Công trình có vốn đầu tư lớn bước đầu đã có nhiều sai phạm
- 10:34 19-06-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Vì chạy đua về đích Nông thôn mới, UBND xã Đức Nhân đã kêu gọi nhà thầu thi công 3 tuyến đường giao thông nông thôn nối liền từ trong xã ra tuyến quốc lộ 8A. Tuy nhiên tuyến đường mà nhà thầu đang thi công, bước đầu đang bộc lộ nhiều dấu hiệu sai phạm trong quy trình thi công.
Nhà thầu lớn, thi công gian dối
Công ty CP xây dựng Thành Đô đóng tại Thị xã Hồng Lĩnh là một trong những nhà thầu lớn mạnh ở Hà Tĩnh. Công ty Thành Đô nhận thầu và thi công nhiều công trình xây dựng có mức đầu tư lớn trong tỉnh và ngoài tỉnh khác. Thế nhưng ở dự án công trình đường giao thông nông thôn do UBND xã Đức Nhân (Đức Thọ, Hà Tĩnh) làm chủ đầu tư, với tổng vốn xây dựng hơn 6 tỷ đồng cho gần 3 km, bước đầu đang có nhiều dấu hiệu sai phạm cần phải khắc phục ngay.
Cụ thể, ngày 15/6 phóng viên Làng Mới có mặt tại hiện trường để làm rõ những dấu hiệu sai phạm mà người dân phản ánh. Theo quan sát của phóng viên tại hiện trường, nhà thầu thi công đã thực hiện một cách sơ sài và có dấu hiệu lơ là việc cảnh báo, đảm bảo an toàn cho người dân.
Đầu tuyến thi công giáp ranh quốc lộ 8A, phương tiện giao thông qua lại nhiều nhưng nhà thầu không hề có biển cảnh báo công trường đang thi công, biển cảnh báo hạn chế tốc độ, cọc tiêu, rào chắn công trình thi công, mặc dù trong dự toán gói thầu có hạng mục sản xuất, lắp đặt các loại cột đỡ và biển báo với kinh phí hàng chục triệu đồng.
Đứng tại công trình khá lâu nhưng không hề thấy bóng dáng của nhân viên kỹ thuật cũng như người giám sát thi công công trình. Lái xe tải cứ ngang nhiên đổ đất, không biết xe chạy vào đổ đất thì ai là người ghi khối lượng, phương tiện, mỗi xe bao nhiêu lượt hay như ai là người giám sát chất lượng đất được các lái xe đưa đến đổ nền.
Trước khi tiến hành thi công phần nền đắp, Nhà thầu phải hoàn tất công việc như thoát nước mặt, dọn dẹp, nhổ cỏ trong phạm vi thi công, tuân thủ các yêu cầu chỉ ra trong thiết kế công trình. Cây cối, gốc cây, cỏ hoặc các vật liệu không phù hợp khác không được để lại trong nền đắp. Lớp thảm thực vật nằm trong nền đắp phải được gạt đi hoàn toàn bằng máy ủi hoặc máy san cho đến khi hết rễ cỏ. Thế nhưng qua mắt thường quan sát cũng thấy được nhà thầu đang bỏ qua những kỹ thuật, yêu cầu ở bước đầu thi công đắp nền.
Theo như hồ sơ thiết kế của nhiều công trình, thì việc sử dụng nguyên vật liệu ở công trình xây dựng này cũng không đạt tiêu chuẩn như trong thiết kế. Đất được nhà thầu sử dụng để đắp nền đa số là loại đá Bazan phong hóa, đá non, đá tảng lẫn lộn được lấy trái phép từ khắp nơi xung quanh khu vực các xã lân cận, không đạt tiêu chuẩn K95 như thiết kế.
Lơ là quản lý từ nhà đầu tư đến nhà thầu thi công
Trao đổi với anh Khôi, nhận mình là người trực tiếp quản lý thi công công trình của công ty Thành Đô, khi được phóng viên hỏi về đất đắp nền được công ty thi công lấy từ đâu thì nhận được câu trả lời thiếu trách nhiệm: ” Chúng tôi giao khoán cho đội xe tải chở đất, cũng chẳng biết là lấy từ đâu…”.
Theo cánh xe tải để biết rõ lấy đất từ đâu và đất đó có đủ độ K theo quy định của bản thiết kế công trình hay không, thì phóng viên nhận thấy đội xe tải chở đất lấy đất rất nhiều nơi trên địa bàn huyện Đức Thọ và sang cả xã Nam Kim (Nam Đàn- Nghệ An).
Một số người dân ở xã Đức Nhân đi làm đồng cho biết; ” Nhà thầu thi công quá ẩu, bốc phong hóa sơ sài, sử dụng đất sai thiết kế và kém chất lượng. Chú thấy đấy đất đổ nền gì mà như đá hộc xây móng nhà. Mới bước đầu lấy đất đổ nền làm móng đường còn vớ vẩn như thế này thì lúc mà thi công rải đá, chất lượng đá, chất lượng đổ bê tông… sẽ như thế nào. Nếu việc này cứ tiếp tục, không được chấn chỉnh, khắc phục kịp thời thì khi con đường làm xong chắc chắn công trình sẽ bị hư hỏng, xuống cấp nhanh.”
Đặc biệt, người dân đang đặt dấu hỏi có hay không việc nhà thầu sử dụng không đúng loại nguyên vật liệu, loại đất dùng để đắp nền đường. Đất được nhà thầu sử dụng đa số là loại đá Bazan phong hóa, đá tảng lẫn lộn được lấy từ khắp nơi xung quanh khu vực các xã lân cận, không theo nguyên tắc thiết kế là loại đất đắp nền phải lấy từ mỏ đất đã được cấp phép đạt tiêu chuẩn K95. Với những loại đá trộn lẫn như thế, liệu rằng công trình có đảm bảo chất lượng?.
Khi trao đổi với anh Hoàng Xuân Việt chủ tịch xã Đức Nhân về hồ sơ thiết kế dự toán ban đầu thì được anh trả lời: ” Về đất đổ đắp nền đường thuộc trách nhiệm của công ty Thành Đô, và được lấy đất rú (đất đồi) về đắp chứ không biết thế nào. Hồ sơ thiết kế bản thân tôi xem chưa kỹ…”
Đây là công trình giao thông có ý nghĩa rất lớn đối với người dân, nhằm mục đích phục vụ nhu cầu đi lại, đáp ứng việc vận chuyển hàng hóa, nông sản của nhân dân trên địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh, hoàn thiện cơ sở hạ tầng của xã Đức nhân theo tiêu chuẩn nông thôn mới.
Một số hình ảnh được phóng viên Làng mới ghi nhận tại hiện trường công trình:
Làng Mới sẽ tiếp tục thông tin sự việc
Công ty CP xây dựng Thành Đô đóng tại Thị xã Hồng Lĩnh là một trong những nhà thầu lớn mạnh ở Hà Tĩnh. Công ty Thành Đô nhận thầu và thi công nhiều công trình xây dựng có mức đầu tư lớn trong tỉnh và ngoài tỉnh khác. Thế nhưng ở dự án công trình đường giao thông nông thôn do UBND xã Đức Nhân (Đức Thọ, Hà Tĩnh) làm chủ đầu tư, với tổng vốn xây dựng hơn 6 tỷ đồng cho gần 3 km, bước đầu đang có nhiều dấu hiệu sai phạm cần phải khắc phục ngay.
Cụ thể, ngày 15/6 phóng viên Làng Mới có mặt tại hiện trường để làm rõ những dấu hiệu sai phạm mà người dân phản ánh. Theo quan sát của phóng viên tại hiện trường, nhà thầu thi công đã thực hiện một cách sơ sài và có dấu hiệu lơ là việc cảnh báo, đảm bảo an toàn cho người dân.
Đầu tuyến thi công giáp ranh quốc lộ 8A, phương tiện giao thông qua lại nhiều nhưng nhà thầu không hề có biển cảnh báo công trường đang thi công, biển cảnh báo hạn chế tốc độ, cọc tiêu, rào chắn công trình thi công, mặc dù trong dự toán gói thầu có hạng mục sản xuất, lắp đặt các loại cột đỡ và biển báo với kinh phí hàng chục triệu đồng.
Đứng tại công trình khá lâu nhưng không hề thấy bóng dáng của nhân viên kỹ thuật cũng như người giám sát thi công công trình. Lái xe tải cứ ngang nhiên đổ đất, không biết xe chạy vào đổ đất thì ai là người ghi khối lượng, phương tiện, mỗi xe bao nhiêu lượt hay như ai là người giám sát chất lượng đất được các lái xe đưa đến đổ nền.
Trước khi tiến hành thi công phần nền đắp, Nhà thầu phải hoàn tất công việc như thoát nước mặt, dọn dẹp, nhổ cỏ trong phạm vi thi công, tuân thủ các yêu cầu chỉ ra trong thiết kế công trình. Cây cối, gốc cây, cỏ hoặc các vật liệu không phù hợp khác không được để lại trong nền đắp. Lớp thảm thực vật nằm trong nền đắp phải được gạt đi hoàn toàn bằng máy ủi hoặc máy san cho đến khi hết rễ cỏ. Thế nhưng qua mắt thường quan sát cũng thấy được nhà thầu đang bỏ qua những kỹ thuật, yêu cầu ở bước đầu thi công đắp nền.
Theo như hồ sơ thiết kế của nhiều công trình, thì việc sử dụng nguyên vật liệu ở công trình xây dựng này cũng không đạt tiêu chuẩn như trong thiết kế. Đất được nhà thầu sử dụng để đắp nền đa số là loại đá Bazan phong hóa, đá non, đá tảng lẫn lộn được lấy trái phép từ khắp nơi xung quanh khu vực các xã lân cận, không đạt tiêu chuẩn K95 như thiết kế.
Lơ là quản lý từ nhà đầu tư đến nhà thầu thi công
Trao đổi với anh Khôi, nhận mình là người trực tiếp quản lý thi công công trình của công ty Thành Đô, khi được phóng viên hỏi về đất đắp nền được công ty thi công lấy từ đâu thì nhận được câu trả lời thiếu trách nhiệm: ” Chúng tôi giao khoán cho đội xe tải chở đất, cũng chẳng biết là lấy từ đâu…”.
Theo cánh xe tải để biết rõ lấy đất từ đâu và đất đó có đủ độ K theo quy định của bản thiết kế công trình hay không, thì phóng viên nhận thấy đội xe tải chở đất lấy đất rất nhiều nơi trên địa bàn huyện Đức Thọ và sang cả xã Nam Kim (Nam Đàn- Nghệ An).
Một số người dân ở xã Đức Nhân đi làm đồng cho biết; ” Nhà thầu thi công quá ẩu, bốc phong hóa sơ sài, sử dụng đất sai thiết kế và kém chất lượng. Chú thấy đấy đất đổ nền gì mà như đá hộc xây móng nhà. Mới bước đầu lấy đất đổ nền làm móng đường còn vớ vẩn như thế này thì lúc mà thi công rải đá, chất lượng đá, chất lượng đổ bê tông… sẽ như thế nào. Nếu việc này cứ tiếp tục, không được chấn chỉnh, khắc phục kịp thời thì khi con đường làm xong chắc chắn công trình sẽ bị hư hỏng, xuống cấp nhanh.”
Đặc biệt, người dân đang đặt dấu hỏi có hay không việc nhà thầu sử dụng không đúng loại nguyên vật liệu, loại đất dùng để đắp nền đường. Đất được nhà thầu sử dụng đa số là loại đá Bazan phong hóa, đá tảng lẫn lộn được lấy từ khắp nơi xung quanh khu vực các xã lân cận, không theo nguyên tắc thiết kế là loại đất đắp nền phải lấy từ mỏ đất đã được cấp phép đạt tiêu chuẩn K95. Với những loại đá trộn lẫn như thế, liệu rằng công trình có đảm bảo chất lượng?.
Khi trao đổi với anh Hoàng Xuân Việt chủ tịch xã Đức Nhân về hồ sơ thiết kế dự toán ban đầu thì được anh trả lời: ” Về đất đổ đắp nền đường thuộc trách nhiệm của công ty Thành Đô, và được lấy đất rú (đất đồi) về đắp chứ không biết thế nào. Hồ sơ thiết kế bản thân tôi xem chưa kỹ…”
Đây là công trình giao thông có ý nghĩa rất lớn đối với người dân, nhằm mục đích phục vụ nhu cầu đi lại, đáp ứng việc vận chuyển hàng hóa, nông sản của nhân dân trên địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh, hoàn thiện cơ sở hạ tầng của xã Đức nhân theo tiêu chuẩn nông thôn mới.
Một số hình ảnh được phóng viên Làng mới ghi nhận tại hiện trường công trình:
Làng Mới sẽ tiếp tục thông tin sự việc
Tác giả: Quốc Khánh-Xuân Vũ
Nguồn tin: Tạp chí điện tử Làng Mới
Nguồn tin: Tạp chí điện tử Làng Mới