"Thánh ăn" đất Hà Thành: "Giờ gần 80 tuổi rồi nên mỗi bữa tôi chỉ ăn 7 bát cơm"
- 10:21 06-06-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ở tuổi 78, mặc dù ăn vẫn không có cảm giác no nhưng ông Phùng Văn Lự (Ba Vì, Hà Nội) đã không còn ăn nhiều như trước.
Thánh ăn nặng 44 kg
Hàng ngày, ông Lự dậy từ lúc 4h15 sáng, tập thể dục 30 phút rồi dọn dẹp nhà cửa. Điều đặc biệt, dù đã gần 80 tuổi nhưng ông vẫn lao động như một thanh niên trai tráng khỏe mạnh.
Trước ông Lự, lịch sử Việt Nam từng có những ông trạng ăn nổi danh như Lê Nại ở Hải Dương (ăn 18 bát cơm, 12 bát canh), Lê Như Hổ ở Hưng Yên một mình ăn hết một mâm cỗ đầy. Thời nay thì có ông được người dân gọi với biệt danh “ông Lự bụng không đáy”.
Bao năm nay, ông Lự nổi tiếng toàn xã về sức ăn, sức làm.
“Hỏi thăm nhà ông Lự ăn nhiều ở Tăng Cấu chứ gì, đến mà xem ông ăn, ông làm nhé. Thanh niên còn thua xa. Ông ấy chuyên kiếm tiền ở các đám cưới về tài ăn đấy. Đặc biệt, xôi là món khoái khẩu đó, ông ăn xôi giỏi nhất luôn”, một người dân khu vực cho biết khi chúng tôi hỏi thăm nhà ông.
Đến nhà đúng lúc ông Lự vừa bẻ vải cho con đi bán ở chợ. Điều đặc biệt, dị nhân nổi tiếng ăn không biết no lại là người đàn ông nhỏ thó, gầy guộc. Mái đầu ông đã bạc trắng nhưng da dẻ hồng hào, ăn nói, cử chỉ hết sức nhanh nhẹn.
Trò chuyện với chúng tôi, ông cho biết: “Từ trước tới giờ, thời thanh niên tôi béo nhất là 53 kg. Sau khi lấy vợ thì giữ mức 50 kg. Hiện tại, tuổi cao nên tôi còn 44 kg. Đáng mừng nhất là trước giờ tôi không hề biết đến ốm đau. Thỉnh thoảng tôi bị ho, nhức đầu sổ mũi vào mùa đông khi gió mùa về thôi”.
Xa xưa, nhà ông thuộc hàng giàu có trong làng. Cha ông là địa chủ lớn, có trong tay hơn 30 mẫu ruộng, nhà có hàng chục trâu, lợn nên không bao giờ phải lo lắng chuyện cái ăn, cái mặc.
Thời đó, ông là một trong số ít người được sắm xe đạp peugeot, ông theo học tại Trường Tiểu học Phùng Hưng dưới thị xã Sơn Tây (một ngôi trường do Pháp mở). Đi học xa nhà, được chu cấp tiền ăn, tiền học đầy đủ, tuy nhiên, tháng nào ông cũng phải về nhà lấy thêm gạo.
Năm 15 tuổi, ông Lự ăn khỏe lắm, ăn bao nhiêu cũng không thấy no. Cũng chính vì vậy mà ông Lự phải đổi từ loại bát nhỏ sang bát tô loại to để không phải lấy cơm nhiều lần. Hồi đó, bạn bè trong lớp phát hoảng khi nhìn ông ăn.
Khi Nhà nước tiến hành cải cách ruộng đất, nhà ông bị tịch thu gia sản, ruộng đất, ông phải bươn trải để kiếm sống phụ giúp gia đình. Theo kinh tế gia đình eo hẹp, ông cũng bóp bụng, nhịn ăn.
Cũng như bao trai tráng khác, 20 tuổi, ông Lự lên đường nhập ngũ. Theo tiêu chuẩn, mỗi binh sĩ được 12 kg lương thực mỗi tháng, sau tăng lên 15 kg rồi 21 kg. Thời chinh chiến, quân lương không được đầy đủ, người ăn khỏe như ông luôn cảm thấy đói.
Hòa bình lập lại, ông trở về quê hương làm kinh tế và xây dựng gia đình. Kinh tế những ngày đầu chật vât, ông cũng bươn trải nhiều nơi để kiếm tiền. Hễ chỗ nào có người thuê, người mướn thì ông làm. Theo như ông kể, những tháng ngày đó, bản thân chỉ ăn để duy trì sự sống chứ không có đủ cơm, rau để ăn no đúng nghĩa.
Cũng vì ăn nhiều mà ông có một đôi đũa riêng do mình tự vót. Đôi đũa này to, dài hơn nhiều so với đũa của người bình thường. Vì ông sử dụng bát ô tô nên đũa cũng phải dài hơn thì mới tiện cho việc và cơm, gắp thức ăn.
Không dám ăn no
Trước giờ ăn trưa, ông khoe với chúng tôi về đôi đũa “đặc biệt”. Bản thân ông vẫn nói mình là người ăn rất khỏe nhưng lại dùng bữa một cách chậm chạp. So với những người bằng tuổi, ông vẫn thuộc dạng ăn nhiều. Nhưng, chỉ ăn 2 bát tô (tương đương 5 bát cơm bình thường) thì ông dừng lại. Ông Lừ bảo, không no nhưng không muốn ăn thêm nữa.
Bà Phan Thị Lỳ, vợ ông cho hay, năm nay ông ăn yếu hơn nên mỗi bữa bà cũng chỉ nấu bình thường. Trước đây bà phải nấu nồi to, thức ăn phải nấu số lượng hơn. “Sáng nay ông uống rượu hơi quá rồi nên không ăn được đâu. Ngày nào ông cũng uống chút rượu”, bà Lỳ cho hay.
Mấy chục năm qua, ông Lừ ăn nhưng không bao giờ có cảm giác no. Thời trẻ thì thiếu thốn nên ông không “thả phanh” ăn. Còn hiện tại, bản thân tiếp xúc với sách báo, ông biết ăn nhiều không tốt nên hạn chế.
Bước qua tuổi 78, ông Lừ ăn ít hơn. Cũng từ năm ngoái, ông chuyển sang dùng bát, đũa kích thước bé lại. Hiện tại, ông dùng chiếc bát inox to gấp đôi bát con thông thường.
“Trước kia là ăn no mặc ấm, bây giờ kinh tế phát triển hơn, người dân hướng đến ăn ngon mặc đẹp. Nói đến cái ăn thì không còn thiếu thốn như hồi xưa nữa. Nhưng, giờ có tuổi rồi, sức khỏe chắc chắn không được như ngày nào nên tôi phải điều chỉnh chế độ ăn cho mình, mỗi bữa tôi không còn ăn nhiều như trước nữa, chỉ khoảng 7 bát", ông cho biết.
Ông Lự cho hay, gia đình hầu như không phải đi chợ mua đồ ăn vì lúa, gà, lợn, cá, rau... cái gì cũng có cả. Để có sức khỏe như ngày hôm nay, một phần cũng vì ông ăn uống cẩn thận, chỉ ăn đồ sạch của nhà làm được chứ hiếm khi phải ăn ngoài hàng quán. Bao năm qua, ông không phải đi khám bệnh bởi cơ thể vẫn rất khỏe mạnh.
Hàng ngày, ông Lự dậy từ lúc 4h15 sáng, tập thể dục 30 phút rồi dọn dẹp nhà cửa. Điều đặc biệt, dù đã gần 80 tuổi nhưng ông vẫn lao động như một thanh niên trai tráng khỏe mạnh.
Trước ông Lự, lịch sử Việt Nam từng có những ông trạng ăn nổi danh như Lê Nại ở Hải Dương (ăn 18 bát cơm, 12 bát canh), Lê Như Hổ ở Hưng Yên một mình ăn hết một mâm cỗ đầy. Thời nay thì có ông được người dân gọi với biệt danh “ông Lự bụng không đáy”.
Bao năm nay, ông Lự nổi tiếng toàn xã về sức ăn, sức làm.
“Hỏi thăm nhà ông Lự ăn nhiều ở Tăng Cấu chứ gì, đến mà xem ông ăn, ông làm nhé. Thanh niên còn thua xa. Ông ấy chuyên kiếm tiền ở các đám cưới về tài ăn đấy. Đặc biệt, xôi là món khoái khẩu đó, ông ăn xôi giỏi nhất luôn”, một người dân khu vực cho biết khi chúng tôi hỏi thăm nhà ông.
Đến nhà đúng lúc ông Lự vừa bẻ vải cho con đi bán ở chợ. Điều đặc biệt, dị nhân nổi tiếng ăn không biết no lại là người đàn ông nhỏ thó, gầy guộc. Mái đầu ông đã bạc trắng nhưng da dẻ hồng hào, ăn nói, cử chỉ hết sức nhanh nhẹn.
Trò chuyện với chúng tôi, ông cho biết: “Từ trước tới giờ, thời thanh niên tôi béo nhất là 53 kg. Sau khi lấy vợ thì giữ mức 50 kg. Hiện tại, tuổi cao nên tôi còn 44 kg. Đáng mừng nhất là trước giờ tôi không hề biết đến ốm đau. Thỉnh thoảng tôi bị ho, nhức đầu sổ mũi vào mùa đông khi gió mùa về thôi”.
Xa xưa, nhà ông thuộc hàng giàu có trong làng. Cha ông là địa chủ lớn, có trong tay hơn 30 mẫu ruộng, nhà có hàng chục trâu, lợn nên không bao giờ phải lo lắng chuyện cái ăn, cái mặc.
Thời đó, ông là một trong số ít người được sắm xe đạp peugeot, ông theo học tại Trường Tiểu học Phùng Hưng dưới thị xã Sơn Tây (một ngôi trường do Pháp mở). Đi học xa nhà, được chu cấp tiền ăn, tiền học đầy đủ, tuy nhiên, tháng nào ông cũng phải về nhà lấy thêm gạo.
Năm 15 tuổi, ông Lự ăn khỏe lắm, ăn bao nhiêu cũng không thấy no. Cũng chính vì vậy mà ông Lự phải đổi từ loại bát nhỏ sang bát tô loại to để không phải lấy cơm nhiều lần. Hồi đó, bạn bè trong lớp phát hoảng khi nhìn ông ăn.
Khi Nhà nước tiến hành cải cách ruộng đất, nhà ông bị tịch thu gia sản, ruộng đất, ông phải bươn trải để kiếm sống phụ giúp gia đình. Theo kinh tế gia đình eo hẹp, ông cũng bóp bụng, nhịn ăn.
Cũng như bao trai tráng khác, 20 tuổi, ông Lự lên đường nhập ngũ. Theo tiêu chuẩn, mỗi binh sĩ được 12 kg lương thực mỗi tháng, sau tăng lên 15 kg rồi 21 kg. Thời chinh chiến, quân lương không được đầy đủ, người ăn khỏe như ông luôn cảm thấy đói.
Hòa bình lập lại, ông trở về quê hương làm kinh tế và xây dựng gia đình. Kinh tế những ngày đầu chật vât, ông cũng bươn trải nhiều nơi để kiếm tiền. Hễ chỗ nào có người thuê, người mướn thì ông làm. Theo như ông kể, những tháng ngày đó, bản thân chỉ ăn để duy trì sự sống chứ không có đủ cơm, rau để ăn no đúng nghĩa.
Cũng vì ăn nhiều mà ông có một đôi đũa riêng do mình tự vót. Đôi đũa này to, dài hơn nhiều so với đũa của người bình thường. Vì ông sử dụng bát ô tô nên đũa cũng phải dài hơn thì mới tiện cho việc và cơm, gắp thức ăn.
Không dám ăn no
Trước giờ ăn trưa, ông khoe với chúng tôi về đôi đũa “đặc biệt”. Bản thân ông vẫn nói mình là người ăn rất khỏe nhưng lại dùng bữa một cách chậm chạp. So với những người bằng tuổi, ông vẫn thuộc dạng ăn nhiều. Nhưng, chỉ ăn 2 bát tô (tương đương 5 bát cơm bình thường) thì ông dừng lại. Ông Lừ bảo, không no nhưng không muốn ăn thêm nữa.
Bà Phan Thị Lỳ, vợ ông cho hay, năm nay ông ăn yếu hơn nên mỗi bữa bà cũng chỉ nấu bình thường. Trước đây bà phải nấu nồi to, thức ăn phải nấu số lượng hơn. “Sáng nay ông uống rượu hơi quá rồi nên không ăn được đâu. Ngày nào ông cũng uống chút rượu”, bà Lỳ cho hay.
Mấy chục năm qua, ông Lừ ăn nhưng không bao giờ có cảm giác no. Thời trẻ thì thiếu thốn nên ông không “thả phanh” ăn. Còn hiện tại, bản thân tiếp xúc với sách báo, ông biết ăn nhiều không tốt nên hạn chế.
Bước qua tuổi 78, ông Lừ ăn ít hơn. Cũng từ năm ngoái, ông chuyển sang dùng bát, đũa kích thước bé lại. Hiện tại, ông dùng chiếc bát inox to gấp đôi bát con thông thường.
“Trước kia là ăn no mặc ấm, bây giờ kinh tế phát triển hơn, người dân hướng đến ăn ngon mặc đẹp. Nói đến cái ăn thì không còn thiếu thốn như hồi xưa nữa. Nhưng, giờ có tuổi rồi, sức khỏe chắc chắn không được như ngày nào nên tôi phải điều chỉnh chế độ ăn cho mình, mỗi bữa tôi không còn ăn nhiều như trước nữa, chỉ khoảng 7 bát", ông cho biết.
Ông Lự cho hay, gia đình hầu như không phải đi chợ mua đồ ăn vì lúa, gà, lợn, cá, rau... cái gì cũng có cả. Để có sức khỏe như ngày hôm nay, một phần cũng vì ông ăn uống cẩn thận, chỉ ăn đồ sạch của nhà làm được chứ hiếm khi phải ăn ngoài hàng quán. Bao năm qua, ông không phải đi khám bệnh bởi cơ thể vẫn rất khỏe mạnh.
Còn nữa
Tác giả: Ngọc Thi
Nguồn tin: giadinh.net.vn
Nguồn tin: giadinh.net.vn