Chồng đánh vợ - Chuyện muôn thủa vẫn nói mà sao đến giờ còn nhan nhản khắp nơi?
- 13:48 16-06-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Bạo lực gia đình là một tệ nạn của xã hội nhưng không phải mọi người đàn ông đánh phụ nữ vì họ kém hiểu biết hay vì địa vị xã hội thấp hơn. Ngược lại, dù ở tầng lớp nào, ở trường hợp nào, những người đàn ông này đều có chung một tư tưởng hủ lậu rằng: “lấy vợ” nghĩa là vợ thuộc quyền sở hữu của mình.
Họ - có thể cũng như tôi, như anh bạn tôi, như hàng trăm, hàng nghìn người đàn ông khác, mỗi sáng lại khoác chiếc áo sơ mi là lượt, mỗi tối lại lượn xe máy vù vù, yêu thương cầm tay người con gái mình yêu, hứa hẹn những lời trăng sao.
Họ - có thể chính là người đàn ông đánh vỡ đến hộc máu mồm ngay trước mặt đứa con nhỏ đang khóc thét trong đoạn video clip với gần 200.000 lượt xem, cũng có thể chính là những người đang lướt tay trên bàn phím, dùng vô số lời lẽ nặng nề chỉ trích người đàn ông kia.
Họ ở bất cứ đâu, cũng có thể là bất cứ ai với cái đầu nóng sục sôi của đàn ông, với cái tôi quá mạnh, quá lớn pha thêm gia vị của nền giáo dục từ gia đình và khả năng kiềm chế kém cỏi. Chỉ như vậy thôi, họ có thể trở thành gã đàn ông sẵn sàng giơ tay tát, giơ chân đạp với người con gái họ yêu thương.
Chuyện vũ phu - nói đến nhiều mà mấy ai hiểu tại sao?
Tôi không chia sẻ (share) đoạn video-clip ấy lên trang cá nhân facebook của mình vì đó là những hình ảnh nhơ nhuốc. Tôi lặng lẽ gửi cho vài anh bạn xem rồi hỏi ý kiến từ họ. Câu trả lời tôi nhận được từ họ, và có lẽ hàng nghìn người đã xem đoạn clip, đều giống nhau, đại ý rằng: Đó là một thằng chồng tồi! Một thằng đàn ông hèn!
Ai cũng mặc định trong đầu mấy câu như “không nên đánh phụ nữ dù chỉ bằng một cành hoa”, hoặc “đàn ông đánh phụ nữ là hèn”, thậm chí còn học tập người Âu châu với câu nói “lady first”. Nhưng tại sao người chồng kia lại đánh vợ mình không thương tiếc như thế? Và anh ta cũng chỉ là một trong số nhiều người chồng Việt Nam đánh vợ như đánh một kẻ thù. Sẽ có người sẽ đoán già, đoán non, nhằm bào chữa cho anh chồng kia rằng, có thể cô vợ ngoại tình, tiêu tiền vô độ,… Và theo tôi, đó là lối bào chữa của những kẻ không hề biết đến “nhân quyền”.
Bạo lực gia đình là một tệ nạn của xã hội nhưng không phải mọi người đàn ông đánh phụ nữ vì họ kém hiểu biết hay vì địa vị xã hội thấp hơn. Ngược lại, dù ở tầng lớp nào, ở trường hợp nào, những người đàn ông này đều có chung một tư tưởng hủ lậu rằng: “lấy vợ” nghĩa là vợ thuộc quyền sở hữu của mình. Họ xem vợ như một món hàng, nên toàn quyền quyết định.
Thượng cẳng tay, hạ cẳng chân chính là hành động để người chồng thể hiện quyền lực của mình, cái uy của mình trong gia đình. Dường như đó là vô thức tập thể của đàn ông Việt. Lúc tức giận, cái tôi máu lửa của đàn ông càng bung ra mạnh mẽ. Bất kể vì lý do gì, nó đều khiến họ sẵn sàng giơ nắm đấm đối với người mình yêu thương.
Còn những đứa trẻ lớn lên trong bạo hành, chúng rồi sẽ ra sao?
Tôi không chỉ dừng bàn tán về bạo lực gia đình một cách đơn thuần là chồng đánh vợ. Tôi còn muốn nói thêm về đứa bé gái, con của hai vợ chồng trong đoạn video-clip. Tôi cho rằng người đàn ông ấy không những không xứng đáng làm chồng mà còn chẳng xứng đáng làm cha. Anh ta đánh vợ trước mặt con, một đứa bé gái tôi đồ rằng tầm bốn tuổi. Những hành động của người cha khiến đứa bé hoảng sợ, gào khóc. Và ngày hôm ấy, chắc chắn sẽ là một chấn thương trong tiềm thức tuổi thơ, ám ảnh bé gái ấy suốt đời. Liệu bé gái ấy lớn lên, có dám tin vào hôn nhân, gia đình?
Còn nếu đứa con của họ là một bé trai? Khi chứng kiến cảnh mẹ mình bị cha đánh, mai này lớn lên, nó sẽ căm thù cha, sẽ trở thành một người đàn ông tốt hơn cha nó, biết thương mẹ. Nhưng cũng có trường hợp “hổ phụ sinh hổ tử”, cái trường hợp mà không ai dám nghĩ đến, không ai muốn bàn thêm, chỉ càng nức nở. Và có lẽ đó cũng là lý do mà cho đến ngày nay, bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại, nó âm ỉ, nó “di truyền” từ đời này sang đời khác. Xã hội ta chẳng lẽ bất lực trước tệ nạn này sao?
Tôi nói điều này, có lẽ đã trở thành dư thừa và sáo rỗng: “Trẻ em là mầm non, là tương lai của nước nhà”. Nhưng nếu chúng ta để mầm non ấy giữa mảnh đất chỉ có bạo lực thì liệu, tương lai nước nhà sẽ ra sao?
Chúng ta cần phải lên tiếng, lên án bạo lực gia đình nhiều hơn nữa, thậm chỉ xử phạt, có những biện pháp mạnh để giải quyết bạo lực gia đình. Cách đây không lâu, vấn đề ấu dâm cũng bùng lên và báo chí, pháp luật đã can thiệp để giữ gìn những “mầm xanh” của nước nhà. Thì nay, nhân xem được video-clip bạo lực gia đình – một vấn đề tưởng như đã cũ, tôi xin góp một phần tiếng nói của mình với mong muốn tệ nạn này sẽ sớm chấm dứt, vừa bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ và cũng là quyền trẻ em.
Họ - có thể chính là người đàn ông đánh vỡ đến hộc máu mồm ngay trước mặt đứa con nhỏ đang khóc thét trong đoạn video clip với gần 200.000 lượt xem, cũng có thể chính là những người đang lướt tay trên bàn phím, dùng vô số lời lẽ nặng nề chỉ trích người đàn ông kia.
Họ ở bất cứ đâu, cũng có thể là bất cứ ai với cái đầu nóng sục sôi của đàn ông, với cái tôi quá mạnh, quá lớn pha thêm gia vị của nền giáo dục từ gia đình và khả năng kiềm chế kém cỏi. Chỉ như vậy thôi, họ có thể trở thành gã đàn ông sẵn sàng giơ tay tát, giơ chân đạp với người con gái họ yêu thương.
Chuyện vũ phu - nói đến nhiều mà mấy ai hiểu tại sao?
Tôi không chia sẻ (share) đoạn video-clip ấy lên trang cá nhân facebook của mình vì đó là những hình ảnh nhơ nhuốc. Tôi lặng lẽ gửi cho vài anh bạn xem rồi hỏi ý kiến từ họ. Câu trả lời tôi nhận được từ họ, và có lẽ hàng nghìn người đã xem đoạn clip, đều giống nhau, đại ý rằng: Đó là một thằng chồng tồi! Một thằng đàn ông hèn!
Ai cũng mặc định trong đầu mấy câu như “không nên đánh phụ nữ dù chỉ bằng một cành hoa”, hoặc “đàn ông đánh phụ nữ là hèn”, thậm chí còn học tập người Âu châu với câu nói “lady first”. Nhưng tại sao người chồng kia lại đánh vợ mình không thương tiếc như thế? Và anh ta cũng chỉ là một trong số nhiều người chồng Việt Nam đánh vợ như đánh một kẻ thù. Sẽ có người sẽ đoán già, đoán non, nhằm bào chữa cho anh chồng kia rằng, có thể cô vợ ngoại tình, tiêu tiền vô độ,… Và theo tôi, đó là lối bào chữa của những kẻ không hề biết đến “nhân quyền”.
Bạo lực gia đình là một tệ nạn của xã hội nhưng không phải mọi người đàn ông đánh phụ nữ vì họ kém hiểu biết hay vì địa vị xã hội thấp hơn. Ngược lại, dù ở tầng lớp nào, ở trường hợp nào, những người đàn ông này đều có chung một tư tưởng hủ lậu rằng: “lấy vợ” nghĩa là vợ thuộc quyền sở hữu của mình. Họ xem vợ như một món hàng, nên toàn quyền quyết định.
Thượng cẳng tay, hạ cẳng chân chính là hành động để người chồng thể hiện quyền lực của mình, cái uy của mình trong gia đình. Dường như đó là vô thức tập thể của đàn ông Việt. Lúc tức giận, cái tôi máu lửa của đàn ông càng bung ra mạnh mẽ. Bất kể vì lý do gì, nó đều khiến họ sẵn sàng giơ nắm đấm đối với người mình yêu thương.
Còn những đứa trẻ lớn lên trong bạo hành, chúng rồi sẽ ra sao?
Tôi không chỉ dừng bàn tán về bạo lực gia đình một cách đơn thuần là chồng đánh vợ. Tôi còn muốn nói thêm về đứa bé gái, con của hai vợ chồng trong đoạn video-clip. Tôi cho rằng người đàn ông ấy không những không xứng đáng làm chồng mà còn chẳng xứng đáng làm cha. Anh ta đánh vợ trước mặt con, một đứa bé gái tôi đồ rằng tầm bốn tuổi. Những hành động của người cha khiến đứa bé hoảng sợ, gào khóc. Và ngày hôm ấy, chắc chắn sẽ là một chấn thương trong tiềm thức tuổi thơ, ám ảnh bé gái ấy suốt đời. Liệu bé gái ấy lớn lên, có dám tin vào hôn nhân, gia đình?
Còn nếu đứa con của họ là một bé trai? Khi chứng kiến cảnh mẹ mình bị cha đánh, mai này lớn lên, nó sẽ căm thù cha, sẽ trở thành một người đàn ông tốt hơn cha nó, biết thương mẹ. Nhưng cũng có trường hợp “hổ phụ sinh hổ tử”, cái trường hợp mà không ai dám nghĩ đến, không ai muốn bàn thêm, chỉ càng nức nở. Và có lẽ đó cũng là lý do mà cho đến ngày nay, bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại, nó âm ỉ, nó “di truyền” từ đời này sang đời khác. Xã hội ta chẳng lẽ bất lực trước tệ nạn này sao?
Tôi nói điều này, có lẽ đã trở thành dư thừa và sáo rỗng: “Trẻ em là mầm non, là tương lai của nước nhà”. Nhưng nếu chúng ta để mầm non ấy giữa mảnh đất chỉ có bạo lực thì liệu, tương lai nước nhà sẽ ra sao?
Chúng ta cần phải lên tiếng, lên án bạo lực gia đình nhiều hơn nữa, thậm chỉ xử phạt, có những biện pháp mạnh để giải quyết bạo lực gia đình. Cách đây không lâu, vấn đề ấu dâm cũng bùng lên và báo chí, pháp luật đã can thiệp để giữ gìn những “mầm xanh” của nước nhà. Thì nay, nhân xem được video-clip bạo lực gia đình – một vấn đề tưởng như đã cũ, tôi xin góp một phần tiếng nói của mình với mong muốn tệ nạn này sẽ sớm chấm dứt, vừa bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ và cũng là quyền trẻ em.
Tác giả bài viết: Nguyễn Thi Phú
Nguồn tin: