm nhà sàn theo kiến trúc nhà người Thái song có sự cách điệu nhất định. Mỗi kiểu nhà tượng trưng nét văn hóa, kiến trúc riêng. Trong đó, nhà kẻ truyền Bắc Bộ được ưa chuộng và phổ biến hơn cả đặc biệt là ở các tỉnh thành như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Nam Định…
Trước đây, để hoàn thiện một căn nhà giả cổ cũng phải mất từ 3 – 4 năm, nhưng hiện nay nguồn gỗ được chủ động cộng thêm sự hỗ trợ của máy móc nên chỉ cần 7 tháng – 1 năm là có thể hoàn thiện. Theo ông Mạnh, việc thiết kế, xây dựng nhà giả cổ khó hơn nhiều so với các ngôi nhà theo lối hiện đại.
“Quan trọng nhất là ý tưởng kiến trúc tổng thể của căn nhà, sau đó là tay nghề của thợ. Bởi mỗi căn nhà không chỉ là một công trình mà còn phải thể hiện được văn hóa, hồn cốt của từng vùng miền…”, ông Mạnh nói. Hơn 30 năm gắn bó với nghề, ông Mạnh nhẩm tính mình đã xây dựng được gần 100 căn nhà giả cổ trải dọc từ Bắc đến Nam.
Ông Đào Văn Mạnh (thôn 2, Báo Đáp, Trấn Yên, Yên Bái) làm nghề thiết kế và xây dựng nhà gỗ truyền thống cho biết, trong giới chơi nhà thường chia ra làm ba loại: nhà kẻ truyền Bắc Bộ, nhà rường Huế, nhà cổ Nam Bộ. Ở một số tỉnh phía Bắc có thêm nhà sàn theo kiến trúc nhà người Thái song có sự cách điệu nhất định. Mỗi kiểu nhà tượng trưng nét văn hóa, kiến trúc riêng. Trong đó, nhà kẻ truyền Bắc Bộ được ưa chuộng và phổ biến hơn cả đặc biệt là ở các tỉnh thành như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Nam Định…
Trước đây, để hoàn thiện một căn nhà giả cổ cũng phải mất từ 3 – 4 năm, nhưng hiện nay nguồn gỗ được chủ động cộng thêm sự hỗ trợ của máy móc nên chỉ cần 7 tháng – 1 năm là có thể hoàn thiện. Theo ông Mạnh, việc thiết kế, xây dựng nhà giả cổ khó hơn nhiều so với các ngôi nhà theo lối hiện đại.
“Quan trọng nhất là ý tưởng kiến trúc tổng thể của căn nhà, sau đó là tay nghề của thợ. Bởi mỗi căn nhà không chỉ là một công trình mà còn phải thể hiện được văn hóa, hồn cốt của từng vùng miền…”, ông Mạnh nói. Hơn 30 năm gắn bó với nghề, ông Mạnh nhẩm tính mình đã xây dựng được gần 100 căn nhà giả cổ trải dọc từ Bắc đến Nam.
Trước đây để hoàn thiện một căn nhà gỗ truyền thống phải mất từ 4 - 5 năm, hiện nay nguồn gỗ được chủ động cộng với sự hỗ trợ của máy móc nên thời gian này được rút ngắn đi rất nhiều. Ảnh: Nguyễn Giang
Trong đó, nhiều căn nhà cầu kỳ có giá lên tới hàng chục tỷ đồng. Nổi bật nhất là căn nhà giả cổ của một đại gia ở Vĩnh Phúc. Theo đó, đây là căn nhà 5 gian, được xây dựng theo lối kẻ truyền Bắc Bộ với vườn hoa, ang nước, non bộ... Ông Mạnh cho biết, chỉ tính riêng tiền gỗ đã lên tới gần 4 tỷ, thời gian thực hiện cũng kéo dài trong khoảng gần 2 năm.
“Tuy nhiên, đây vẫn là những căn nhà được xếp dạng bình thường. Nhiều đại gia còn cầu kỳ, tự tay tuyển gỗ, ngâm bùn sau đó mới kén thợ xây dựng. Có những căn nhà đẹp không khác gì thủ phủ của các vua chúa ngày xưa”, ông Mạnh khẳng định.
Trong giới chơi nhà thường chia ra làm ba loại: nhà kẻ truyền Bắc Bộ, nhà rường Huế, nhà cổ Nam Bộ. Trong ảnh là mọt căn nhà gỗ truyền thống được chạm khắc hoa văn cầu kỳ, mang đậm chất dân gian Việt Nam của một đại gia ở Sài Gòn. Ảnh: Nguyễn Giang
Ông Hương (45 tuổi, Hà Nội) hiện sở hữu căn nhà giả cổ 5 gian theo lối kẻ truyền Bắc Bộ. Căn nhà được xây dựng trên diện tích 1.00m2 và tiêu tốn khoảng 200m3 gỗ. Từ khi lên ý tưởng đến lúc hoàn thiện căn nhà mất khoảng 4 năm. Trong đó ông Hương cho biết, vất vả nhất là khâu gom gỗ. “Tôi phải mất đến 2 năm lên tận mạn Yên Bái, Phú Thọ mới tìm được nguồn gỗ mít ưng ý. Sau đó lại phải dành thời gian nghiên cứu cách thiết kế, hoa văn và tuyển thợ làm theo ý tưởng của mình”, ông Hương nói.
Nội thất trong căn nhà truyền thống cũng được làm công phu, đắt đỏ với lối kiến trúc cổ truyền tạo nên sự hài hòa, ấn tượng. Ảnh: Nguyễn Giang
Để tạo điểm nhấn cho căn nhà, ông Hương thiết kế thêm cổng chào, tường bao với các tiểu cảnh như: sân vườn, ao nước rất đẹp mắt. Nội thất bên trong cũng được gia chủ đầu tư sưu tập từ nhiều nơi khiến cho căn nhà mang một tổng thể hài hòa, ấn tượng. Dù không tiết lộ giá cụ thể, song ông Hương nhẩm tính, toàn bộ chí phí công trình cũng không dưới chục tỷ.
Ông Bùi Đức Giang – một đại gia ở Điện Biên cũng vừa hoàn thiện xong căn nhà sàn bằng gỗ lim được xem là lớn nhất Việt Nam. Nhà gồm 2 tầng, 7 gian với tổng diện tích trải rộng gần 500m2. Đặc biệt, trên các tường gỗ được trang trí bằng 25 bức chạm trổ tinh xảo là các họa tiết dân gian như hoa cỏ, chim muông thú... Ước tính chi phí để hoàn thiện căn nhà lên tới hơn 200 tỷ đồng. Đây được xem là căn nhà gỗ hoành tráng và bề thề bậc nhất Việt Nam.
Căn nhà được làm hoàn toàn bằng gỗ lim trị giá lên tới gần 200 tỷ đồng của đại gia Điện Biên. Ảnh: Phan Lương
KTS Nguyễn Giang (Mỹ Đình, Hà Nội), người có hơn 10 năm gắn bó với nghề cho biết, sở dĩ nhà gỗ cổ truyền được nhiều người ưa chuộng là bởi sự gần gũi, chứa đựng những yếu tố văn hóa của dân tộc. Không gian nhà gỗ cũng tạo cảm giác thoáng đãng dễ chịu hơn là những căn nhà hiện đại.
Trước đây, để hoàn thiện một căn nhà cổ phải mất chi phí khá lớn. Song hiện nay, bất cứ giá nào cũng có thể làm được. “Nhà làm từ những loại gỗ phổ thông như xoan giá chỉ dao động từ 400 – 500 triệu. Những căn nhà càng cầu kỳ, diện tích càng lớn thì chi phí càng cao”, KTS Giang nói.
Kiến trúc sư này cũng cho biết, vẻ đẹp của một căn nhà gỗ đẹp không chỉ thể hiện ở sự bề thế mà quan trọng là ý tưởng, hoa văn chạm trổ phải có hồn, tinh xảo. “Hoa văn nhà gỗ truyền thống cách điệu, thường tái hiện lại cuộc sống sinh hoạt trong đó lồng ghép các yếu tố văn hóa, lịch sử. Nhu cầu làm nhà gỗ truyền thống hiện nay khá lớn song để tìm được đội ngũ thợ lành nghề không dễ dàng”, KTS Nguyễn Giang nói.
Tác giả bài viết: Hà Trang
Nguồn tin: