Vụ ép dân nộp phí nuôi ong ở Hà Tĩnh: Không đóng tiền bắt chuyển đi
- 15:56 15-06-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Liên quan đến việc ép dân đóng phí nuôi ong, Phó Chủ tịch UBND xã Hà Linh nói: “Nếu đóng tiền cho xã sẽ được đăng ký tạm trú ở lại, còn không nộp sẽ cho 5 ngày phải chuyển khỏi địa bàn".
Trước đó, báo Người đưa tin có bài viết “Hà Tĩnh: Chính quyền "ép" dân thu phí nuôi ong tới 6 triệu đồng/hộ”. Bài báo phản ánh, hàng chục hộ dân đang tạm trú nuôi ong tại xã Hà Linh, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) bị chính quyền xã này ép nộp phí nuôi ong.
Lúc đầu, chính quyền đòi thu 15.000 đồng/tổ, sau đó giảm xuống 10.000 đồng/tổ. Đỉnh điểm, ngày 8/6, UBND xã Hà Linh đã mời 14 hộ nuôi ong trên địa bàn lên và yêu cầu mỗi tổ ong phải đóng phí "xây dựng quê hương" cho xã này 10.000 đồng, tương đương các hộ dân phải đóng từ 2 – 6 triệu đồng/hộ.
Theo các hộ nuôi ong, tại cuộc họp này, ông Nguyễn Đình Manh, Phó Chủ tịch UBND xã Hà Linh tuyên bố, nếu đóng tiền cho xã sẽ được cho đăng ký tạm trú và ở lại, còn không nộp sẽ cho 5 ngày phải chuyển khỏi địa bàn.
"Chính quyền cho người liên tục gọi điện yêu cầu chúng tôi lên trụ sở UBND xã nộp phí nuôi ong để làm tạm trú. Lần mới đây nhất, ngày 8/6, UBND xã Hà Linh đã mời tất cả các hộ nuôi ong lên tổ chức họp và "chốt" mỗi tổ ong phải đóng 10.000 đồng tiền phí”, ông C, một người nuôi ong tại địa bàn xã Hà Linh cho hay.
Tất cả các hộ nuôi ong đang tạm trú trên địa bàn xã Hà Linh đều cho biết, họ không phản đối việc đóng góp tiền "xây dựng quê hương" cho xã, nhưng số tiền đóng góp phải hợp lý, chứ không thể ép buộc thu quá cao với chiêu bài "tự nguyện – ép buộc" như hiện tại.
Theo các hộ nuôi ong, trước khi ép dân nộp tiền, xã Hà Linh còn đưa cho họ một tờ giấy cam kết tự nguyện nộp tiền đã in sẵn và yêu cầu ký tên.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Đình Manh, Phó Chủ tịch UBND xã Hà Linh cho biết, những người này đến địa phương nuôi ong nhưng không báo cáo với chính quyền xã. Sau đó, nhận được sự phản ánh của người dân, xã đã giao cho công an tiến hành kiểm tra, rà soát các hộ nuôi ong trên địa bàn và cho mời lên làm việc. Qua kiểm tra, những hộ dân này không có giấy tờ liên quan đến nuôi ong nên chúng tôi vận động họ đóng góp "xây dựng quê hương".
“Lúc đầu xã thu mỗi hộ 5 – 7 triệu đồng nhưng thấy không hợp lý nên sau thống nhất đóng 10.000 đồng/tổ. Nếu không nộp thì anh em phải làm đầy đủ thủ tục giấy tờ hoặc phải đưa đi xã khác, nếu nộp thì tiếp tục cho đăng ký tạm trú và ở lại”, ông Manh khẳng định.
Theo số liệu từ công chức Kế toán – Ngân sách xã Hà Linh cung cấp cho PV, qua rà soát, trên địa bàn xã có 14 hộ nuôi ong từ nơi khác đến. Hiện, đã có 10/14 hộ nộp phí cho xã với tổng số tiền thu được là 29.100.000 đồng.
Liên quan đến sự việc này, PV đã liên hệ với ông Lê Ngọc Huấn, Chủ tịch UBND huyện Hương Khê. Do đang bận việc, ông Huấn hướng dẫn PV trực tiếp gặp ông Lê Hữu Đồng, Chánh văn phòng UBND huyện để làm việc.
Ông Lê Hữu Đồng cho biết, đầu năm, HĐND tất cả các xã đều ban hành nghị quyết về thu chi ngân sách, trong đó có thu phí và vận động người dân xây dựng quê hương.
“Danh mục thu phí tại xã, phường, thị trấn không có quy đinh nào thu phí nuôi ong của người dân, huyện cũng không chỉ đạo làm việc này. Nếu thu trái quy định sẽ yêu cầu phải bãi bỏ, còn nếu đúng quy định cũng phải có khung của nó, không được thu vượt mức. Chúng tôi sẽ cho kiểm tra và xử lý đúng theo quy định của pháp luật”, ông Lê Hữu Đồng cho biết.
Lúc đầu, chính quyền đòi thu 15.000 đồng/tổ, sau đó giảm xuống 10.000 đồng/tổ. Đỉnh điểm, ngày 8/6, UBND xã Hà Linh đã mời 14 hộ nuôi ong trên địa bàn lên và yêu cầu mỗi tổ ong phải đóng phí "xây dựng quê hương" cho xã này 10.000 đồng, tương đương các hộ dân phải đóng từ 2 – 6 triệu đồng/hộ.
Theo các hộ nuôi ong, tại cuộc họp này, ông Nguyễn Đình Manh, Phó Chủ tịch UBND xã Hà Linh tuyên bố, nếu đóng tiền cho xã sẽ được cho đăng ký tạm trú và ở lại, còn không nộp sẽ cho 5 ngày phải chuyển khỏi địa bàn.
"Chính quyền cho người liên tục gọi điện yêu cầu chúng tôi lên trụ sở UBND xã nộp phí nuôi ong để làm tạm trú. Lần mới đây nhất, ngày 8/6, UBND xã Hà Linh đã mời tất cả các hộ nuôi ong lên tổ chức họp và "chốt" mỗi tổ ong phải đóng 10.000 đồng tiền phí”, ông C, một người nuôi ong tại địa bàn xã Hà Linh cho hay.
Tất cả các hộ nuôi ong đang tạm trú trên địa bàn xã Hà Linh đều cho biết, họ không phản đối việc đóng góp tiền "xây dựng quê hương" cho xã, nhưng số tiền đóng góp phải hợp lý, chứ không thể ép buộc thu quá cao với chiêu bài "tự nguyện – ép buộc" như hiện tại.
Theo các hộ nuôi ong, trước khi ép dân nộp tiền, xã Hà Linh còn đưa cho họ một tờ giấy cam kết tự nguyện nộp tiền đã in sẵn và yêu cầu ký tên.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Đình Manh, Phó Chủ tịch UBND xã Hà Linh cho biết, những người này đến địa phương nuôi ong nhưng không báo cáo với chính quyền xã. Sau đó, nhận được sự phản ánh của người dân, xã đã giao cho công an tiến hành kiểm tra, rà soát các hộ nuôi ong trên địa bàn và cho mời lên làm việc. Qua kiểm tra, những hộ dân này không có giấy tờ liên quan đến nuôi ong nên chúng tôi vận động họ đóng góp "xây dựng quê hương".
“Lúc đầu xã thu mỗi hộ 5 – 7 triệu đồng nhưng thấy không hợp lý nên sau thống nhất đóng 10.000 đồng/tổ. Nếu không nộp thì anh em phải làm đầy đủ thủ tục giấy tờ hoặc phải đưa đi xã khác, nếu nộp thì tiếp tục cho đăng ký tạm trú và ở lại”, ông Manh khẳng định.
Theo số liệu từ công chức Kế toán – Ngân sách xã Hà Linh cung cấp cho PV, qua rà soát, trên địa bàn xã có 14 hộ nuôi ong từ nơi khác đến. Hiện, đã có 10/14 hộ nộp phí cho xã với tổng số tiền thu được là 29.100.000 đồng.
Liên quan đến sự việc này, PV đã liên hệ với ông Lê Ngọc Huấn, Chủ tịch UBND huyện Hương Khê. Do đang bận việc, ông Huấn hướng dẫn PV trực tiếp gặp ông Lê Hữu Đồng, Chánh văn phòng UBND huyện để làm việc.
Ông Lê Hữu Đồng cho biết, đầu năm, HĐND tất cả các xã đều ban hành nghị quyết về thu chi ngân sách, trong đó có thu phí và vận động người dân xây dựng quê hương.
“Danh mục thu phí tại xã, phường, thị trấn không có quy đinh nào thu phí nuôi ong của người dân, huyện cũng không chỉ đạo làm việc này. Nếu thu trái quy định sẽ yêu cầu phải bãi bỏ, còn nếu đúng quy định cũng phải có khung của nó, không được thu vượt mức. Chúng tôi sẽ cho kiểm tra và xử lý đúng theo quy định của pháp luật”, ông Lê Hữu Đồng cho biết.
Tác giả bài viết: Xuân Chinh – Hồ Ngọc
Nguồn tin: