Dấu ấn những con đường xanh
- 07:31 06-06-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Để góp phần phát triển bền vững môi trường nông thôn, thời gian qua, Nhiều địa phương đã có những cách làm hay, góp phần ngăn chặn kịp thời việc phá vỡ cảnh quan, môi trường, bê tông hóa quá mức của quá trình đô thị hóa.
Các tổ chức đoàn thể vào cuộc
Trong quá trình hệ thống giao thông nông thôn để xây dựng NTM, đã có không ít cây xanh bị chặt bỏ, phần nào ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân. Trước thực trạng đó, nhiều năm nay, Chi hội sinh vật cảnh xã Nghi Ân (TP.Vinh) đã đứng ra đảm nhiệm công việc trồng lại cây xanh trên các tuyến đường làng, ngõ xóm, giúp các cơ quan, công sở chăm sóc cây xanh cảnh, tạo cảnh quan môi trường thân thiện, đảm bảo các tuyến đường bê tông trên địa bàn xã đều có cây xanh cảnh, cây bóng mát.
Tại các xóm Kim Phúc, Kim Chi, Kim Mỹ (xã Nghi Kim, TP. Vinh), tận dụng lợi thế làng nghề cây cảnh, các hội viên đã tình nguyện đóng góp cây giống cung cấp cho các xóm trồng mới trên các tuyến đường và vườn nhà. Nhiều hội viên đã tự mày mò học hỏi và khéo léo lai tạo được nhiều loài cây cảnh quý hiếm, với kiểu dáng đẹp, có giá trị về nhiều mặt. Nhiều khu vườn nhà được đầu tư xây dựng, trở thành địa điểm sinh thái hấp dẫn, thu hút bà con đến vui chơi, thưởng ngoạn. Qua đó, khơi dậy phong trào toàn dân tích cực trồng và bảo vệ cây xanh cảnh, góp phần đảm bảo môi trường trong lành và chống biến đổi khí hậu.
Ông Nguyễn Đình Trúc – Phó Chủ tịch UBND xã Nghi Ân cho biết, nhằm đưa phong trào phát triển một cách toàn diện, ngoài tăng cường công tác tuyên truyền, vận động hội viên xây dựng có hiệu quả mô hình tại vườn nhà, Chi hội sinh vật cảnh còn đứng ra cung ứng giống cây, nhận thiết kế, trang trí các công trình cây xanh phù hợp với không gian đặc trưng ở các khu di tích văn hóa, lịch sử, khu vui chơi, giải trí công cộng và các cơ quan, đơn vị trường học. Đồng thời tích cực tuyên truyền, vận động và hướng dẫn cho nhân dân về kỹ thuật trồng cây xanh cảnh, cây bóng mát, vừa làm đẹp cho gia đình, vừa tạo cảnh quan môi trường cho làng xóm. Cách làm này đã góp phần đưa môi trường nông thôn phát triển theo tiêu chí bền vững.
Ở xã Nghi Xuân (Nghi Lộc), đoạn đường Quốc lộ 46C chạy qua địa bàn xã đã khoác lên mình chiếc áo mới từ mô hình hàng cây tự quản của Hội CCB xã. Con đường này có chiều dài 3 km được Hội đảm nhận trồng và chăm sóc cây xanh từ năm 2008 đến nay. Hơn 3.000 cây keo được trồng dọc bên đường tạo nên không gian xanh, thoáng mát. Với nhiệm vụ tự quản, Hội đã giao cho các chi hội thường xuyên tổ chức các hoạt động chăm sóc, bảo vệ cây.
Ông Nguyễn Hữu Hạnh – Chủ tịch Hội CCB xã Nghi Xuân chia sẻ: “Những ngày đầu mới trồng cây gặp nhiều khó khăn. Do đường chạy dọc theo sông Lam, những lúc nước dâng lên, khiến cho cây úng rễ, chết hàng loạt. Nhưng tất cả các hội viên đều đồng lòng, nhất quyết không từ bỏ công trình”. Để bảo đảm về số lượng cây trên tuyến đường, mỗi năm 3 lần, Hội đều vận động 100% hội viên phối hợp các đoàn thể ở địa phương tổ chức tổng dọn vệ sinh, rẫy cỏ, cắt tỉa, và chăm sóc cho cây. Đến nay, toàn bộ số cây được trồng đang sinh trưởng và phát triển tốt, chiều cao khoảng 6 - 7m, đường kính lớn nhất đạt 20cm.
Ông Phạm Ngọc Duyên – Chủ tịch UBND xã Nghi Xuân nhận xét: “Mô hình hàng cây xanh tự quản của Hội CCB xã là một mô hình hay, thiết thực, không chỉ tạo bóng mát, không gian xanh, thoáng đãng mà còn mang lại hiệu quả lớn về cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường ở địa phương”.
Người dân góp sức
Những ngày này, đến với xóm Kim Trung, xã Nghi Ân, người ta không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của những con đường làng bê tông được tô điểm bởi những luống hoa mười giờ rực rỡ sắc màu trải dài. Đây là “sản phẩm” của người dân nơi đây trong phong trào xây dựng xóm nông thôn mới bền vững và phát triển.
Tham gia trồng hoa từ những ngày đầu tiên, chị Dương Thị Phương Dung hồ hởi kể: “Phong trào trồng hoa mười giờ trước ngõ bắt đầu chỉ vài hộ gia đình với mục đích “sạch cỏ”. Hoa mười giờ rất dễ mọc, chỉ cần cắm cành và mọc lan rất nhanh. Vài tháng sau, vạt hoa bắt đầu khoe sắc khiến nhiều người ngạc nhiên, thích thú, dần dần mọi người cùng hưởng ứng nhiệt tình tham gia xây dựng con đường hoa mười giờ cho khu xóm. Thấy hoa đẹp, đường làng, ngõ xóm sạch sẽ hơn, người dân bắt đầu tìm hoa về trồng khu vực xung quanh nhà mình”.
Chị Trần Thị Hương - Chi hội phó Chi hội Phụ nữ xóm Kim Trung cho biết: “Con đường này đẹp như ngày hôm nay là kết quả của việc phát động phong trào xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp theo tiêu chí NTM. Người dân nơi đây, dù bận rộn với ruộng vườn, cũng dành thời gian rảnh rỗi để chăm bón, tưới nước cho hàng hoa.
Tại làng Bạch Cẩm, xã Nghi Liên (TP. Vinh), người dân nơi đây với nhận thức rõ ràng “xây dựng NTM chính là xây dựng cho chính mình”, do đó mọi người đều nhiệt tình hưởng ứng, tham gia đóng góp vào chương trình trồng cây tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp cho xóm. Cụ thể, đã huy động sức mạnh, nguồn lực của cả cộng đồng, với 300 cây tràm, 10 cây xoài, 15 cây cau vua trên diện tích 2450 m2 khuôn viên nhà văn hoá xóm đã có diện mạo mới với màu xanh tươi mát. Ông Nguyễn Đình Định - Bí thư xóm Bạch Cẩm chia sẻ: “Với mô hình này, người dân góp phần thực hiện tốt các hoạt động bảo vệ môi trường sống bền vững, đồng thời đã thể hiện tinh thần làm chủ trong công cuộc xây dựng NTM”.
Thực tế, môi trường nông thôn đang chịu sức ép từ quá trình đô thị hoá. Nhưng với những mô hình hay như ở các xã Nghi Ân, Nghi Xuân hay Nghi Liên đã chứng minh thực tế hoàn toàn ngược lại, nếu người dân có trách nhiệm với môi trường sống của chính mình. Ông Nguyễn Đình Trúc – Phó Chủ tịch UBND xã Nghi Ân khẳng định: “Tiêu chí môi trường cần phải được giữ vững và phát triển. Không những xây dựng những đường làng xanh – sạch – đẹp, mà còn góp phần trong việc quy hoạch phát triển thành “vùng đệm xanh” cho thành phố”.
Trong quá trình hệ thống giao thông nông thôn để xây dựng NTM, đã có không ít cây xanh bị chặt bỏ, phần nào ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân. Trước thực trạng đó, nhiều năm nay, Chi hội sinh vật cảnh xã Nghi Ân (TP.Vinh) đã đứng ra đảm nhiệm công việc trồng lại cây xanh trên các tuyến đường làng, ngõ xóm, giúp các cơ quan, công sở chăm sóc cây xanh cảnh, tạo cảnh quan môi trường thân thiện, đảm bảo các tuyến đường bê tông trên địa bàn xã đều có cây xanh cảnh, cây bóng mát.
Tại các xóm Kim Phúc, Kim Chi, Kim Mỹ (xã Nghi Kim, TP. Vinh), tận dụng lợi thế làng nghề cây cảnh, các hội viên đã tình nguyện đóng góp cây giống cung cấp cho các xóm trồng mới trên các tuyến đường và vườn nhà. Nhiều hội viên đã tự mày mò học hỏi và khéo léo lai tạo được nhiều loài cây cảnh quý hiếm, với kiểu dáng đẹp, có giá trị về nhiều mặt. Nhiều khu vườn nhà được đầu tư xây dựng, trở thành địa điểm sinh thái hấp dẫn, thu hút bà con đến vui chơi, thưởng ngoạn. Qua đó, khơi dậy phong trào toàn dân tích cực trồng và bảo vệ cây xanh cảnh, góp phần đảm bảo môi trường trong lành và chống biến đổi khí hậu.
Ông Nguyễn Đình Trúc – Phó Chủ tịch UBND xã Nghi Ân cho biết, nhằm đưa phong trào phát triển một cách toàn diện, ngoài tăng cường công tác tuyên truyền, vận động hội viên xây dựng có hiệu quả mô hình tại vườn nhà, Chi hội sinh vật cảnh còn đứng ra cung ứng giống cây, nhận thiết kế, trang trí các công trình cây xanh phù hợp với không gian đặc trưng ở các khu di tích văn hóa, lịch sử, khu vui chơi, giải trí công cộng và các cơ quan, đơn vị trường học. Đồng thời tích cực tuyên truyền, vận động và hướng dẫn cho nhân dân về kỹ thuật trồng cây xanh cảnh, cây bóng mát, vừa làm đẹp cho gia đình, vừa tạo cảnh quan môi trường cho làng xóm. Cách làm này đã góp phần đưa môi trường nông thôn phát triển theo tiêu chí bền vững.
Ở xã Nghi Xuân (Nghi Lộc), đoạn đường Quốc lộ 46C chạy qua địa bàn xã đã khoác lên mình chiếc áo mới từ mô hình hàng cây tự quản của Hội CCB xã. Con đường này có chiều dài 3 km được Hội đảm nhận trồng và chăm sóc cây xanh từ năm 2008 đến nay. Hơn 3.000 cây keo được trồng dọc bên đường tạo nên không gian xanh, thoáng mát. Với nhiệm vụ tự quản, Hội đã giao cho các chi hội thường xuyên tổ chức các hoạt động chăm sóc, bảo vệ cây.
Ông Nguyễn Hữu Hạnh – Chủ tịch Hội CCB xã Nghi Xuân chia sẻ: “Những ngày đầu mới trồng cây gặp nhiều khó khăn. Do đường chạy dọc theo sông Lam, những lúc nước dâng lên, khiến cho cây úng rễ, chết hàng loạt. Nhưng tất cả các hội viên đều đồng lòng, nhất quyết không từ bỏ công trình”. Để bảo đảm về số lượng cây trên tuyến đường, mỗi năm 3 lần, Hội đều vận động 100% hội viên phối hợp các đoàn thể ở địa phương tổ chức tổng dọn vệ sinh, rẫy cỏ, cắt tỉa, và chăm sóc cho cây. Đến nay, toàn bộ số cây được trồng đang sinh trưởng và phát triển tốt, chiều cao khoảng 6 - 7m, đường kính lớn nhất đạt 20cm.
Ông Phạm Ngọc Duyên – Chủ tịch UBND xã Nghi Xuân nhận xét: “Mô hình hàng cây xanh tự quản của Hội CCB xã là một mô hình hay, thiết thực, không chỉ tạo bóng mát, không gian xanh, thoáng đãng mà còn mang lại hiệu quả lớn về cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường ở địa phương”.
Người dân góp sức
Những ngày này, đến với xóm Kim Trung, xã Nghi Ân, người ta không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của những con đường làng bê tông được tô điểm bởi những luống hoa mười giờ rực rỡ sắc màu trải dài. Đây là “sản phẩm” của người dân nơi đây trong phong trào xây dựng xóm nông thôn mới bền vững và phát triển.
Tham gia trồng hoa từ những ngày đầu tiên, chị Dương Thị Phương Dung hồ hởi kể: “Phong trào trồng hoa mười giờ trước ngõ bắt đầu chỉ vài hộ gia đình với mục đích “sạch cỏ”. Hoa mười giờ rất dễ mọc, chỉ cần cắm cành và mọc lan rất nhanh. Vài tháng sau, vạt hoa bắt đầu khoe sắc khiến nhiều người ngạc nhiên, thích thú, dần dần mọi người cùng hưởng ứng nhiệt tình tham gia xây dựng con đường hoa mười giờ cho khu xóm. Thấy hoa đẹp, đường làng, ngõ xóm sạch sẽ hơn, người dân bắt đầu tìm hoa về trồng khu vực xung quanh nhà mình”.
Chị Trần Thị Hương - Chi hội phó Chi hội Phụ nữ xóm Kim Trung cho biết: “Con đường này đẹp như ngày hôm nay là kết quả của việc phát động phong trào xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp theo tiêu chí NTM. Người dân nơi đây, dù bận rộn với ruộng vườn, cũng dành thời gian rảnh rỗi để chăm bón, tưới nước cho hàng hoa.
Tại làng Bạch Cẩm, xã Nghi Liên (TP. Vinh), người dân nơi đây với nhận thức rõ ràng “xây dựng NTM chính là xây dựng cho chính mình”, do đó mọi người đều nhiệt tình hưởng ứng, tham gia đóng góp vào chương trình trồng cây tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp cho xóm. Cụ thể, đã huy động sức mạnh, nguồn lực của cả cộng đồng, với 300 cây tràm, 10 cây xoài, 15 cây cau vua trên diện tích 2450 m2 khuôn viên nhà văn hoá xóm đã có diện mạo mới với màu xanh tươi mát. Ông Nguyễn Đình Định - Bí thư xóm Bạch Cẩm chia sẻ: “Với mô hình này, người dân góp phần thực hiện tốt các hoạt động bảo vệ môi trường sống bền vững, đồng thời đã thể hiện tinh thần làm chủ trong công cuộc xây dựng NTM”.
Thực tế, môi trường nông thôn đang chịu sức ép từ quá trình đô thị hoá. Nhưng với những mô hình hay như ở các xã Nghi Ân, Nghi Xuân hay Nghi Liên đã chứng minh thực tế hoàn toàn ngược lại, nếu người dân có trách nhiệm với môi trường sống của chính mình. Ông Nguyễn Đình Trúc – Phó Chủ tịch UBND xã Nghi Ân khẳng định: “Tiêu chí môi trường cần phải được giữ vững và phát triển. Không những xây dựng những đường làng xanh – sạch – đẹp, mà còn góp phần trong việc quy hoạch phát triển thành “vùng đệm xanh” cho thành phố”.
Tác giả: Mỹ Nga
Nguồn tin: Báo Nghệ An
Nguồn tin: Báo Nghệ An