Tăng cường đối ngoại nhân dân trong quan hệ Việt - Lào
- 13:41 14-06-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Định hướng đối ngoại trong quan hệ với Lào vào các vấn đề như: kinh tế thương mại, khoa học kỹ thuật, giáo dục, y tế, trong đó, trọng tâm là hoạt động đối ngoại nhân dân.
Sáng 14/6, UBND tỉnh tổ chức lấy ý kiến về dự thảo báo cáo đánh giá kết quả hoạt động đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
Tỉnh Nghệ An có đường biên giới đất liền tiếp giáp với nước bạn Lào dài nhất cả nước (419 km), chiếm hơn 20% chiều dài tuyến biên giới Việt Nam - Lào, có 6 huyện tiếp giáp với 3 tỉnh của nước CHDCND Lào.
Hội nghị cơ bản đồng tình với kết quả hoạt động đối ngoại với nước bạn Lào giai đoạn 2011-2016 của tỉnh Nghệ An đã bám sát thực hiện đúng chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, thể hiện được tính năng động, linh hoạt, bao quát tất cả các lĩnh vực và ở mọi cấp chính quyền. Vì vậy, các hoạt động đều đạt hiệu quả và chất lượng ngày càng được nâng cao.
Tại cuộc họp, đại diện các Sở, ban, ngành, địa phương tích cực đóng góp ý kiến để hoàn thiện dự thảo Báo cáo. Trong đó, tập trung vào phương hướng, nhiệm vụ hoạt động đối ngoại với nước CHDCND Lào giai đoạn 2017-2020 và những năm tiếp theo.
Tăng cường đối ngoại nhân dân
Cho rằng nhân dân hai nước Việt - Lào có nhiều điểm tương đồng về văn hoá, giao tiếp, sinh hoạt, có tình hữu nghị lâu đời, bền vững, ông Lương Thanh Hải - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh đề nghị phương hướng hoạt động cần nhấn mạnh vào tăng cường đối ngoại nhân dân, từ đó tạo điều kiện cho người dân vùng biên giới phát triển giao thương văn hoá, kinh tế.
Đồng tình với phương hướng này, đại diện Ban Giám hiệu Đại học Y khoa Vinh đề nghị bổ sung tăng cường hợp tác lao động. Đưa ra dẫn chứng cụ thể, Phó Hiệu trưởng Đại học Y khoa Vinh cho biết, hàng năm, sinh viên Nghệ An tốt nghiệp ra trường đang còn gặp khó khăn trong tìm việc làm phù hợp. Trong khi đó, tại nước bạn Lào lại đang thiếu nguồn nhân lực đào tạo cao, đặc biệt các ngành như điều dưỡng, y sĩ. Việc hợp tác trao đổi lao động, vừa giải quyết được việc làm cho sinh viên Nghệ An sau khi tốt nghiệp, vừa giúp nước bạn Lào có đội ngũ cán bộ được đào tạo bài bản.
Đại diện Hội Liên hiệp hữu nghị Việt - Lào bày tỏ quan điểm "Công tác đối ngoại nhân dân chính là nhân dân làm dân vận quốc tế", do đó cần vận động toàn dân tham gia vào hoạt dộng đối ngoại. Những năm qua, 6 huyện biên giới đã xây dựng 18 cặp kết nghĩa bản - bản mang lại những tín hiệu tích cực trong việc nắm bắt thông tin, định hướng quan điểm đối ngoại của Đảng, Nhà nước. Do đó, cần phát huy, nâng cao hiệu quả mô hình đối ngoại này, xây dựng nhiều cặp kết nghĩa cấp huyện, bản.
Cũng từ hiệu quả của hình thức giao lưu bản-bản, đại diện các huyện có đường biên giới giáp với Lào như Tương Dương, Kỳ Sơn, Thanh Chương đề nghị tăng hỗ trợ kinh phí cho hoạt động này, tạo điều kiện thông thương, xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị đặc biệt.
Tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Về tăng cường hợp tác đào tạo, các đại diện đề nghị các trường đại học tăng cường giúp đỡ sinh viên Lào khi sang học tập tại Nghệ An, tổ chức nhiều hoạt động bổ ích như cuộc thi tìm hiểu Tiếng Việt cho sinh viên Lào tại các trường đại học, cao đẳng. Đây chính là hoạt động hữu ích, thiết thực trong việc phổ cập, nâng cao trình độ tiếng Việt cho sinh viên, cũng như thắt chặt mối quan hệ hữu nghị Việt - Lào.
Trưởng Ban Dân tộc UBND tỉnh góp ý vào việc bồi dưỡng nguồn nhân lực cho nước bạn Lào bằng các hình thức như: ngoài học bổng của tỉnh Nghệ An dành cho các sinh viên Lào, nên vận động các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào trao tặng học bổng, nhằm khuyến khích, thu hút sinh viên Lào; hay như phát huy hiệu quả phong trào "Giao lưu hữu nghị gia đình".
Hơn nữa, các trường đại học, cao đẳng nên khuyến khích đào tạo bằng chi phí tự túc.
Kết thúc cuộc họp, đồng chí Lê Ngọc Hoa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tiếp thu các ý kiến, giao Sở Ngoại vụ, Văn phòng UBND tỉnh tổng hợp, bổ sung để hoàn thiện bản báo cáo. Đồng thời, đồng chí đề nghị các huyện có biên giới giáp với nước bạn Lào lập kế hoạch hoạt động cụ thể, tập trung vào các lĩnh vực nằm trong nhiệm vụ trọng tâm.
Tại cuộc họp, các đại diện còn đóng góp ý kiến vào các vấn đề như: xây dựng các dự án kinh tế thương mại cần khảo sát kỹ tiềm năng của cả đôi bên cũng như nhu cầu của người dân; bảo vệ rừng tại các cột mốc biên giới; phối hợp đảm bảo an ninh trật tự; mở cửa, phát triển các cặp cửa khẩu... Về hình thức trình bày, các đại biểu dự họp góp ý sửa một số điểm về bố cục, quy cách viết tắt trong văn bản.
Tỉnh Nghệ An có đường biên giới đất liền tiếp giáp với nước bạn Lào dài nhất cả nước (419 km), chiếm hơn 20% chiều dài tuyến biên giới Việt Nam - Lào, có 6 huyện tiếp giáp với 3 tỉnh của nước CHDCND Lào.
Đồng chí Lê Ngọc Hoa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi họp. Tham dự có đại diện lãnh đạo các Sở, ngành liên quan, các huyện có đường biên giới với nước Lào, các trường Đại học, Cao đẳng. |
Hội nghị cơ bản đồng tình với kết quả hoạt động đối ngoại với nước bạn Lào giai đoạn 2011-2016 của tỉnh Nghệ An đã bám sát thực hiện đúng chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, thể hiện được tính năng động, linh hoạt, bao quát tất cả các lĩnh vực và ở mọi cấp chính quyền. Vì vậy, các hoạt động đều đạt hiệu quả và chất lượng ngày càng được nâng cao.
Tại cuộc họp, đại diện các Sở, ban, ngành, địa phương tích cực đóng góp ý kiến để hoàn thiện dự thảo Báo cáo. Trong đó, tập trung vào phương hướng, nhiệm vụ hoạt động đối ngoại với nước CHDCND Lào giai đoạn 2017-2020 và những năm tiếp theo.
Tăng cường đối ngoại nhân dân
Cho rằng nhân dân hai nước Việt - Lào có nhiều điểm tương đồng về văn hoá, giao tiếp, sinh hoạt, có tình hữu nghị lâu đời, bền vững, ông Lương Thanh Hải - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh đề nghị phương hướng hoạt động cần nhấn mạnh vào tăng cường đối ngoại nhân dân, từ đó tạo điều kiện cho người dân vùng biên giới phát triển giao thương văn hoá, kinh tế.
Đồng tình với phương hướng này, đại diện Ban Giám hiệu Đại học Y khoa Vinh đề nghị bổ sung tăng cường hợp tác lao động. Đưa ra dẫn chứng cụ thể, Phó Hiệu trưởng Đại học Y khoa Vinh cho biết, hàng năm, sinh viên Nghệ An tốt nghiệp ra trường đang còn gặp khó khăn trong tìm việc làm phù hợp. Trong khi đó, tại nước bạn Lào lại đang thiếu nguồn nhân lực đào tạo cao, đặc biệt các ngành như điều dưỡng, y sĩ. Việc hợp tác trao đổi lao động, vừa giải quyết được việc làm cho sinh viên Nghệ An sau khi tốt nghiệp, vừa giúp nước bạn Lào có đội ngũ cán bộ được đào tạo bài bản.
Đại diện Hội Liên hiệp hữu nghị Việt - Lào bày tỏ quan điểm "Công tác đối ngoại nhân dân chính là nhân dân làm dân vận quốc tế", do đó cần vận động toàn dân tham gia vào hoạt dộng đối ngoại. Những năm qua, 6 huyện biên giới đã xây dựng 18 cặp kết nghĩa bản - bản mang lại những tín hiệu tích cực trong việc nắm bắt thông tin, định hướng quan điểm đối ngoại của Đảng, Nhà nước. Do đó, cần phát huy, nâng cao hiệu quả mô hình đối ngoại này, xây dựng nhiều cặp kết nghĩa cấp huyện, bản.
Cũng từ hiệu quả của hình thức giao lưu bản-bản, đại diện các huyện có đường biên giới giáp với Lào như Tương Dương, Kỳ Sơn, Thanh Chương đề nghị tăng hỗ trợ kinh phí cho hoạt động này, tạo điều kiện thông thương, xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị đặc biệt.
Tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Về tăng cường hợp tác đào tạo, các đại diện đề nghị các trường đại học tăng cường giúp đỡ sinh viên Lào khi sang học tập tại Nghệ An, tổ chức nhiều hoạt động bổ ích như cuộc thi tìm hiểu Tiếng Việt cho sinh viên Lào tại các trường đại học, cao đẳng. Đây chính là hoạt động hữu ích, thiết thực trong việc phổ cập, nâng cao trình độ tiếng Việt cho sinh viên, cũng như thắt chặt mối quan hệ hữu nghị Việt - Lào.
Trưởng Ban Dân tộc UBND tỉnh góp ý vào việc bồi dưỡng nguồn nhân lực cho nước bạn Lào bằng các hình thức như: ngoài học bổng của tỉnh Nghệ An dành cho các sinh viên Lào, nên vận động các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào trao tặng học bổng, nhằm khuyến khích, thu hút sinh viên Lào; hay như phát huy hiệu quả phong trào "Giao lưu hữu nghị gia đình".
Hơn nữa, các trường đại học, cao đẳng nên khuyến khích đào tạo bằng chi phí tự túc.
Kết thúc cuộc họp, đồng chí Lê Ngọc Hoa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tiếp thu các ý kiến, giao Sở Ngoại vụ, Văn phòng UBND tỉnh tổng hợp, bổ sung để hoàn thiện bản báo cáo. Đồng thời, đồng chí đề nghị các huyện có biên giới giáp với nước bạn Lào lập kế hoạch hoạt động cụ thể, tập trung vào các lĩnh vực nằm trong nhiệm vụ trọng tâm.
Tại cuộc họp, các đại diện còn đóng góp ý kiến vào các vấn đề như: xây dựng các dự án kinh tế thương mại cần khảo sát kỹ tiềm năng của cả đôi bên cũng như nhu cầu của người dân; bảo vệ rừng tại các cột mốc biên giới; phối hợp đảm bảo an ninh trật tự; mở cửa, phát triển các cặp cửa khẩu... Về hình thức trình bày, các đại biểu dự họp góp ý sửa một số điểm về bố cục, quy cách viết tắt trong văn bản.
Tác giả: Mỹ Nga
Nguồn tin: Báo Nghệ An
Nguồn tin: Báo Nghệ An