Quái gở phong tục ép góa phụ "mây mưa" với trai lạ để tẩy ô uế
- 20:44 01-06-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Quốc gia ở miền đông châu Phi đang tồn tại một hủ tục kỳ quái: buộc các góa phụ phải ngủ với một người đàn ông lạ ngay sau khi chồng qua đời để làm “thanh tịnh tâm hồn”.
Theo phong tục đã được lưu truyền từ hàng ngàn năm nay, một khi người chồng qua đời, sau khi lo tổ chức lễ an táng xong, một việc quan trọng mà các góa phụ phải làm là… tìm một người đàn ông xa lạ và ngủ với họ.
Những người dân ở đây tin rằng, nếu người vợ không chịu “thất tiết” như vậy thì cho dù đã mồ yên mả đẹp, người chồng vẫn sẽ không thể yên nghỉ được. Linh hồn của họ sẽ tìm về quấy quả vợ con, gia đình và nguyền rủa họ. Chỉ khi người vợ ân ái với một người đàn ông khác, chuyện tồi tệ này mới chấm dứt.
Hầu như tất cả các góa phụ Malawi đều phải trải qua thủ tục này. Niềm tin của bản thân và gia đình đã thôi thúc họ chấp nhận nhắm mắt đưa chân, chịu đựng một lần cho xong.
Dù theo đà hội nhập với thế giới, xã hội Malawi ngày nay đã phát triển hơn trước rất nhiều nhưng phong tục kỳ quái này không vì thế mà bị mai một. Nó vẫn khẳng định được tính bất biến của mình, thậm chí còn được “chuyên nghiệp hóa” với việc ra đời của dịch vụ cung cấp những người đàn ông sẵn sàng giúp các góa phụ “tẩy uế”.
Cái giá phải trả cho một lần “thất tiết” như vậy trung bình khoảng 50 USD. Đây quả là một tổn thất nặng nề cả về tình cảm lẫn vật chất, bởi các góa phụ thường phải thực hiện nghi lễ này càng sớm càng tốt, khi họ vẫn còn vô cùng đau buồn trước cái chết của chồng.
50 USD cũng là một mức giá quá cao so với mức thu nhập bình quân chưa đến 1 USD mỗi ngày của người dân nước này. Dẫu vậy, nhiều góa phụ vẫn phải cắn răng chấp nhận làm dịch vụ, khi bản thân không còn lòng dạ nào quyến rũ những người đàn ông xa lạ để đưa họ lên giường, nhằm thực hiện nghi thức “tẩy uế”.
Đàn ông xứ này cũng coi việc quan hệ với gái góa theo kiểu “tình một đêm” như thế sẽ đem lại sự xui xẻo, nên dù được “sex” miễn phí, họ cũng không hứng thú gì.
Tại Malawi, trong những năm gần đây bắt đầu xuất hiện nhiều tiếng nói lên án việc “tẩy uế” này và kêu gọi phải xóa bỏ hủ tục này. Nhiều tổ chức hoạt động xã hội, đấu tranh bênh vực nữ quyền cũng lên tiếng bày tỏ lo ngại về các hệ lụy mà các góa phụ phải chịu đựng.
Nữ luật sư Seodi White là một trong những người đi đầu trong phong trào này. Xuất thân trong gia đình cơ bản, được hưởng nền giáo dục hiện đại từ sớm, bà Seodi White đạt đến trình độ học vấn rất cao.
Bà thậm chí từng được nhận bằng tiến sĩ luật tại Botswana, trước khi sang Anh nghiên cứu về giới và phát triển. Nhờ sự thành đạt này, tiếng nói của bà đã thu hút được sự chú ý của đông đảo dư luận Malawi cũng như sự quan tâm của cộng đồng quốc tế.
Theo bà Seodi White, việc “thất tiết” đem lại nhiều nguy hiểm không chỉ cho các góa phụ. Nguy cơ hàng đầu là việc các căn bệnh lây truyền qua đường tình dục có nguy cơ lây lan qua nghi thức cổ hủ này, cho cả hai phía, đặc biệt là HIV/AIDS.
Trình độ dân trí thấp và thói quen quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng bao cao su…, càng khiến tình trạng này trầm trọng hơn trong những năm gần đây. Một người đàn ông chuyên làm nghề “tẩy uế” cho góa phụ tại nước này đã tiết lộ, mình bị nhiễm HIV/AIDS từ nhiều năm nay nhưng vẫn tiếp tục “hành nghề” vì khoản thu nhập “mơ ước” được trả.
Điều đáng nói, người đàn ông nói trên không phải là trường hợp cá biệt. Bà Seodi White cho biết, 60% số người nhiễm HIV/AIDS ở Malawi là phụ nữ và nghi thức “tẩy uế” quái đản kia chính là một trong những con đường nhanh nhất đẩy họ trở thành nạn nhân của căn bệnh thế kỷ.
Những người dân ở đây tin rằng, nếu người vợ không chịu “thất tiết” như vậy thì cho dù đã mồ yên mả đẹp, người chồng vẫn sẽ không thể yên nghỉ được. Linh hồn của họ sẽ tìm về quấy quả vợ con, gia đình và nguyền rủa họ. Chỉ khi người vợ ân ái với một người đàn ông khác, chuyện tồi tệ này mới chấm dứt.
Hầu như tất cả các góa phụ Malawi đều phải trải qua thủ tục này. Niềm tin của bản thân và gia đình đã thôi thúc họ chấp nhận nhắm mắt đưa chân, chịu đựng một lần cho xong.
Dù theo đà hội nhập với thế giới, xã hội Malawi ngày nay đã phát triển hơn trước rất nhiều nhưng phong tục kỳ quái này không vì thế mà bị mai một. Nó vẫn khẳng định được tính bất biến của mình, thậm chí còn được “chuyên nghiệp hóa” với việc ra đời của dịch vụ cung cấp những người đàn ông sẵn sàng giúp các góa phụ “tẩy uế”.
Cái giá phải trả cho một lần “thất tiết” như vậy trung bình khoảng 50 USD. Đây quả là một tổn thất nặng nề cả về tình cảm lẫn vật chất, bởi các góa phụ thường phải thực hiện nghi lễ này càng sớm càng tốt, khi họ vẫn còn vô cùng đau buồn trước cái chết của chồng.
50 USD cũng là một mức giá quá cao so với mức thu nhập bình quân chưa đến 1 USD mỗi ngày của người dân nước này. Dẫu vậy, nhiều góa phụ vẫn phải cắn răng chấp nhận làm dịch vụ, khi bản thân không còn lòng dạ nào quyến rũ những người đàn ông xa lạ để đưa họ lên giường, nhằm thực hiện nghi thức “tẩy uế”.
Đàn ông xứ này cũng coi việc quan hệ với gái góa theo kiểu “tình một đêm” như thế sẽ đem lại sự xui xẻo, nên dù được “sex” miễn phí, họ cũng không hứng thú gì.
Tại Malawi, trong những năm gần đây bắt đầu xuất hiện nhiều tiếng nói lên án việc “tẩy uế” này và kêu gọi phải xóa bỏ hủ tục này. Nhiều tổ chức hoạt động xã hội, đấu tranh bênh vực nữ quyền cũng lên tiếng bày tỏ lo ngại về các hệ lụy mà các góa phụ phải chịu đựng.
Nữ luật sư Seodi White là một trong những người đi đầu trong phong trào này. Xuất thân trong gia đình cơ bản, được hưởng nền giáo dục hiện đại từ sớm, bà Seodi White đạt đến trình độ học vấn rất cao.
Bà thậm chí từng được nhận bằng tiến sĩ luật tại Botswana, trước khi sang Anh nghiên cứu về giới và phát triển. Nhờ sự thành đạt này, tiếng nói của bà đã thu hút được sự chú ý của đông đảo dư luận Malawi cũng như sự quan tâm của cộng đồng quốc tế.
Theo bà Seodi White, việc “thất tiết” đem lại nhiều nguy hiểm không chỉ cho các góa phụ. Nguy cơ hàng đầu là việc các căn bệnh lây truyền qua đường tình dục có nguy cơ lây lan qua nghi thức cổ hủ này, cho cả hai phía, đặc biệt là HIV/AIDS.
Trình độ dân trí thấp và thói quen quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng bao cao su…, càng khiến tình trạng này trầm trọng hơn trong những năm gần đây. Một người đàn ông chuyên làm nghề “tẩy uế” cho góa phụ tại nước này đã tiết lộ, mình bị nhiễm HIV/AIDS từ nhiều năm nay nhưng vẫn tiếp tục “hành nghề” vì khoản thu nhập “mơ ước” được trả.
Điều đáng nói, người đàn ông nói trên không phải là trường hợp cá biệt. Bà Seodi White cho biết, 60% số người nhiễm HIV/AIDS ở Malawi là phụ nữ và nghi thức “tẩy uế” quái đản kia chính là một trong những con đường nhanh nhất đẩy họ trở thành nạn nhân của căn bệnh thế kỷ.
Tác giả: PV
Nguồn tin: Báo Đời sống Việt Nam
Nguồn tin: Báo Đời sống Việt Nam