Hà Tĩnh: 'Mất mùa không phải do giống lúa Thiên Ưu'
- 08:26 17-06-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Phó giám đốc Sở NN&PTNN Hà Tĩnh Nguyễn Tuấn Thanh khẳng định giống lúa Thiên Ưu 8 sử dụng trong vụ xuân 2017 rất tốt, việc mất mùa vừa qua không liên quan đến giống lúa.
Ông Thanh cho biết, vụ xuân vừa qua Hà Tĩnh gieo hơn 12.000ha lúa giống Thiên Ưu 8. Giống lúa này đồng loạt trổ bông từ ngày 21-28/4.
Giai đoạn này ở Hà Tĩnh thời tiết bất thường, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình vào khoảng 20-26 độ C - lý tưởng để bào tử nấm đạo ôn phát triển mạnh.
Qua phân tích mẫu của Viện Khoa học nông nghiệp, đạo ôn ở Hà Tĩnh có sự khác biệt so với các địa phương khác như Lào Cai, Thái Nguyên, Hà Nội và Bắc Giang, cho thấy có sự biến chủng.
“Khi lúa trổ đòng hàng loạt, gặp thời tiết bất thường, gió lớn đem theo các phần tử nấm lây lan sang ruộng khác rất nhanh. Hơn nữa, tính kháng bệnh của giống lúa Thiên Ưu 8 vụ xuân năm 2017 kém hơn so với các mùa vụ trước do đó khi có dịch diện tích lúa bị ảnh hưởng rất lớn”, ông Thanh giải thích.
Cũng theo ông Thanh, bệnh đạo ôn phát triển mạnh là do thời tiết bất thường, đây là một hình thái thời tiết đặc biệt và ít gặp.
“Chúng tôi không đổ lỗi cho thời tiết mà giai đoạn lúa trổ bông trong vụ xuân này gặp hình thái thời tiết rất đặc biệt dẫn đến việc mất mùa lớn vừa qua”, ông Thanh nói.
Đạo ôn cổ bông không thể cứu vãn
Ông Thanh cho hay, trước vụ mùa 2017, Sở NN&PTNT Hà Tĩnh đã triển khai đề án sản xuất, thực hiện kiểm tra chất lượng giống lúa.
Về giống Thiên Ưu 8, Sở đã kiểm giống thông qua hình thức đánh giá tỉ lệ nảy mầm, độ ẩm, tỉ lệ kháng bệnh, độ sạch… sau kiểm tra cho thấy giống lúa này đủ chất lượng đem vào sử dụng.
Có hơn 350 tấn giống lúa Thiên Ưu 8 từ nguồn dự trữ quốc gia, một số khác do người dân tự dự trữ hoặc mua từ các đại lý phân phối được sử dụng trong vụ xuân năm 2017 tại Hà Tĩnh.
Khi đưa vào gieo, giống lúa này phát triển bình thường, lúa lên đều và không có dấu hiệu nhiễm bệnh cho đến trước ngày lúa bắt đầu trổ đòng.
“Quá trình gieo cho đến trước giai đoạn trổ bông lúa phát triển tốt cho thấy chất lượng giống lúa tốt, không có vấn gì”, ông Thanh nói.
Theo ông Thanh, sở dĩ giống lúa Thiên Ưu 8 bị ảnh hưởng nặng nề vì đúng vào dịp trổ bông lúa nhiễm dịch bệnh đạo ôn cổ bông, đây là dịch bệnh không thể lường trước, gặp bệnh này không còn biện pháp cứu vãn.
“Đạo ôn cổ bông không thể nhận thấy bằng mắt thường, nó phá hủy các mạch ống bên trong thân lúa nên việc khi phát hiện ra thì các phương pháp trừ loại bệnh này đều không còn hiệu quả”, ông Thanh giải thích.
Lý giải vì sao cùng 1 đồng ruộng, 1 phương thức canh tác nhưng giống lúa khác không mất mùa, ông Thanh giải thích do “các giống lúa còn lại không trổ bông vào giai đoạn thời tiết bất lợi nên không nhiễm bệnh đạo ôn”.
Giai đoạn này ở Hà Tĩnh thời tiết bất thường, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình vào khoảng 20-26 độ C - lý tưởng để bào tử nấm đạo ôn phát triển mạnh.
Qua phân tích mẫu của Viện Khoa học nông nghiệp, đạo ôn ở Hà Tĩnh có sự khác biệt so với các địa phương khác như Lào Cai, Thái Nguyên, Hà Nội và Bắc Giang, cho thấy có sự biến chủng.
“Khi lúa trổ đòng hàng loạt, gặp thời tiết bất thường, gió lớn đem theo các phần tử nấm lây lan sang ruộng khác rất nhanh. Hơn nữa, tính kháng bệnh của giống lúa Thiên Ưu 8 vụ xuân năm 2017 kém hơn so với các mùa vụ trước do đó khi có dịch diện tích lúa bị ảnh hưởng rất lớn”, ông Thanh giải thích.
Cũng theo ông Thanh, bệnh đạo ôn phát triển mạnh là do thời tiết bất thường, đây là một hình thái thời tiết đặc biệt và ít gặp.
“Chúng tôi không đổ lỗi cho thời tiết mà giai đoạn lúa trổ bông trong vụ xuân này gặp hình thái thời tiết rất đặc biệt dẫn đến việc mất mùa lớn vừa qua”, ông Thanh nói.
Đạo ôn cổ bông không thể cứu vãn
Ông Thanh cho hay, trước vụ mùa 2017, Sở NN&PTNT Hà Tĩnh đã triển khai đề án sản xuất, thực hiện kiểm tra chất lượng giống lúa.
Về giống Thiên Ưu 8, Sở đã kiểm giống thông qua hình thức đánh giá tỉ lệ nảy mầm, độ ẩm, tỉ lệ kháng bệnh, độ sạch… sau kiểm tra cho thấy giống lúa này đủ chất lượng đem vào sử dụng.
Có hơn 350 tấn giống lúa Thiên Ưu 8 từ nguồn dự trữ quốc gia, một số khác do người dân tự dự trữ hoặc mua từ các đại lý phân phối được sử dụng trong vụ xuân năm 2017 tại Hà Tĩnh.
Khi đưa vào gieo, giống lúa này phát triển bình thường, lúa lên đều và không có dấu hiệu nhiễm bệnh cho đến trước ngày lúa bắt đầu trổ đòng.
“Quá trình gieo cho đến trước giai đoạn trổ bông lúa phát triển tốt cho thấy chất lượng giống lúa tốt, không có vấn gì”, ông Thanh nói.
Theo ông Thanh, sở dĩ giống lúa Thiên Ưu 8 bị ảnh hưởng nặng nề vì đúng vào dịp trổ bông lúa nhiễm dịch bệnh đạo ôn cổ bông, đây là dịch bệnh không thể lường trước, gặp bệnh này không còn biện pháp cứu vãn.
“Đạo ôn cổ bông không thể nhận thấy bằng mắt thường, nó phá hủy các mạch ống bên trong thân lúa nên việc khi phát hiện ra thì các phương pháp trừ loại bệnh này đều không còn hiệu quả”, ông Thanh giải thích.
Lý giải vì sao cùng 1 đồng ruộng, 1 phương thức canh tác nhưng giống lúa khác không mất mùa, ông Thanh giải thích do “các giống lúa còn lại không trổ bông vào giai đoạn thời tiết bất lợi nên không nhiễm bệnh đạo ôn”.
Tác giả bài viết: Lê Minh
Nguồn tin: