Thực trạng vi phạm bản quyền tác giả ở Nghệ An
- 10:42 12-06-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Cùng chung thực trạng với nhiều tỉnh, thành trong cả nước, ở Nghệ An, việc vi phạm bản quyền tác giả và quyền liên quan đang diễn ra thường xuyên trên nhiều lĩnh vực. Quản lý vi phạm bản quyền đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là khi Internet ngày càng phát triển.
Thói quen “xài chùa”
Vi phạm bản quyền tác giả và quyền liên quan trên các lĩnh vực văn học, nhiếp ảnh, âm nhạc... đã không còn là “chuyện lạ” ở Nghệ An. Một nhà nghiên cứu xã hội học đã từng phát biểu, dường như đi trên bất cứ tuyến đường nào, vào bất cứ ngõ, xóm nào cũng đều có thể bắt gặp tình trạng vi phạm bản quyền.
Các cửa hàng, doanh nghiệp mỗi ngày đều mở nhạc ầm ĩ từ sáng đến khuya; các băng rôn, khẩu hiệu, biển quảng cáo có sử dụng hình ảnh minh hoạ; các tác phẩm điện ảnh, phim truyền hình chưa được trình chiếu chính thức đã tràn ngập bản copy trên mạng... Trong số đó, mấy ai có có hiểu biết và ý thức để sử dụng tác phẩm hợp pháp với sự cho phép của chủ sở hữu tác phẩm? “Nhà nhà vi phạm, người người vi phạm” cùng với thói quen “xài chùa” dường như đã trở thành điều hiển nhiên.
Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực văn hoá - nghệ thuật, gần đây, vấn đề vi phạm bản quyền có xu hướng lan ra nhiều lĩnh vực khác. Mới đây nhất, ngày 10/3/2017, Sở VH&TT nhận được công văn của Công ty TNHH Piaggio Việt Nam về việc đề nghị xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Công văn có nội dung: Công ty TNHH Thương mại H.B, địa chỉ đường Lê Lợi, TP Vinh trước đây là đại lý uỷ quyền của Công ty TNHH Piaggio Việt Nam sử dụng trái phép biển hiệu và hình ảnh mang thương hiệu Piaggio và Vespa. Hành động này là vi phạm nghiêm trọng về sở hữu trí tuệ của Piaggio...
Thanh tra Sở VH&TT đã vào cuộc làm rõ sự việc, được biết, Công ty TNHH Thương mại H.B đã từng ký hợp đồng đại ký với Công ty Piaggio Việt Nam từ ngày 14/4/2013, nay đã hết hạn hợp đồng. Để giải quyết, Thanh tra Sở đề nghị hai bên thống nhất các điều kiện thanh lý hợp đồng; trong trường hợp không thống nhất được, đề nghị các bên gửi văn bản đơn phương chấm dứt hợp đồng, các văn bản gốc xác nhận được bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu tại Việt Nam do Cục Sở hữu trí tuệ cấp để có căn cứ xử lý theo quy định của pháp luật.
Tương tự như vậy, tháng 12/2016, thanh tra Sở VH&TT đã thành lập đoàn thanh tra về việc chấp hành các quy định pháp luật về quyền tác giả đối với chương trình phần mềm máy tính tại 5 doanh nghiệp. Đáng chú ý, tại Công ty cổ phần thương mại H.H (Siêu thị H.H), kiểm tra 8 phần mềm trên 6 máy tính đang hoạt động thì công ty chỉ cung cấp được các hoá đơn, hợp đồng, giấy phép sử dụng cho 2 phần mềm, còn 6 phần mềm khác bị xác định là đã sao chép, sử dụng mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
Trưởng đoàn thanh tra đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt 30.000.000 đồng. Vi phạm của Công ty cổ phần thương mại H.H chỉ là một trong số ít vi phạm bị phát hiện và xử lý, còn trên thực tế, vấn nạn vi phạm bản quyền phần mềm máy tính diễn ra phổ biến, không chỉ ở các doanh nghiệp, cửa hàng, hộ gia đình mà còn ở ngay các cơ quan, công sở nhà nước.
Cần lên án mạnh mẽ
Khi bàn về những khó khăn trong quản lý vi phạm bản quyền tác giả và quyền liên quan, Phó Chánh thanh tra Sở VH&TT Lê Khắc Hoàng cho biết, nhân lực “mỏng”, nhiệm vụ thanh tra hàng năm phải tiến hành trên nhiều lĩnh vực, cán bộ thanh tra khó có thể bao quát xuể. Hàng năm, thanh tra Sở cũng tiến hành kiểm tra định kỳ và đột xuất các cơ sở kinh doanh karaoke, quán bar, phòng trà, quán cà phê, chương trình nghệ thuật... có sử dụng âm nhạc; kiểm tra vi phạm bản quyền máy tính...
Tuy nhiên, quá trình thanh kiểm tra vẫn “nghiêng” về nhắc nhở, tuyên truyền pháp luật là chính, xử phạt thường ở “khung” nhẹ vì theo Phó Chánh thanh tra Sở, chế tài xử phạt trong lĩnh vực vi phạm bản quyền khá cao, trong khi đó các cơ sở kinh doanh ở Nghệ An quy mô nhỏ lẻ, doanh thu thấp!
Theo tìm hiểu, hàng năm số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo về vi phạm bản quyền mà Sở VH&TT tiếp nhận rất ít. Điều này dường như không đủ thuyết phục để nói rằng thực trạng vi phạm bản quyền trên địa bàn toàn tỉnh có xu hướng giảm đi, mà trái lại, càng thể hiện những hạn chế về nhận thức, ý thức của người dân nói chung, mỗi chủ sở hữu tác phẩm nói riêng về bản quyền “đứa con tinh thần” của mình.
Nhiều nhạc sỹ, nhiếp ảnh gia thừa nhận, họ chưa bao giờ đi “đòi” quyền lợi cho các tác phẩm bị vi phạm bản quyền của mình dù vẫn rất bức xúc khi thấy chúng bị sử dụng tràn lan với mục đích thương mại. Một số ít tác giả thì chỉ thể hiện sự phẫn nộ và giải toả tâm lý trên... Facebook! Rất ít tác phẩm văn hoá - nghệ thuật của các tác giả Nghệ An được đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ, đây cũng là hạn chế khiến cho các tác giả muốn “đi kiện” đòi quyền lợi gặp khó về cơ sở pháp lý.
Ngay cả khi đã đăng ký bản quyền nhưng thực trạng “đạo” tác phẩm ngang nhiên, tràn lan cũng khiến nhiều tác giả ngậm ngùi “bó tay”. Nhiếp ảnh gia Sỹ Minh chia sẻ: “Tôi có nhiều tác phẩm bị sao chép, vi phạm bản quyền nhưng phổ biến nhất là 2 bức ảnh Quảng trường Hồ Chí Minh và Quảng trường Bình Minh (TX. Cửa Lò). Mặc dù tôi đã đăng ký bản quyền ảnh nhưng các cơ sở kinh doanh vẫn cứ vô tư in ấn, bày bán, thậm chí còn tùy tiện chỉnh sáng, thay đổi màu sắc, bố cục... Vô tư “đạo” ảnh nhiều đến mức tôi đành lực bất tòng tâm, không có đủ thời gian, công sức để đấu tranh cho tác quyền của mình”.
Tốc độ phát triển của Internet cũng chồng chất thêm khó khăn cho các tác giả và cơ quan quản lý. Bà Nguyễn Thị Phước - Chủ tịch Hội VHNT Nghệ An chia sẻ: “Vi phạm bản quyền không phải giờ mới có nhưng giờ tinh vi hơn do công nghệ thông tin phát triển, việc sao chép rất dễ dàng. Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật thì vi phạm bản quyền càng nhiều, một năm số lượng tác phẩm lên đến con số hàng nghìn, không ai có thể khẳng định là đọc hết, nhớ hết được. Nhiều sao chép tinh vi kiểu lấy ý, lấy tứ thì rất khó phát hiện”.
Về giải pháp nhằm hạn chế tình trạng vi phạm bản quyền tác giả trên mọi lĩnh vực, Chủ tịch Hội VHNT Nghệ An cho rằng cần tăng tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân. Chính mỗi tác giả, mỗi người dân phải xem vi phạm bản quyền là điều xấu xa, không khác gì hành vi ăn cắp, cần lên án mạnh mẽ. Các cơ quan quản lý nhà nước khi phát hiện, xử lý vi phạm bản quyền nên công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để có sự răn đe, ngăn ngừa tái phạm.
Vi phạm bản quyền tác giả và quyền liên quan trên các lĩnh vực văn học, nhiếp ảnh, âm nhạc... đã không còn là “chuyện lạ” ở Nghệ An. Một nhà nghiên cứu xã hội học đã từng phát biểu, dường như đi trên bất cứ tuyến đường nào, vào bất cứ ngõ, xóm nào cũng đều có thể bắt gặp tình trạng vi phạm bản quyền.
Các cửa hàng, doanh nghiệp mỗi ngày đều mở nhạc ầm ĩ từ sáng đến khuya; các băng rôn, khẩu hiệu, biển quảng cáo có sử dụng hình ảnh minh hoạ; các tác phẩm điện ảnh, phim truyền hình chưa được trình chiếu chính thức đã tràn ngập bản copy trên mạng... Trong số đó, mấy ai có có hiểu biết và ý thức để sử dụng tác phẩm hợp pháp với sự cho phép của chủ sở hữu tác phẩm? “Nhà nhà vi phạm, người người vi phạm” cùng với thói quen “xài chùa” dường như đã trở thành điều hiển nhiên.
Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực văn hoá - nghệ thuật, gần đây, vấn đề vi phạm bản quyền có xu hướng lan ra nhiều lĩnh vực khác. Mới đây nhất, ngày 10/3/2017, Sở VH&TT nhận được công văn của Công ty TNHH Piaggio Việt Nam về việc đề nghị xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Công văn có nội dung: Công ty TNHH Thương mại H.B, địa chỉ đường Lê Lợi, TP Vinh trước đây là đại lý uỷ quyền của Công ty TNHH Piaggio Việt Nam sử dụng trái phép biển hiệu và hình ảnh mang thương hiệu Piaggio và Vespa. Hành động này là vi phạm nghiêm trọng về sở hữu trí tuệ của Piaggio...
Thanh tra Sở VH&TT đã vào cuộc làm rõ sự việc, được biết, Công ty TNHH Thương mại H.B đã từng ký hợp đồng đại ký với Công ty Piaggio Việt Nam từ ngày 14/4/2013, nay đã hết hạn hợp đồng. Để giải quyết, Thanh tra Sở đề nghị hai bên thống nhất các điều kiện thanh lý hợp đồng; trong trường hợp không thống nhất được, đề nghị các bên gửi văn bản đơn phương chấm dứt hợp đồng, các văn bản gốc xác nhận được bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu tại Việt Nam do Cục Sở hữu trí tuệ cấp để có căn cứ xử lý theo quy định của pháp luật.
Tương tự như vậy, tháng 12/2016, thanh tra Sở VH&TT đã thành lập đoàn thanh tra về việc chấp hành các quy định pháp luật về quyền tác giả đối với chương trình phần mềm máy tính tại 5 doanh nghiệp. Đáng chú ý, tại Công ty cổ phần thương mại H.H (Siêu thị H.H), kiểm tra 8 phần mềm trên 6 máy tính đang hoạt động thì công ty chỉ cung cấp được các hoá đơn, hợp đồng, giấy phép sử dụng cho 2 phần mềm, còn 6 phần mềm khác bị xác định là đã sao chép, sử dụng mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
Trưởng đoàn thanh tra đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt 30.000.000 đồng. Vi phạm của Công ty cổ phần thương mại H.H chỉ là một trong số ít vi phạm bị phát hiện và xử lý, còn trên thực tế, vấn nạn vi phạm bản quyền phần mềm máy tính diễn ra phổ biến, không chỉ ở các doanh nghiệp, cửa hàng, hộ gia đình mà còn ở ngay các cơ quan, công sở nhà nước.
Cần lên án mạnh mẽ
Khi bàn về những khó khăn trong quản lý vi phạm bản quyền tác giả và quyền liên quan, Phó Chánh thanh tra Sở VH&TT Lê Khắc Hoàng cho biết, nhân lực “mỏng”, nhiệm vụ thanh tra hàng năm phải tiến hành trên nhiều lĩnh vực, cán bộ thanh tra khó có thể bao quát xuể. Hàng năm, thanh tra Sở cũng tiến hành kiểm tra định kỳ và đột xuất các cơ sở kinh doanh karaoke, quán bar, phòng trà, quán cà phê, chương trình nghệ thuật... có sử dụng âm nhạc; kiểm tra vi phạm bản quyền máy tính...
Tuy nhiên, quá trình thanh kiểm tra vẫn “nghiêng” về nhắc nhở, tuyên truyền pháp luật là chính, xử phạt thường ở “khung” nhẹ vì theo Phó Chánh thanh tra Sở, chế tài xử phạt trong lĩnh vực vi phạm bản quyền khá cao, trong khi đó các cơ sở kinh doanh ở Nghệ An quy mô nhỏ lẻ, doanh thu thấp!
Theo tìm hiểu, hàng năm số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo về vi phạm bản quyền mà Sở VH&TT tiếp nhận rất ít. Điều này dường như không đủ thuyết phục để nói rằng thực trạng vi phạm bản quyền trên địa bàn toàn tỉnh có xu hướng giảm đi, mà trái lại, càng thể hiện những hạn chế về nhận thức, ý thức của người dân nói chung, mỗi chủ sở hữu tác phẩm nói riêng về bản quyền “đứa con tinh thần” của mình.
Nhiều nhạc sỹ, nhiếp ảnh gia thừa nhận, họ chưa bao giờ đi “đòi” quyền lợi cho các tác phẩm bị vi phạm bản quyền của mình dù vẫn rất bức xúc khi thấy chúng bị sử dụng tràn lan với mục đích thương mại. Một số ít tác giả thì chỉ thể hiện sự phẫn nộ và giải toả tâm lý trên... Facebook! Rất ít tác phẩm văn hoá - nghệ thuật của các tác giả Nghệ An được đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ, đây cũng là hạn chế khiến cho các tác giả muốn “đi kiện” đòi quyền lợi gặp khó về cơ sở pháp lý.
Ngay cả khi đã đăng ký bản quyền nhưng thực trạng “đạo” tác phẩm ngang nhiên, tràn lan cũng khiến nhiều tác giả ngậm ngùi “bó tay”. Nhiếp ảnh gia Sỹ Minh chia sẻ: “Tôi có nhiều tác phẩm bị sao chép, vi phạm bản quyền nhưng phổ biến nhất là 2 bức ảnh Quảng trường Hồ Chí Minh và Quảng trường Bình Minh (TX. Cửa Lò). Mặc dù tôi đã đăng ký bản quyền ảnh nhưng các cơ sở kinh doanh vẫn cứ vô tư in ấn, bày bán, thậm chí còn tùy tiện chỉnh sáng, thay đổi màu sắc, bố cục... Vô tư “đạo” ảnh nhiều đến mức tôi đành lực bất tòng tâm, không có đủ thời gian, công sức để đấu tranh cho tác quyền của mình”.
Tốc độ phát triển của Internet cũng chồng chất thêm khó khăn cho các tác giả và cơ quan quản lý. Bà Nguyễn Thị Phước - Chủ tịch Hội VHNT Nghệ An chia sẻ: “Vi phạm bản quyền không phải giờ mới có nhưng giờ tinh vi hơn do công nghệ thông tin phát triển, việc sao chép rất dễ dàng. Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật thì vi phạm bản quyền càng nhiều, một năm số lượng tác phẩm lên đến con số hàng nghìn, không ai có thể khẳng định là đọc hết, nhớ hết được. Nhiều sao chép tinh vi kiểu lấy ý, lấy tứ thì rất khó phát hiện”.
Về giải pháp nhằm hạn chế tình trạng vi phạm bản quyền tác giả trên mọi lĩnh vực, Chủ tịch Hội VHNT Nghệ An cho rằng cần tăng tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân. Chính mỗi tác giả, mỗi người dân phải xem vi phạm bản quyền là điều xấu xa, không khác gì hành vi ăn cắp, cần lên án mạnh mẽ. Các cơ quan quản lý nhà nước khi phát hiện, xử lý vi phạm bản quyền nên công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để có sự răn đe, ngăn ngừa tái phạm.
Ngày 2/6/2017, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 309/KH-UBND triển khai thực hiện Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 20/1/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Tăng cường năng lực quản lý và thực thi có hiệu quả pháp luật bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan đến năm 2020, định hướng đến năm 2025” trên địa bàn Nghệ An. Theo đó, thời gian tới, tỉnh sẽ triển khai phối hợp xây dựng Website liên thông cơ sở dữ liệu về đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan với hệ thống dữ liệu của các cơ quan thực thi pháp luật quyền tác giả, quyền liên quan. Cùng với đó, rà soát, đánh giá toàn bộ hệ thống vị trí việc làm công tác quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan tại các địa phương, đơn vị; kịp thời có đánh giá, bố trí sắp xếp cán bộ phù hợp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. |
Tác giả: Phước Anh
Nguồn tin: Báo Nghệ An
Nguồn tin: Báo Nghệ An