Vụ Ngân hàng Vietcombank-Bài 4: Nhiều “điểm mờ” cần được làm rõ trong hồ sơ vụ việc
- 14:19 09-06-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Sau khi báo TH&CL đăng tải công văn phản hồi của Ngân hàng Vietcombank về việc kê biên căn nhà số 44 Liễu Giai, phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội. Ông Nguyễn Phúc Tấn, đại diện của gia đình GS. Toán học Nguyễn Văn Thoại và bà Nguyễn Hồng Phấn cho rằng bản chất sự việc không phải như vậy.
Theo ông Nguyễn Phúc Tấn cho biết, trong phần chứng nhận của Hợp đồng thế chấp tài sản và Phụ lục hợp đồng thế chấp tài sản, có nhiều “dấu vết” của việc sửa chữa. Đồng thời, hàng loạt công việc liên quan đến hồ sơ vụ việc này đều được hoàn thành một cách. . . “thần tốc”, cụ thể như sau:
Thứ nhất, “mập mờ” trong ngày tháng kí chứng nhận của công chứng viên phòng công chứng số 6. Trong phần xác nhận của công chứng viên Phòng công chứng số 6, ông Nguyễn Chí Thiện ngày 9/10/2016 nhưng phần chứng nhận ghi bằng chữ, lại ghi: “Hôm nay, ngày 9/10/2016 (ngày mùng 9, tháng chín năm hai nghìn không trăm linh sáu). Phần số ghi ngày chứng nhận là 9/10/006 có dấu hiệu bị sửa chữa. Phần chữ lại ghi là ngày mùng chín tháng chín năm hai nghìn không trăm linh sáu. Như vậy, không hiểu hợp đồng này được công chứng viên chứng nhận vào ngày nào là chính xác?!
Thứ hai, “mập mờ” trong việc chứng nhận hợp đồng thế chấp và phụ lục hợp đồng thế chấp. Tại bản hợp đồng thế chấp ngày 09/10/2006, ghi rõ: Ngày 09/10/2006 tại Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương số 198 Trần Quang Khải, quận Hoàn Kiếm, Tp. Hà Nội, hai bên thỏa thuận, nhất trí ký hợp đồng thế chấp tài sản. Trong khi phần chứng nhận của công chứng viên Nguyễn Chí Thiện lại ghi: Hôm nay, ngày 09/10/2006 tại Phòng công chứng số 6 Thành phố Hà Nội, số 18 đường Kim Đồng, quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội, “bên thế chấp” đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong hợp đồng và đã ký vào hợp đồng này trước sự có mặt của tôi.
Theo quy định tại Luật công chứng thì công chứng viên chỉ được công chứng ngoài trụ sở công chứng trong một số trường hợp đặc biệt đã được quy định tại Luật. Vậy, trong ngày 9/10/2006, bản hợp đồng thế chấp tài sản này được ký tại Sở Giao dịch Ngân hàng VCB, 198 Trần Quang Khải, phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm hay tại Phòng công chứng số 6, số 18 Kim Đồng, quận Hoàng Mai?! Phía Ngân hàng VCB đã “khai man lý lịch” rằng, bản hợp đồng này được ký tại 198 Trần Quang Khải hay công chứng viên Phòng công chứng số 6, cố tình xác nhận “nhầm” về việc bản hợp đồng này được ký tại số 18 Kim Đồng? Ở đây, phía công chứng viên Phòng công chứng số 6 và Ngân hàng VCB ai đang cố tình “nhập nhèm” về địa điểm ký bản hợp đồng thế chấp? Động cơ đằng sau việc “nhập nhèm” này là gì?
Trong phụ lục hợp đồng thế chấp ký ngày 5/4/2007 của gia đình bà Nguyễn Hồng Phấn với phía Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cũng xảy ra hiện tượng tương tự.
Việc ký công chứng Hợp đồng thế chấp và phụ lục hợp đồng thế chấp của công chứng viên Nguyễn Chí Thiện, Phòng công chứng số 6, Tp. Hà Nội có nhiều dấu hiệu vi phạm điều 39, điều 43, điều 45 Nghị định 75/2000/NĐ – CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 Nghị định Chính phủ về công chứng, chứng thực.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Chí Thiện, Trưởng phòng Công chứng số 2, Tp. Hà Nội (vào thời điểm ký chứng nhận hợp đồng thế chấp và phụ lục hợp đồng thế chấp của gia đình bà Phấn với Ngân hàng VCB ông Thiện đang là công chứng viên phòng công chứng số 6, Tp. Hà Nội) khẳng định: “Tôi không giải thích gì về vấn đề này”.
Thứ ba, hợp đồng thế chấp tài sản giữa gia đình bà Nguyễn Hồng Phấn và Ngân hàng VCB ký ngày 9/10/2006 tại Sở Giao dịch Ngân hàng VCB. Được công chứng ngày 9/10/2006, tại Phòng công chứng số 6. Được nộp vào Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Ba Đình chứng nhận ngày 9/10/2006. Và cũng ngay lập tức được Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Ba Đình chứng nhận ngày 9/10/2006.
Như vậy, trong cùng một ngày Ngân hàng VCB vừa ký hợp đồng tại Ngân hàng, vừa xác nhận tại Phòng công chứng số 6, vừa nộp vào Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Ba Đình. Thậm chí dư luận còn cho rằng, không lẽ Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường đã chờ sẵn văn bản này để ký đóng dấu chứng nhận ngay lập tức?!
Chính bởi những điểm mờ trong bản hợp đồng, ông Nguyễn Phúc Tấn cho rằng các cơ quan chức năng cần làm rõ liệu hồ sơ vụ việc có được giải quyết đúng quy trình theo quy định của pháp luật, hay đây là sự cố tình hợp pháp hóa hồ sơ của vụ việc của Ngân hàng VCB?!
Báo Thương hiệu và Công luận sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về vấn đề này!
Thứ nhất, “mập mờ” trong ngày tháng kí chứng nhận của công chứng viên phòng công chứng số 6. Trong phần xác nhận của công chứng viên Phòng công chứng số 6, ông Nguyễn Chí Thiện ngày 9/10/2016 nhưng phần chứng nhận ghi bằng chữ, lại ghi: “Hôm nay, ngày 9/10/2016 (ngày mùng 9, tháng chín năm hai nghìn không trăm linh sáu). Phần số ghi ngày chứng nhận là 9/10/006 có dấu hiệu bị sửa chữa. Phần chữ lại ghi là ngày mùng chín tháng chín năm hai nghìn không trăm linh sáu. Như vậy, không hiểu hợp đồng này được công chứng viên chứng nhận vào ngày nào là chính xác?!
Thứ hai, “mập mờ” trong việc chứng nhận hợp đồng thế chấp và phụ lục hợp đồng thế chấp. Tại bản hợp đồng thế chấp ngày 09/10/2006, ghi rõ: Ngày 09/10/2006 tại Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương số 198 Trần Quang Khải, quận Hoàn Kiếm, Tp. Hà Nội, hai bên thỏa thuận, nhất trí ký hợp đồng thế chấp tài sản. Trong khi phần chứng nhận của công chứng viên Nguyễn Chí Thiện lại ghi: Hôm nay, ngày 09/10/2006 tại Phòng công chứng số 6 Thành phố Hà Nội, số 18 đường Kim Đồng, quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội, “bên thế chấp” đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong hợp đồng và đã ký vào hợp đồng này trước sự có mặt của tôi.
Theo quy định tại Luật công chứng thì công chứng viên chỉ được công chứng ngoài trụ sở công chứng trong một số trường hợp đặc biệt đã được quy định tại Luật. Vậy, trong ngày 9/10/2006, bản hợp đồng thế chấp tài sản này được ký tại Sở Giao dịch Ngân hàng VCB, 198 Trần Quang Khải, phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm hay tại Phòng công chứng số 6, số 18 Kim Đồng, quận Hoàng Mai?! Phía Ngân hàng VCB đã “khai man lý lịch” rằng, bản hợp đồng này được ký tại 198 Trần Quang Khải hay công chứng viên Phòng công chứng số 6, cố tình xác nhận “nhầm” về việc bản hợp đồng này được ký tại số 18 Kim Đồng? Ở đây, phía công chứng viên Phòng công chứng số 6 và Ngân hàng VCB ai đang cố tình “nhập nhèm” về địa điểm ký bản hợp đồng thế chấp? Động cơ đằng sau việc “nhập nhèm” này là gì?
Trong phụ lục hợp đồng thế chấp ký ngày 5/4/2007 của gia đình bà Nguyễn Hồng Phấn với phía Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cũng xảy ra hiện tượng tương tự.
Việc ký công chứng Hợp đồng thế chấp và phụ lục hợp đồng thế chấp của công chứng viên Nguyễn Chí Thiện, Phòng công chứng số 6, Tp. Hà Nội có nhiều dấu hiệu vi phạm điều 39, điều 43, điều 45 Nghị định 75/2000/NĐ – CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 Nghị định Chính phủ về công chứng, chứng thực.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Chí Thiện, Trưởng phòng Công chứng số 2, Tp. Hà Nội (vào thời điểm ký chứng nhận hợp đồng thế chấp và phụ lục hợp đồng thế chấp của gia đình bà Phấn với Ngân hàng VCB ông Thiện đang là công chứng viên phòng công chứng số 6, Tp. Hà Nội) khẳng định: “Tôi không giải thích gì về vấn đề này”.
Thứ ba, hợp đồng thế chấp tài sản giữa gia đình bà Nguyễn Hồng Phấn và Ngân hàng VCB ký ngày 9/10/2006 tại Sở Giao dịch Ngân hàng VCB. Được công chứng ngày 9/10/2006, tại Phòng công chứng số 6. Được nộp vào Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Ba Đình chứng nhận ngày 9/10/2006. Và cũng ngay lập tức được Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Ba Đình chứng nhận ngày 9/10/2006.
Như vậy, trong cùng một ngày Ngân hàng VCB vừa ký hợp đồng tại Ngân hàng, vừa xác nhận tại Phòng công chứng số 6, vừa nộp vào Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Ba Đình. Thậm chí dư luận còn cho rằng, không lẽ Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường đã chờ sẵn văn bản này để ký đóng dấu chứng nhận ngay lập tức?!
Chính bởi những điểm mờ trong bản hợp đồng, ông Nguyễn Phúc Tấn cho rằng các cơ quan chức năng cần làm rõ liệu hồ sơ vụ việc có được giải quyết đúng quy trình theo quy định của pháp luật, hay đây là sự cố tình hợp pháp hóa hồ sơ của vụ việc của Ngân hàng VCB?!
Báo Thương hiệu và Công luận sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về vấn đề này!
Tác giả: Lê Đại
Nguồn tin: Báo Thương hiệu & Công luận
Nguồn tin: Báo Thương hiệu & Công luận