Hành động không ngờ của chồng khi hưởng ứng chi tiết trong phim khiến vợ choáng váng
- 16:48 03-06-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
“Cái kiểu hỗn láo với mẹ chồng, lúc nào cũng đòi đè đầu cưỡi cổ người khác thế thì phải đánh cho biết!”, mỗi lần nàng dâu Vân bị đánh là chồng Dung lại xuýt xoa khiến cô nghe mà sôi máu.
Cứ đến mỗi tối thứ 4, 5, 6 hàng tuần, cả nhà Dung lại quây quần bên chiếc tivi để xem bộ phim đang khiến dân tình háo hức là “Sống chung với mẹ chồng”. Mọi chuyện sẽ chẳng có gì nếu sau mỗi tập phim, hai vợ chồng Dung không mâu thuẫn nặng hơn do mỗi người ủng hộ một phía. Trong khi Khương ủng hộ mẹ con anh chồng, hết lời chê bai cô vợ thì Dung lại chỉ một hai bênh vực nhân vật vợ, cực ghét chiến tuyến bên kia.
Những chuyện dở khóc dở cười bắt đầu xảy ra, ví dụ như nhiều lúc Dung ức quá phải hét lên: “Đấy, có xem phim mới biết lòng dạ anh thế nào! Rốt cuộc rồi cũng là kiểu gió chiều nào che chiều ấy. Giữa mẹ và vợ đương nhiên chọn mẹ, chắc bà vợ xấu xí này thì kiếm ở đâu cũng được chứ gì?”. Ấy thế mà Khương cũng chỉ cười khùng khục: “Phim thôi mà em, làm gì căng thế?”.
Dung không tức làm sao được khi mỗi lần nàng dâu tên Vân to tiếng với mẹ chồng hay bị đánh là chồng lại vỗ đùi đen đét: “Phải thế chứ! Cái kiểu hỗn láo với mẹ chồng, lúc nào cũng đòi đè đầu cưỡi cổ người khác thế thì phải đánh cho biết!”. Dung nghe chồng nói thế thì “sôi máu”, cãi lại: “Hỗn láo gì chứ? Anh thấy cô ấy nói có câu nào sai đâu nào? Có mà lấy chồng về bị cả nhà chồng ăn hiếp ấy. Tức muốn hộc máu ra được!”.
Cứ thế, mỗi lần xem phim là hai vợ chồng Dung giống như đang ngồi xem một trận bóng đá tường thuật trực tiếp mà mỗi người cổ vũ cho một bên, không ai nhường ai. Nhưng điều quan trọng là Dung nhận ra chồng mình cũng nhỏ mọn và bênh vực mẹ chồng y hệt cái ông chồng vô dụng, nhu nhược trong phim. Tự dưng cô lại đâm ra có phần nghi kỵ và xét nét thái độ của chồng.
Khương lớn tướng rồi, 32 tuổi đầu rồi nhưng mỗi lần về quê là lại làm nũng mẹ như thể mới được 3 tuổi vậy. Thích ăn món gì là yêu cầu mẹ làm ngay, đi chơi đâu về chảy một tí mồ hôi là mẹ rước luôn vào nhà ngồi nghỉ, lấy áo cho thay phòng trường hợp “mồ hôi thấm ngược vào người lại ốm ra!”. Mẹ ở nhà mà ốm đau một tẹo là y như rằng Khương sẽ bắt xe về săn sóc ngay lập tức.
Trước thấy hai mẹ con chồng tình cảm như thế, Dung cũng bình thường, đôi khi còn nói đùa vài câu. Nhưng khi xem bộ phim này rồi, thấy chồng mình quả thật giống ông chồng trong phim mà Dung cứ ghê ghê. Nhỡ may mình đắc tội gì với mẹ chồng thì đúng là xác định cuộc đời luôn. Có khi Dung sống yên ổn được đến ngày hôm nay là nhờ biết điều, cũng khéo cư xử trên dưới lại chăm chỉ làm lụng mà thôi.
Nói lại nhớ, từ khi về nhà chồng là Dung đã lao ngay vào bếp, giành luôn quyền nấu ăn và để mẹ chồng nghỉ ngơi. Cô chưa bao giờ để mẹ chồng nấu cơm cho mình ăn một bữa, dù có khi phải vừa bế con vừa vào bếp. Nhớ những lần bụng bầu 9 tháng đến ngày đẻ đến nơi rồi mà Dung vẫn phải cầm chổi cúi lưng quét sân hay bê từng chậu áo quần của cả nhà đi giặt, đi phơi. Mẹ chồng cùng lắm cũng chỉ lấy cho cô cái ghế thấp ngồi trong nhà tắm cho đỡ đau lưng mà thôi…
Sau này được ở riêng, ra thành phố rồi nhưng mỗi lần về quê, Dung vẫn chu toàn mọi thứ. Từ việc đưa tiền biếu bố mẹ chồng đến việc lo đám giỗ, lễ tết hay thi thoảng mua quà tặng nhà nội… Dung cũng không quên cứ một tuần vài lần là gọi điện về hỏi thăm ông bà hay đưa điện thoại cho thằng cháu đích tôn nói chuyện, hát cho ông bà nghe. Còn hàng trăm chuyện nữa mà Dung luôn cố gắng nhưng Khương lại chẳng bao giờ để ý. Vì mọi thứ trơn tru quá nên Khương luôn nghĩ vợ không bị ghét là vì mẹ mình tốt, không giống bà mẹ chồng trong phim.
Dung càng nghĩ càng thấy bực mình. Bây giờ cô mới biết là bao nhiêu công lao của mình chồng chẳng hề ghi nhận lấy một chút. Đấy, cứ cùng nhau xem bộ phim thì biết là suy nghĩ của chồng thiển cận thế nào. Mình vất vả, biết điều trên dưới, đối đãi với bố mẹ chồng lúc nào cũng rất tình cảm… mà chồng chẳng quan hay ghi nhận gì. Để bây giờ cô lại phải nghe mấy câu nói: “Phải là anh thì anh cũng đánh! Dù gì bố mẹ vẫn là nhất!”. Nghe chồng nói vậy, Dung chẳng muốn nói gì nữa chỉ biết thở dài cho qua chuyện.
Thôi thì như Dung bây giờ cũng là may rồi. May mà biết điều biết sống, chứ không thì cũng ăn tát hộc máu mồm hay đi viện rồi không biết chừng. Mọi người xem phim vẫn nói rằng nàng dâu Vân trong phim khổ vì lấy phải chồng không ra gì, chứ riêng Dung thì nghĩ nàng ấy khổ vì không biết lựa lựa mà sống ngay từ đầu cơ, nên thôi Dung cứ thế, cố gắng an phận mà sống tiếp vậy!
Những chuyện dở khóc dở cười bắt đầu xảy ra, ví dụ như nhiều lúc Dung ức quá phải hét lên: “Đấy, có xem phim mới biết lòng dạ anh thế nào! Rốt cuộc rồi cũng là kiểu gió chiều nào che chiều ấy. Giữa mẹ và vợ đương nhiên chọn mẹ, chắc bà vợ xấu xí này thì kiếm ở đâu cũng được chứ gì?”. Ấy thế mà Khương cũng chỉ cười khùng khục: “Phim thôi mà em, làm gì căng thế?”.
Dung không tức làm sao được khi mỗi lần nàng dâu tên Vân to tiếng với mẹ chồng hay bị đánh là chồng lại vỗ đùi đen đét: “Phải thế chứ! Cái kiểu hỗn láo với mẹ chồng, lúc nào cũng đòi đè đầu cưỡi cổ người khác thế thì phải đánh cho biết!”. Dung nghe chồng nói thế thì “sôi máu”, cãi lại: “Hỗn láo gì chứ? Anh thấy cô ấy nói có câu nào sai đâu nào? Có mà lấy chồng về bị cả nhà chồng ăn hiếp ấy. Tức muốn hộc máu ra được!”.
Cứ thế, mỗi lần xem phim là hai vợ chồng Dung giống như đang ngồi xem một trận bóng đá tường thuật trực tiếp mà mỗi người cổ vũ cho một bên, không ai nhường ai. Nhưng điều quan trọng là Dung nhận ra chồng mình cũng nhỏ mọn và bênh vực mẹ chồng y hệt cái ông chồng vô dụng, nhu nhược trong phim. Tự dưng cô lại đâm ra có phần nghi kỵ và xét nét thái độ của chồng.
Khương lớn tướng rồi, 32 tuổi đầu rồi nhưng mỗi lần về quê là lại làm nũng mẹ như thể mới được 3 tuổi vậy. Thích ăn món gì là yêu cầu mẹ làm ngay, đi chơi đâu về chảy một tí mồ hôi là mẹ rước luôn vào nhà ngồi nghỉ, lấy áo cho thay phòng trường hợp “mồ hôi thấm ngược vào người lại ốm ra!”. Mẹ ở nhà mà ốm đau một tẹo là y như rằng Khương sẽ bắt xe về săn sóc ngay lập tức.
Trước thấy hai mẹ con chồng tình cảm như thế, Dung cũng bình thường, đôi khi còn nói đùa vài câu. Nhưng khi xem bộ phim này rồi, thấy chồng mình quả thật giống ông chồng trong phim mà Dung cứ ghê ghê. Nhỡ may mình đắc tội gì với mẹ chồng thì đúng là xác định cuộc đời luôn. Có khi Dung sống yên ổn được đến ngày hôm nay là nhờ biết điều, cũng khéo cư xử trên dưới lại chăm chỉ làm lụng mà thôi.
Nói lại nhớ, từ khi về nhà chồng là Dung đã lao ngay vào bếp, giành luôn quyền nấu ăn và để mẹ chồng nghỉ ngơi. Cô chưa bao giờ để mẹ chồng nấu cơm cho mình ăn một bữa, dù có khi phải vừa bế con vừa vào bếp. Nhớ những lần bụng bầu 9 tháng đến ngày đẻ đến nơi rồi mà Dung vẫn phải cầm chổi cúi lưng quét sân hay bê từng chậu áo quần của cả nhà đi giặt, đi phơi. Mẹ chồng cùng lắm cũng chỉ lấy cho cô cái ghế thấp ngồi trong nhà tắm cho đỡ đau lưng mà thôi…
Sau này được ở riêng, ra thành phố rồi nhưng mỗi lần về quê, Dung vẫn chu toàn mọi thứ. Từ việc đưa tiền biếu bố mẹ chồng đến việc lo đám giỗ, lễ tết hay thi thoảng mua quà tặng nhà nội… Dung cũng không quên cứ một tuần vài lần là gọi điện về hỏi thăm ông bà hay đưa điện thoại cho thằng cháu đích tôn nói chuyện, hát cho ông bà nghe. Còn hàng trăm chuyện nữa mà Dung luôn cố gắng nhưng Khương lại chẳng bao giờ để ý. Vì mọi thứ trơn tru quá nên Khương luôn nghĩ vợ không bị ghét là vì mẹ mình tốt, không giống bà mẹ chồng trong phim.
Dung càng nghĩ càng thấy bực mình. Bây giờ cô mới biết là bao nhiêu công lao của mình chồng chẳng hề ghi nhận lấy một chút. Đấy, cứ cùng nhau xem bộ phim thì biết là suy nghĩ của chồng thiển cận thế nào. Mình vất vả, biết điều trên dưới, đối đãi với bố mẹ chồng lúc nào cũng rất tình cảm… mà chồng chẳng quan hay ghi nhận gì. Để bây giờ cô lại phải nghe mấy câu nói: “Phải là anh thì anh cũng đánh! Dù gì bố mẹ vẫn là nhất!”. Nghe chồng nói vậy, Dung chẳng muốn nói gì nữa chỉ biết thở dài cho qua chuyện.
Thôi thì như Dung bây giờ cũng là may rồi. May mà biết điều biết sống, chứ không thì cũng ăn tát hộc máu mồm hay đi viện rồi không biết chừng. Mọi người xem phim vẫn nói rằng nàng dâu Vân trong phim khổ vì lấy phải chồng không ra gì, chứ riêng Dung thì nghĩ nàng ấy khổ vì không biết lựa lựa mà sống ngay từ đầu cơ, nên thôi Dung cứ thế, cố gắng an phận mà sống tiếp vậy!
Tác giả: Linh Lam
Nguồn tin: Theo Trí Thức Trẻ
Nguồn tin: Theo Trí Thức Trẻ