Sau 1 tuần đi tập bơi, bé gái 8 tuổi bị viêm toàn bộ âm đạo
- 10:06 11-06-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Lúc đầu đi tập bơi về, cháu H. chỉ thấy hơi ngứa, nhưng sau 1 tuần cháu có nhiều biểu hiện bất thường, cho đi khám thì phát hiện bị viêm toàn bộ âm đạo.
Đoạn tuyệt đi bơi vì bị viêm âm đạo
Đó là trường hợp cháu Nguyễn Thị H. (8 tuổi, ở Trung Kính – Cầu Giấy – Hà Nội). Trao đổi với chúng tôi, chị Hoa (mẹ cháu H.) cho biết, sau sự việc cháu bị viêm âm đạo do đi tắm, cháu không chỉ sợ đi tập bơi mà còn sợ cả nước.
Theo mẹ cháu H., sự việc xảy ra khi cháu đi tập bơi 1 tuần, tại bể bơi đóng trên địa bàn quận Thanh Xuân. “Khi còn nhỏ, chúng tôi cho cháu bơi trong bể tại nhà (bể phao), khi lớn cháu nói rất thích học bơi. Vì thế gia đình tôi đã đưa cháu ra một bể bơi ở quận Thanh Xuân để đăng ký.
Ban đầu cháu rất hào hứng đi tập, được vài hôm cháu kêu ngứa bộ phận sinh dục, sau đó 1 tuần, khi cháu tiếp tục kêu ngứa ngáy, chúng tôi kiểm tra thì phát hiện âm đạo cháu bị đỏ. Quá lo lắng, chúng tôi đã đưa cháu vào Bệnh viện Phụ sản Hà Nội khám”, chị Hoa cho hay.
Kết quả soi tươi và làm xét nghiệm cho thấy, cháu bị viêm toàn bộ âm đạo. Ngay sau đó cháu được các bác sĩ chỉ định điều trị. “Rất may, sau khi điều trị, các bác sĩ cho biết chỉ viêm nhiễm ở vùng ngoài, nên không ảnh hưởng về sau”, chị Hoa nói.
Đó là trường hợp cháu Nguyễn Thị H. (8 tuổi, ở Trung Kính – Cầu Giấy – Hà Nội). Trao đổi với chúng tôi, chị Hoa (mẹ cháu H.) cho biết, sau sự việc cháu bị viêm âm đạo do đi tắm, cháu không chỉ sợ đi tập bơi mà còn sợ cả nước.
Theo mẹ cháu H., sự việc xảy ra khi cháu đi tập bơi 1 tuần, tại bể bơi đóng trên địa bàn quận Thanh Xuân. “Khi còn nhỏ, chúng tôi cho cháu bơi trong bể tại nhà (bể phao), khi lớn cháu nói rất thích học bơi. Vì thế gia đình tôi đã đưa cháu ra một bể bơi ở quận Thanh Xuân để đăng ký.
Ban đầu cháu rất hào hứng đi tập, được vài hôm cháu kêu ngứa bộ phận sinh dục, sau đó 1 tuần, khi cháu tiếp tục kêu ngứa ngáy, chúng tôi kiểm tra thì phát hiện âm đạo cháu bị đỏ. Quá lo lắng, chúng tôi đã đưa cháu vào Bệnh viện Phụ sản Hà Nội khám”, chị Hoa cho hay.
Kết quả soi tươi và làm xét nghiệm cho thấy, cháu bị viêm toàn bộ âm đạo. Ngay sau đó cháu được các bác sĩ chỉ định điều trị. “Rất may, sau khi điều trị, các bác sĩ cho biết chỉ viêm nhiễm ở vùng ngoài, nên không ảnh hưởng về sau”, chị Hoa nói.
Chị Hoa chia sẻ với chúng tôi về tình trạng viêm nhiễm mà con mình gặp phải.
Được biết, từ trước đến nay cháu H. chưa bao giờ bị viêm nhiễm như vậy, đặc biệt từ sau khi điều trị đến nay, qua theo dõi cũng không thấy cháu bị ngứa hay viêm nhiễm gì. “Chính vì thế, chúng tôi khẳng định cháu bị viêm âm đạo là do đi tập bơi ở bể bơi”, chị Hoa cho hay.
Khi chúng tôi đặt câu hỏi về việc lựa chọn bể bơi trước khi đăng ký, chị Hoa cho rằng, bằng mắt thường thì rất khó để phân biệt được bể bơi nào sạch, bể bơi nào bẩn.
“Bác sĩ nói cháu bị viêm nhiễm có thể do nước bể bơi, nhưng cũng có khả năng do lây chéo khi đi bơi”, chị Hoa cho hay. Được biết, cũng kể từ khi bị viêm âm đạo, con chị Hoa “đoạn tuyệt” hoàn toàn với việc tập bơi.
Không chỉ viêm âm đạo mà còn nhiều bệnh khác
Liên quan đến vấn đề này, bác sĩ sản khoa Lê Thị Kim Dung (Khoa sản – Trung tâm Y tế Lao động Thái Hà – Hà Nội) cho biết, việc bị viêm âm đạo khi đi bơi rất thường gặp và bản thân bác sĩ Dung cũng đã cảnh báo rất nhiều lần.
Bể bơi không đảm bảo chất lượng dễ mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Theo BS Dung, viêm âm đạo có thể là do chất lượng nước hồ bơi, cũng có thể do nhiễm nấm có ở hồ bơi hoặc ở quần áo bơi (được thuê tại bể). Chính vì thế, BS Dung khuyên, chị em không nên mặc đồ ướt quá lâu sau khi bơi xong.
Đặc biệt, sau khi bơi xong cần đi vệ sinh, rửa âm đạo bằng nước sạch. Lưu ý khi rửa không nên thụt quá sâu vào trong, vì như vậy sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn vào sâu hệ thống sinh sản.
Ngoài ra, khi người phụ nữ đi bơi về thấy có biểu hiện ngứa rát âm đạo, âm hộ, tiểu rát, ra nhiều khí hư sền sệt màu trắng đục như sữa và có mùi chua, cảm thấy đau ở hai hố chậu… thì cần phải đến các cơ sở y tế để kiểm tra, sớm có phương pháp điều trị thích hợp.
Cũng liên quan đến vấn đề này, trao đổi với phóng viên TS.BS Phạm Thị Minh Phương (Bệnh viện Da liễu Trung ương) cho biết, khi đi tắm ở bể bơi kém chất lượng, ngoài việc mắc các bệnh phụ khoa, người đi bơi còn mắc hàng loạt các bệnh da liễu khác.
Theo TS Phương, những bệnh thường hay gặp phải nhất đó là tai mũi họng, phụ khoa, da liễu, tiêu hóa…”Khi đi bơi, vô tình người bơi uống một ngụm nước nhỏ ở bể thì đó là nguồn cơn gây nên hàng loạt các bệnh về đường tiêu hóa”, TS Phương nói.
Đối với bệnh da liễu, qua quá trình khám chữa bệnh TS Phương đã gặp không ít trường hợp đi bơi mắc bệnh phải đến viện điều trị. Nguyên nhân bắt nguồn từ nước bể bơi không sạch hoặc là do dị ứng từ các loại hóa chất có trong nước, điển hình như hóa chất chlorine.
“Một bệnh nhân sau khi đi bơi về, mặt nổi đầy trứng cá, sau đó đã phải đến viện điều trị trong một thời gian dài mới khỏi hay như trường hợp một cháu bé 8 tuổi, bị viêm da cơ địa. Sau khi đi bơi ở bể về cháu bị ngứa toàn thân, da bong tróc nứt nẻ, sau khi nhập viện chúng tôi phải điều trị cho cháu”, TS Phương chia sẻ.
Để phòng bệnh khi đi tắm ở bể bơi, TS Phương cho rằng, mọi người nên chọn bể bơi có mật độ người đến tắm thấp, nhằm giảm sự lây nhiễm. Ngoài ra, cần chọn các bể bơi có nơi tắm dội trước và sau bơi và bể bơi đó phải thường xuyên được kiểm tra, thay nước…
Tác giả bài viết: Lê Phương
Nguồn tin: