Khi người già chơi "phây"
- 08:22 15-06-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Người có tuổi dùng internet không nhanh nhạy và nhiều mục đích như lớp trẻ. Nhưng một khi đã thành thạo, họ coi internet như một công cụ hỗ trợ nhiều tiện ích, cách “chơi” cũng đầy khéo léo, tinh tế và quả đúng như câu tục ngữ “gừng càng già càng cay”.
Internet tại Việt Nam được coi như chính thức bắt đầu từ cuối năm 1997. Từ năm 2010 đến nay, Việt Nam đã liên tục đứng trong top 20 quốc gia có số người dùng internet lớn nhất thế giới. Chiếm một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển ở khắp các lĩnh vực như: kinh tế, khoa học - kỹ thuật, giáo dục, văn hóa, du lịch… và nhất là khi các sản phẩm của công nghệ như điện thoại di động, máy tính bảng, mạng xã hội ngày càng phổ biến thì internet ngày một khẳng định vị thế của mình.
Vượt qua tâm lý “e ngại”
Nhân dịp ông ngoại tôi đón nhận Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng, các bác tôi mua tặng ông một chiếc máy tính bảng truy cập internet để ông đọc báo. Món quà ấy đáp ứng đúng sở thích đọc sách, báo, nghiên cứu tài liệu của ông, vậy mà mọi người phải hợp sức làm “công tác tư tưởng” với ông trước đó hàng tuần lễ. Có rất nhiều lý do, nhưng lý do lớn nhất: ông ngại bởi nếu không dùng được sẽ phí phạm.
Cả nhà động viên ông: “Trong máy tính bảng có lưu ảnh con cháu, ông xem khi thấy nhớ. Các thao tác sử dụng máy lại rất đơn giản, ngày xưa đánh giặc còn chẳng sợ…”. Thế rồi, ông ngoại tôi vượt qua chướng ngại tâm lý, bắt đầu chạm từng ngón tay cảm ứng, tập lướt trên những tên, những trang báo, cập nhật thông tin theo một cách mới với sự hướng dẫn của các cháu. Thêm vào đó, qua Facebook chúng tôi lập sẵn cho ông, ông nhìn cuộc sống con cháu mình diễn ra ở những góc cạnh khác: những kỷ niệm, những chuyến công tác, bao điều buồn vui mà đôi khi ngoài đời thực khó nói thành lời…
Hay như mẹ tôi, một phụ nữ trung niên nội trợ biết đến internet khi phim “Cô dâu 8 tuổi” gây sốt trên truyền hình. Những ngày bận bịu, bỏ lỡ tập phim nào là mẹ tôi tiếc lắm. Thấy thế, tôi lại ra hiệu để em trai bật laptop cho mẹ xem lại tập phim vừa chiếu, xem luôn tập ngày mai cũng được. Dường như còn điều gì đó vô hình khiến mẹ tôi còn dè chừng chưa muốn bước vào thế giới máy móc hiện đại, internet tiện lợi nên giới trẻ chúng tôi cần đóng vai trò cầu nối. Bây giờ quen hơn, mẹ tôi đã có thể điều khiển tivi có kết nối mạng để tìm kiếm công thức nấu ăn ngon. Nhờ internet mà bữa cơm nhà tôi thêm phong phú…
Cảm hứng sống
Mới đây, kênh truyền hình Channel News Asia của Singapore đã đăng tải video về bà Lê Thi (97 tuổi) sống tại Hà Nội được mọi người yêu mến gọi biệt danh “người sành internet nhất Việt Nam”. Tuy tuổi đã cao nhưng bà vẫn đọc tin tức tên Google, “lướt” Facebook, dùng Skype, trò chuyện với cháu trai đang du học. Đặc biệt, bà tham gia vào các diễn đàn văn học và bình luận sôi nổi ở đó.
Bà chia sẻ: “Tôi là một người mà các bạn trẻ phong là trẻ mãi không già. Người ta gọi tôi là cụ còng xì tin. Tuổi thực của tôi là gần 100, nhưng tuổi tâm hồn có 20 thôi”. Đối với bà, kẻ thù lớn nhất của đời người là ngu ngốc, bởi trong biển hiểu biết của con người bà tự nhận thấy bản thân mới biết có một. “Có lẽ tôi sống hàng trăm năm nữa tôi vẫn còn khát khao biết thêm” - bà Lê Thi khẳng định. Internet đã thỏa mãn phần nào những khát khao về trau dồi kiến thức, giao lưu, kết nối… mà bà mong mỏi.
Internet đối với người có tuổi có rất nhiều điều thú vị. Trước tiên, nó như một lời động viên: tuổi già giá trị. Tuổi già vẫn có thể tiếp tục cập nhật, không bàng quan trước các vấn đề thế sự, lên tiếng ngợi ca cái tốt và phê phán điều xấu… Nhờ internet, họ linh hoạt, vui tươi hơn, thậm chí có thể tìm thấy người bạn cũ mất liên lạc nhiều năm, chủ động tìm nghe những bài hát để lại dấu ấn một thời, xem một bài tập thể dục buổi sáng hay tìm hiểu về các danh lam thắng cảnh Việt Nam để lên kế hoạch du lịch mùa hè.
Bên cạnh đó, nhiều bạn trẻ thấy bất ngờ khi thầy hiệu trưởng cấp 3 hay bố mẹ mình dùng Facebook bày tỏ quan điểm, trạng thái, bình luận, góp ý những lời thân tình. Internet tạo môi trường để thu hẹp khoảng cách giữa các thế hệ là thế.
Vượt qua tâm lý “e ngại”
Nhân dịp ông ngoại tôi đón nhận Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng, các bác tôi mua tặng ông một chiếc máy tính bảng truy cập internet để ông đọc báo. Món quà ấy đáp ứng đúng sở thích đọc sách, báo, nghiên cứu tài liệu của ông, vậy mà mọi người phải hợp sức làm “công tác tư tưởng” với ông trước đó hàng tuần lễ. Có rất nhiều lý do, nhưng lý do lớn nhất: ông ngại bởi nếu không dùng được sẽ phí phạm.
Cả nhà động viên ông: “Trong máy tính bảng có lưu ảnh con cháu, ông xem khi thấy nhớ. Các thao tác sử dụng máy lại rất đơn giản, ngày xưa đánh giặc còn chẳng sợ…”. Thế rồi, ông ngoại tôi vượt qua chướng ngại tâm lý, bắt đầu chạm từng ngón tay cảm ứng, tập lướt trên những tên, những trang báo, cập nhật thông tin theo một cách mới với sự hướng dẫn của các cháu. Thêm vào đó, qua Facebook chúng tôi lập sẵn cho ông, ông nhìn cuộc sống con cháu mình diễn ra ở những góc cạnh khác: những kỷ niệm, những chuyến công tác, bao điều buồn vui mà đôi khi ngoài đời thực khó nói thành lời…
Hay như mẹ tôi, một phụ nữ trung niên nội trợ biết đến internet khi phim “Cô dâu 8 tuổi” gây sốt trên truyền hình. Những ngày bận bịu, bỏ lỡ tập phim nào là mẹ tôi tiếc lắm. Thấy thế, tôi lại ra hiệu để em trai bật laptop cho mẹ xem lại tập phim vừa chiếu, xem luôn tập ngày mai cũng được. Dường như còn điều gì đó vô hình khiến mẹ tôi còn dè chừng chưa muốn bước vào thế giới máy móc hiện đại, internet tiện lợi nên giới trẻ chúng tôi cần đóng vai trò cầu nối. Bây giờ quen hơn, mẹ tôi đã có thể điều khiển tivi có kết nối mạng để tìm kiếm công thức nấu ăn ngon. Nhờ internet mà bữa cơm nhà tôi thêm phong phú…
Cảm hứng sống
Mới đây, kênh truyền hình Channel News Asia của Singapore đã đăng tải video về bà Lê Thi (97 tuổi) sống tại Hà Nội được mọi người yêu mến gọi biệt danh “người sành internet nhất Việt Nam”. Tuy tuổi đã cao nhưng bà vẫn đọc tin tức tên Google, “lướt” Facebook, dùng Skype, trò chuyện với cháu trai đang du học. Đặc biệt, bà tham gia vào các diễn đàn văn học và bình luận sôi nổi ở đó.
Khác với giới trẻ, thông thường, người có tuổi dùng internet ở mức độ chừng mực. Họ chỉ dùng 1-2 tiếng trong ngày, không hề lan man viển vông bởi họ biết quý trọng thời gian. Tôi thấm thía mãi một câu bố vẫn nói với tôi: “Đừng làm nô lệ cho internet”. |
Bà chia sẻ: “Tôi là một người mà các bạn trẻ phong là trẻ mãi không già. Người ta gọi tôi là cụ còng xì tin. Tuổi thực của tôi là gần 100, nhưng tuổi tâm hồn có 20 thôi”. Đối với bà, kẻ thù lớn nhất của đời người là ngu ngốc, bởi trong biển hiểu biết của con người bà tự nhận thấy bản thân mới biết có một. “Có lẽ tôi sống hàng trăm năm nữa tôi vẫn còn khát khao biết thêm” - bà Lê Thi khẳng định. Internet đã thỏa mãn phần nào những khát khao về trau dồi kiến thức, giao lưu, kết nối… mà bà mong mỏi.
Internet đối với người có tuổi có rất nhiều điều thú vị. Trước tiên, nó như một lời động viên: tuổi già giá trị. Tuổi già vẫn có thể tiếp tục cập nhật, không bàng quan trước các vấn đề thế sự, lên tiếng ngợi ca cái tốt và phê phán điều xấu… Nhờ internet, họ linh hoạt, vui tươi hơn, thậm chí có thể tìm thấy người bạn cũ mất liên lạc nhiều năm, chủ động tìm nghe những bài hát để lại dấu ấn một thời, xem một bài tập thể dục buổi sáng hay tìm hiểu về các danh lam thắng cảnh Việt Nam để lên kế hoạch du lịch mùa hè.
Bên cạnh đó, nhiều bạn trẻ thấy bất ngờ khi thầy hiệu trưởng cấp 3 hay bố mẹ mình dùng Facebook bày tỏ quan điểm, trạng thái, bình luận, góp ý những lời thân tình. Internet tạo môi trường để thu hẹp khoảng cách giữa các thế hệ là thế.
Tác giả bài viết: Nguyễn Ngọc Trâm
Nguồn tin: