Quan chức ở biệt phủ khiến người dân có những câu hỏi cần giải đáp
- 15:21 13-06-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
ĐBQH Dương Trung Quốc cho rằng, địa phương có những khu biệt thự, có những dị nghị này nọ thì nên vào kiểm tra cụ thể, làm rõ vấn đề. Nếu không làm rõ sẽ khiến người dân cảm thấy không bình thường.
Liên tiếp thời gian gần đây, dư luận bất ngờ và đặt nhiều nghi vấn xung quanh việc không chỉ quan chức đã nghỉ hưu mà quan chức đang đương chức ở địa phương xây dựng nhiều dinh thự lớn “hoành tráng”, điển hình là “biệt phủ” của gia đình Giám đốc sở TNMT tỉnh Yên Bái Phạm Sỹ Quý…
Bên hành lang Quốc hội, PV Báo điện tử Người Đưa Tin có cuộc trao đổi với ĐBQH Dương Trung Quốc (đoàn Đồng Nai) xung quanh vấn đề đang được dư luận đặc biệt quan tâm này.
Thưa đại biểu, những biệt phủ, dinh thự “khủng” được xây dựng rất nguy nga và tráng lệ của không ít quan chức địa phương như Yên Bái,... gây xôn xao dư luận?
Bất động sản, nhà ở là tài sản quan trọng của mỗi gia đình, con người và nó cũng thể hiện phần nào đó tiềm năng kinh tế của gia đình đó. Các quan chức thì ai cũng biết là ăn lương Nhà nước, nhưng chúng ta vẫn tạo điều kiện để quan chức có thể có những nguồn thu nhập chính đáng khác, ví dụ tham gia các hoạt động kinh tế, thừa kế tài sản... Nhưng rõ ràng, bất động sản, nhà đất của quan chức vượt quá suy nghĩ của người dân thì họ đặt ra câu hỏi là chính đáng.
Điều tốt nhất là nên làm sáng tỏ điều đó, bởi chúng ta có đầy đủ các mặt về pháp lý, công khai minh bạch và hơn nữa các quan chức đều là Đảng viên thì chúng ta có đầy đủ Nghị quyết để thực hiện giám sát và kiểm tra.
Khi chúng ta công khai cho thấy tài sản đó chính đáng, minh bạch thì cũng là sự khích lệ cho mọi người làm. Nhưng nếu bộc lộ các mặt không minh bạch, mờ ám thì sẽ giúp giám sát tốt nhất. Trung ương hiện nay đang quan tâm đến tài sản của đối tượng do Trung ương quản lý thì địa phương cũng phải như vậy.
Tôi cho rằng mọi sự minh bạch đều có lợi cho tất cả, chỉ có những người không minh bạch thì người ta mới sợ thôi. Nếu không làm rõ ta cảm thấy không bình thường.
Vụ Yên Bái Thanh tra tỉnh đã vào cuộc, tuy nhiên vấn đề đặt ra là ông Giám đốc sở lại là em trai của Bí thư Tỉnh ủy, như vậy có đảm bảo khách quan không thưa ông?
Vụ ở Yên Bái, thanh tra tỉnh vào cuộc làm việc, ông Giám đốc sở là em trai của bà Bí thư tỉnh Ủy. Trong câu chuyện này, tôi cho rằng chính bà Bí Thư tỉnh Ủy nên chỉ đạo việc này, làm cho rõ ràng chuyện này chính là để bảo vệ uy tín của bà ấy.
Nếu không làm minh bạch thì người ta có quyền gắn kết mối quan hệ ấy với những tài sản và nhiều câu hỏi không thỏa đáng.
Tôi nghĩ là địa phương có những khu biệt thự, có những dị nghị này nọ thì nên vào kiểm tra cụ thể, làm rõ vấn đề. Nếu đúng thì để chứng minh đó là tài sản rõ ràng, có nguồn gốc, còn nếu có gì đó bất minh thì cũng có biện pháp để quản lý tốt. Đằng nào thì cũng phải làm cho rõ ràng.
Trước đây gần như quan chức về hưu mới xây dinh thự lớn, nay người đương chức thậm chí mới nhậm chức ở địa phương cũng xây dinh thự to, phải chẳng họ không còn e ngại dư luận?
Điều đó đang cho thấy chúng ta không làm mọi việc đến nơi đến chốn, không xử lý nên người ta có ý coi thường.
Vì thế, chúng ta phải làm cho rõ. Hiện tượng ấy như thế nào thì chúng ta phải làm cho rõ hơn. Quyền tài sản là quyền thiêng liêng nhưng tài sản đó phải là tài sản minh bạch.
Sắp tới chúng ta triển khai yếu tố liên quan đến quyền tài sản chắc chắn cơ chế nó sẽ rõ hơn. Nhưng bây giờ chúng ta nên chủ động làm trước vì những người này liên quan đến Đảng, hơn nữa Đảng đang cần uy tín và Đảng đang cần niềm tin nên cần thiết làm.
Theo ông, việc quan chức còn đương nhiệm có nên phô trương tài sản bằng việc đua nhau xây dinh thự, điều này có làm xấu hình ảnh?
Tôi không dùng từ xấu mà khiến người dân có những câu hỏi không được giải đáp. Nhất là trong tình trạng chúng ta thừa nhận tham nhũng đang còn nặng nề. Bản thân người đó phải chứng minh được tài sản của mình là chính đáng. Còn nếu bất chấp dư luận mà làm như thế thì đến lúc nào đó mọi thứ cũng sẽ rõ ràng.
Hiện nay những quan chức có kinh tế, câu hỏi tài sản ấy tính hợp pháp ở đâu vẫn chưa có câu trả lời.
Thậm chí theo tôi nghĩ, quan chức làm giàu chính đáng là một tấm gương, quan chức giàu thì mới làm giàu cho xã hội được. Cái đó cần phải minh bạch.
Tôi nghĩ rằng, hiện tượng ấy phản ánh một thực tế tiêu cực, mặt tích cực chưa rõ.
Như vậy, ông đánh giá như thế nào về việc kiểm soát, kê khai tài sản hàng năm vẫn được thực hiện và ai cũng biết lương quan chức không thuộc diện thu nhập cao, nhưng các biệt phủ, biệt thự vẫn mọc lên âm ầm?
Rõ ràng hiện nay vấn đề kê khai tài sản, thu nhập đang có vấn đề khi chúng ta còn duy trì một hệ thống tiền mặt lớn như thế này và sự thiếu minh bạch, đồng bộ.
Ở một số quốc gia họ quản lý tài sản rất nghiêm ngặt và Nhà nước còn thu thuế tài sản, thuế thu nhập. Chúng ta mới bắt đầu triển khai thu thuế thu nhập còn thuế tài sản đang chuẩn bị. Rõ ràng đang có khoảng trống lớn, nhưng những gì đã bộc lộ rồi và gây dư luận thì phải giải tỏa bằng cách minh bạch hóa.
Đây cũng là lúc để những người có tài sản chân chính lên tiếng, làm rõ còn cứ mù mờ lại không có lợi cho xã hội và cả những người đó.
Xin cảm ơn ông!
Bên hành lang Quốc hội, PV Báo điện tử Người Đưa Tin có cuộc trao đổi với ĐBQH Dương Trung Quốc (đoàn Đồng Nai) xung quanh vấn đề đang được dư luận đặc biệt quan tâm này.
Thưa đại biểu, những biệt phủ, dinh thự “khủng” được xây dựng rất nguy nga và tráng lệ của không ít quan chức địa phương như Yên Bái,... gây xôn xao dư luận?
Bất động sản, nhà ở là tài sản quan trọng của mỗi gia đình, con người và nó cũng thể hiện phần nào đó tiềm năng kinh tế của gia đình đó. Các quan chức thì ai cũng biết là ăn lương Nhà nước, nhưng chúng ta vẫn tạo điều kiện để quan chức có thể có những nguồn thu nhập chính đáng khác, ví dụ tham gia các hoạt động kinh tế, thừa kế tài sản... Nhưng rõ ràng, bất động sản, nhà đất của quan chức vượt quá suy nghĩ của người dân thì họ đặt ra câu hỏi là chính đáng.
Điều tốt nhất là nên làm sáng tỏ điều đó, bởi chúng ta có đầy đủ các mặt về pháp lý, công khai minh bạch và hơn nữa các quan chức đều là Đảng viên thì chúng ta có đầy đủ Nghị quyết để thực hiện giám sát và kiểm tra.
Khi chúng ta công khai cho thấy tài sản đó chính đáng, minh bạch thì cũng là sự khích lệ cho mọi người làm. Nhưng nếu bộc lộ các mặt không minh bạch, mờ ám thì sẽ giúp giám sát tốt nhất. Trung ương hiện nay đang quan tâm đến tài sản của đối tượng do Trung ương quản lý thì địa phương cũng phải như vậy.
Tôi cho rằng mọi sự minh bạch đều có lợi cho tất cả, chỉ có những người không minh bạch thì người ta mới sợ thôi. Nếu không làm rõ ta cảm thấy không bình thường.
Vụ Yên Bái Thanh tra tỉnh đã vào cuộc, tuy nhiên vấn đề đặt ra là ông Giám đốc sở lại là em trai của Bí thư Tỉnh ủy, như vậy có đảm bảo khách quan không thưa ông?
Vụ ở Yên Bái, thanh tra tỉnh vào cuộc làm việc, ông Giám đốc sở là em trai của bà Bí thư tỉnh Ủy. Trong câu chuyện này, tôi cho rằng chính bà Bí Thư tỉnh Ủy nên chỉ đạo việc này, làm cho rõ ràng chuyện này chính là để bảo vệ uy tín của bà ấy.
Nếu không làm minh bạch thì người ta có quyền gắn kết mối quan hệ ấy với những tài sản và nhiều câu hỏi không thỏa đáng.
Tôi nghĩ là địa phương có những khu biệt thự, có những dị nghị này nọ thì nên vào kiểm tra cụ thể, làm rõ vấn đề. Nếu đúng thì để chứng minh đó là tài sản rõ ràng, có nguồn gốc, còn nếu có gì đó bất minh thì cũng có biện pháp để quản lý tốt. Đằng nào thì cũng phải làm cho rõ ràng.
Trước đây gần như quan chức về hưu mới xây dinh thự lớn, nay người đương chức thậm chí mới nhậm chức ở địa phương cũng xây dinh thự to, phải chẳng họ không còn e ngại dư luận?
Điều đó đang cho thấy chúng ta không làm mọi việc đến nơi đến chốn, không xử lý nên người ta có ý coi thường.
Vì thế, chúng ta phải làm cho rõ. Hiện tượng ấy như thế nào thì chúng ta phải làm cho rõ hơn. Quyền tài sản là quyền thiêng liêng nhưng tài sản đó phải là tài sản minh bạch.
Sắp tới chúng ta triển khai yếu tố liên quan đến quyền tài sản chắc chắn cơ chế nó sẽ rõ hơn. Nhưng bây giờ chúng ta nên chủ động làm trước vì những người này liên quan đến Đảng, hơn nữa Đảng đang cần uy tín và Đảng đang cần niềm tin nên cần thiết làm.
Theo ông, việc quan chức còn đương nhiệm có nên phô trương tài sản bằng việc đua nhau xây dinh thự, điều này có làm xấu hình ảnh?
Tôi không dùng từ xấu mà khiến người dân có những câu hỏi không được giải đáp. Nhất là trong tình trạng chúng ta thừa nhận tham nhũng đang còn nặng nề. Bản thân người đó phải chứng minh được tài sản của mình là chính đáng. Còn nếu bất chấp dư luận mà làm như thế thì đến lúc nào đó mọi thứ cũng sẽ rõ ràng.
Hiện nay những quan chức có kinh tế, câu hỏi tài sản ấy tính hợp pháp ở đâu vẫn chưa có câu trả lời.
Thậm chí theo tôi nghĩ, quan chức làm giàu chính đáng là một tấm gương, quan chức giàu thì mới làm giàu cho xã hội được. Cái đó cần phải minh bạch.
Tôi nghĩ rằng, hiện tượng ấy phản ánh một thực tế tiêu cực, mặt tích cực chưa rõ.
Như vậy, ông đánh giá như thế nào về việc kiểm soát, kê khai tài sản hàng năm vẫn được thực hiện và ai cũng biết lương quan chức không thuộc diện thu nhập cao, nhưng các biệt phủ, biệt thự vẫn mọc lên âm ầm?
Rõ ràng hiện nay vấn đề kê khai tài sản, thu nhập đang có vấn đề khi chúng ta còn duy trì một hệ thống tiền mặt lớn như thế này và sự thiếu minh bạch, đồng bộ.
Ở một số quốc gia họ quản lý tài sản rất nghiêm ngặt và Nhà nước còn thu thuế tài sản, thuế thu nhập. Chúng ta mới bắt đầu triển khai thu thuế thu nhập còn thuế tài sản đang chuẩn bị. Rõ ràng đang có khoảng trống lớn, nhưng những gì đã bộc lộ rồi và gây dư luận thì phải giải tỏa bằng cách minh bạch hóa.
Đây cũng là lúc để những người có tài sản chân chính lên tiếng, làm rõ còn cứ mù mờ lại không có lợi cho xã hội và cả những người đó.
Xin cảm ơn ông!
Tác giả bài viết: Vũ Phương
Nguồn tin: