Ứa nước mắt chuyện trầm cảm sau sinh của nữ giảng viên đại học
- 20:38 15-06-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Là một người mẹ từng trải qua nhưng năm tháng sinh con, nuôi con vất vả, chị Đỗ Quỳnh Hương - Giảng viên khoa tiếng Pháp - Đại học Hà Nội đã chia sẻ cho VietNamNet những bài học quý báu giúp các bà mẹ có kỹ năng phòng tránh chứng trầm cảm sau sinh.
Bàn về chuyện trầm cảm sau sinh, tôi chợt nhớ lại tất cả những người phụ nữ Việt Nam sau sinh mà mình biết, ai cũng có triệu chứng và lý do để trầm cảm, chỉ là chưa đến mức độ xảy ra những chuyện đáng tiếc mà thôi.
Vậy nên, hiểu về trầm cảm sau sinh đúng trong hoàn cảnh hiện nay của phụ nữ sẽ giúp mỗi người trong chúng ta, dù là sản phụ, là chồng, là bố mẹ chồng, hay bố mẹ đẻ phòng tránh tốt nhất.
Tôi sinh con trai mình khi con mới hơn 32 tuần. Con chỉ nặng 1,9 kg và phải thở máy. Chồng tôi lúc ấy đã khóc với người họ hàng ở ngoài hành lang: "Con cháu yếu nhất viện".
Bệnh viện ở Việt Nam không cho người nhà (kể cả mẹ) tiếp xúc với trẻ nằm trong lồng kính. Thế là đằng đẵng trong 10 ngày đầu, khi cơn đau đẻ, đau dạ con, đau vết rạch đã tạm qua thì tôi phải đối đầu với một nỗi đau khác: Không được gặp con.
Phòng dịch vụ có 4 giường, các bà mẹ và em bé cứ đến rồi đi. Hai vợ chồng thuộc lòng các thủ thuật giảm đau cho mẹ mổ sau sinh, cho bé bú sữa non, chữa tắc sữa hay theo dõi phân su... của con người khác.
Thời khắc mong chờ trong ngày của tôi là đi vắt sữa, để được gặp các bà mẹ có cùng hoàn cảnh, để được nhìn những em bé được ra với mẹ trong chốc lát, để được giúp đỡ các bà mẹ ít sữa, và nhất là được ngóng vào chỗ đặt lồng kính, dù chẳng biết trong số đó đứa nào là con mình.
Nghĩ đến đó, tôi vẫn ứa nước mắt. Đỉnh điểm là sau khi một bé ở phòng sơ sinh ra đi, tôi không được nhìn thấy người mẹ vẫn vắt sữa với mình vì người ta đã đưa cô ấy đi luôn, nhưng tôi thấy người cha, rất trẻ, chống tay vào tường đứng khóc. Thế là đêm ấy tự nhiên tôi phát điên.
Giữa đêm tôi vùng chạy từ khoa Sản sang khoa Sơ sinh, đứng đập cửa phòng lồng kính: "Cho cháu gặp con! Cho cháu bế con! Con cháu chết mất thì sao?". Mẹ chồng tôi chạy vù vù đến, ôm ghì lấy tôi: "Hương ơi mẹ xin con!".
Những buổi đêm sau đó, chồng tôi dứt khoát ngủ lại với tôi. Tôi nghĩ mình đã vực dậy được nhờ được chồng vỗ về ôm ấp hàng đêm, mặc kệ mọi người nằm xung quanh, mặc kệ việc người mình bẩn và toàn mùi sữa.
Và rồi, tôi cũng rùng mình khi nghĩ đến những người phụ nữ khác trong hoàn cảnh như mình mà không được chồng và mọi người chăm sóc. Bao năm qua tôi vẫn đau đáu về bà mẹ có con sinh non bị chết ấy, không biết cô ấy đã sống những ngày ở viện về ra sao.
Từ những điều trên, tôi rút ra được nhưng bài học về kỹ năng phòng tránh trầm cảm như sau:
Trước hết phụ nữ khi lấy chồng phải chuẩn bị các kiến thức về sinh nở và chăm sóc em bé. Bạn phải đọc các loại sách, báo về cách chăm sóc mẹ và em bé, tuần khủng hoảng, nuôi con bằng sữa mẹ, các loại bệnh thường gặp của trẻ sơ sinh. Vợ nên đọc cùng chồng và giải thích cho chồng nghe.
Khi sinh con, bản thân người mẹ không được chăm sóc tốt do kiêng khem, con quấy khóc rồi sức ép từ nhưng người xung quanh… sẽ khiến cho người mẹ rơi vào lo lắng, sợ sệt. Lúc này người mẹ cần trang bị những kỹ năng để vượt qua được hoàn cảnh đó.
Phụ nữ chúng ta, đừng trông đợi vào ai, đừng kỳ vọng quá nhiều vào người, hãy tự cứu mình. Tự mình giải quyết vấn đề của mình. Không để người khác can thiệp quá giới hạn vào việc nuôi con của mình.
Chúng ta có thể lắng nghe mọi người, tự học hỏi kiến thức sức khoẻ, dinh dưỡng, giáo dục con cái, tiếp cận tư vấn một cách tỉnh táo, thông minh, nhưng phải tự mình quyết định giải pháp cho mình và con mình.
Tất nhiên trầm cảm sau sinh là một bệnh do biến đổi tâm sinh lý, và như các bạn tôi sống ở châu Âu kể lại thì bên đó cho dù không có kiêng khem hay chuyện mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu cũng có những trường hợp đau lòng xảy ra.
Ý thức được nguy cơ đó là bệnh mà mọi bà mẹ sau sinh có thể mắc phải, bạn phải giải thích nguy cơ này cho những người xung quanh và nhất là chồng để có được sự chăm sóc tốt nhất. Khi bí bách quá, hãy khóc to, kêu to lên mẹ trẻ nhé, đừng âm thầm chịu đựng một mình!
Vậy nên, hiểu về trầm cảm sau sinh đúng trong hoàn cảnh hiện nay của phụ nữ sẽ giúp mỗi người trong chúng ta, dù là sản phụ, là chồng, là bố mẹ chồng, hay bố mẹ đẻ phòng tránh tốt nhất.
Tôi sinh con trai mình khi con mới hơn 32 tuần. Con chỉ nặng 1,9 kg và phải thở máy. Chồng tôi lúc ấy đã khóc với người họ hàng ở ngoài hành lang: "Con cháu yếu nhất viện".
Bệnh viện ở Việt Nam không cho người nhà (kể cả mẹ) tiếp xúc với trẻ nằm trong lồng kính. Thế là đằng đẵng trong 10 ngày đầu, khi cơn đau đẻ, đau dạ con, đau vết rạch đã tạm qua thì tôi phải đối đầu với một nỗi đau khác: Không được gặp con.
Phòng dịch vụ có 4 giường, các bà mẹ và em bé cứ đến rồi đi. Hai vợ chồng thuộc lòng các thủ thuật giảm đau cho mẹ mổ sau sinh, cho bé bú sữa non, chữa tắc sữa hay theo dõi phân su... của con người khác.
Thời khắc mong chờ trong ngày của tôi là đi vắt sữa, để được gặp các bà mẹ có cùng hoàn cảnh, để được nhìn những em bé được ra với mẹ trong chốc lát, để được giúp đỡ các bà mẹ ít sữa, và nhất là được ngóng vào chỗ đặt lồng kính, dù chẳng biết trong số đó đứa nào là con mình.
Nghĩ đến đó, tôi vẫn ứa nước mắt. Đỉnh điểm là sau khi một bé ở phòng sơ sinh ra đi, tôi không được nhìn thấy người mẹ vẫn vắt sữa với mình vì người ta đã đưa cô ấy đi luôn, nhưng tôi thấy người cha, rất trẻ, chống tay vào tường đứng khóc. Thế là đêm ấy tự nhiên tôi phát điên.
Giữa đêm tôi vùng chạy từ khoa Sản sang khoa Sơ sinh, đứng đập cửa phòng lồng kính: "Cho cháu gặp con! Cho cháu bế con! Con cháu chết mất thì sao?". Mẹ chồng tôi chạy vù vù đến, ôm ghì lấy tôi: "Hương ơi mẹ xin con!".
Những buổi đêm sau đó, chồng tôi dứt khoát ngủ lại với tôi. Tôi nghĩ mình đã vực dậy được nhờ được chồng vỗ về ôm ấp hàng đêm, mặc kệ mọi người nằm xung quanh, mặc kệ việc người mình bẩn và toàn mùi sữa.
Và rồi, tôi cũng rùng mình khi nghĩ đến những người phụ nữ khác trong hoàn cảnh như mình mà không được chồng và mọi người chăm sóc. Bao năm qua tôi vẫn đau đáu về bà mẹ có con sinh non bị chết ấy, không biết cô ấy đã sống những ngày ở viện về ra sao.
Từ những điều trên, tôi rút ra được nhưng bài học về kỹ năng phòng tránh trầm cảm như sau:
Trước hết phụ nữ khi lấy chồng phải chuẩn bị các kiến thức về sinh nở và chăm sóc em bé. Bạn phải đọc các loại sách, báo về cách chăm sóc mẹ và em bé, tuần khủng hoảng, nuôi con bằng sữa mẹ, các loại bệnh thường gặp của trẻ sơ sinh. Vợ nên đọc cùng chồng và giải thích cho chồng nghe.
Khi sinh con, bản thân người mẹ không được chăm sóc tốt do kiêng khem, con quấy khóc rồi sức ép từ nhưng người xung quanh… sẽ khiến cho người mẹ rơi vào lo lắng, sợ sệt. Lúc này người mẹ cần trang bị những kỹ năng để vượt qua được hoàn cảnh đó.
Phụ nữ chúng ta, đừng trông đợi vào ai, đừng kỳ vọng quá nhiều vào người, hãy tự cứu mình. Tự mình giải quyết vấn đề của mình. Không để người khác can thiệp quá giới hạn vào việc nuôi con của mình.
Chúng ta có thể lắng nghe mọi người, tự học hỏi kiến thức sức khoẻ, dinh dưỡng, giáo dục con cái, tiếp cận tư vấn một cách tỉnh táo, thông minh, nhưng phải tự mình quyết định giải pháp cho mình và con mình.
Tất nhiên trầm cảm sau sinh là một bệnh do biến đổi tâm sinh lý, và như các bạn tôi sống ở châu Âu kể lại thì bên đó cho dù không có kiêng khem hay chuyện mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu cũng có những trường hợp đau lòng xảy ra.
Ý thức được nguy cơ đó là bệnh mà mọi bà mẹ sau sinh có thể mắc phải, bạn phải giải thích nguy cơ này cho những người xung quanh và nhất là chồng để có được sự chăm sóc tốt nhất. Khi bí bách quá, hãy khóc to, kêu to lên mẹ trẻ nhé, đừng âm thầm chịu đựng một mình!
Tác giả bài viết: Đỗ Quỳnh Hương
Nguồn tin: