Dính án hình sự vẫn làm Trưởng phòng GD: Người trong cuộc nói
- 09:01 01-06-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Lãnh đạo huyện Thường Xuân đã phớt lờ Quy định của Bộ Chính trị và công văn của Sở Nội vụ Thanh Hóa để bổ nhiệm ông Lâm Anh Tuấn-người từng bị tuyên án đánh bạc làm Trưởng phòng GD huyện.
Trong một buổi làm việc với nhóm phóng viên ngày 25/5/2017, ông Lâm Anh Tuấn đã có những trải lòng về vấn đề này. Dưới đây là toàn bộ nội dung buổi làm việc.
Thứ nhất, khi được hỏi về các nội dung như báo chí đã phản ánh liên quan đến mình, ông Tuấn thừa nhận việc đánh bạc là có thật, bản án số 17/2014/HSST, ngày 5/6/2014 của Tòa án huyện Thường Xuân là đúng người, đúng tội. Tuy nhiên, ông Tuấn cho rằng, việc “mấy anh em thỉnh thoảng chơi bài cho vui vào ngày cuối tuần, sau khi uống rượu là chuyện bình thường”.
Sau khi bị công an bắt, “anh em đã có đề xuất xin nhưng công an vẫn khởi tố hình sự”. Theo như lời ông Tuấn nói, mấy anh em ông chỉ đánh “phỏm”, mỗi người có vài trăm nghìn trong túi. Tuy nhiên, theo cáo trạng của tòa án thì nhóm ông Tuấn bị bắt gồm 6 người chơi bài ba cây.
Thứ hai: Khi được hỏi về các hình thức kỷ luật của Đảng và Chính quyền đối với mình đã đúng với tính chất của sự việc chưa, ông Tuấn cho rằng việc áp dụng hình thức kỷ luật cần xem xét cả quá trình công tác. Do đó, các hình thức kỷ luật ông nhận là phù hợp. Ông khẳng định: “Đảng không thể làm sai”; “các anh bên Đảng đã căn cứ quy định 181 để đưa ra hình thức kỷ luật là đúng, nếu các anh ấy thấy tôi đáng bị khai trừ Đảng thì đã không để tôi đứng trong hàng ngũ của Đảng”. Tuy nhiên có lẽ ông Tuấn quên mất rằng, tại khoản 3 Điều 30, Quy định số 181-QĐ/TW của Bộ Chính trị ngày 30/3/2013 quy định: Đảng viên vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 30 gây hậu quả rất nghiêm trọng “hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Đánh bạc, tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức…
Cũng theo ông Tuấn, Ủy ban huyện cũng đã áp dụng hình thức kỷ luật “cảnh cáo” về mặt chính quyền đối với ông theo Nghị định 34/2011 về xử lý kỷ luật công chức. Tuy nhiên, theo Khoản 3, Điều 79, Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 thì “…công chức lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm”.
Thứ ba, khi được hỏi về vấn đề giới thiệu nhân sự cho vị trí Trưởng phòng giáo dục, ông Tuấn cho biết các nhân sự được giới thiệu lúc đầu gồm ông Lê Khả Long (Hiệu trưởng trường THPT Thường Xuân 2), ông Hoàng Văn Lan (Hiệu trưởng trường THPT Thường Xuân 3) và ông Lục Đăng Hỏa (nguyên là Phó trưởng phòng GD, hiện là Phó trưởng ban Dân tộc huyện). Theo ông Tuấn, ông Long hết tuổi quy hoạch vì sinh năm 1962 nên bị loại. Ông Hỏa vừa từ phó trưởng phòng Giáo dục chuyển đi nên không quy hoạch lại. Chỉ còn ông Lan và ông là ứng viên cho vị trí này. Thường vụ huyện ủy là để ông Lan và ông Tuấn thi tuyển. Cuối cùng, Thường vụ huyện ủy đã bỏ phiếu tín nhiệm chọn ông Tuấn là trưởng phòng Giáo dục và đào tạo.
Như vậy, nếu sự việc đúng như ông Tuấn nói thì sẽ có mâu thuẫn với nội dung giải trình của Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân với Sở Nội vụ Thanh Hóa. Theo nội dung giải trình của Chủ tịch Cầm Bá Xuân ký thì nhân sự được giới thiệu không có tên ông Long. Và lý do ông Tuấn được bổ nhiệm trưởng phòng GD&ĐT là vì các ông Lan, ông Hỏa, ông Tuấn vẫn đang phát huy tốt vai trò ở vị trí đương nhiệm nên Thường vụ huyện ủy không muốn xáo trộn tổ chức. Trong giải trình cũng không đề cập đến vấn đề thi tuyển theo hình thức báo cáo đề án hoạt động như ông Tuấn nói.
Để làm tường minh vấn đề này, chúng tôi đã liên hệ làm việc với Chủ tịch và Bí thư Huyện ủy Thường Xuân nhưng vẫn chưa nhận được hồi âm.
Cuối cùng, khi được hỏi về vấn đề đạo đức nhà giáo, liệu mình có đủ tư cách, có xứng đáng là người đứng đầu ngành giáo dục của một huyện không, ông Tuấn tâm sự: Nếu xét về quá trình 29 năm công tác trong ngành Giáo dục thì ông thấy mình hoàn toàn xứng đáng. Ông khẳng định mình là người có tâm huyết với nghề, có năng lực quản lý và đã trải qua nhiều vị trí quản lý. Ông nói rằng, giáo dục Thường Xuân sau 3-5 năm nữa sẽ khác dưới sự quản lý của mình. Ông Tuấn tự tin cho rằng cán bộ giáo viên trong huyên đều ca ngợi hay ít nhất là nói tốt cho ông. Nếu phóng viên làm “test” (kiểm tra) thăm dò cán bộ giáo viên trong huyện mà có từ 60-70% nói rằng ông không xứng đáng thì ông sẽ nghỉ.
Qua buổi làm việc, ông Tuấn cho rằng anh chị em phóng viên cần có cái nhìn khách quan, có sự cảm thông, chia sẻ cho những lỗi lầm có tính nhất thời. Theo ông, không ai nắm tay từ tối đến sáng, ai cũng có thể mắc sai phạm nhưng quan trọng là phải nhận thức được cái sai để tạo niềm tin đối với Đảng, đối với cấp trên.
Thứ nhất, khi được hỏi về các nội dung như báo chí đã phản ánh liên quan đến mình, ông Tuấn thừa nhận việc đánh bạc là có thật, bản án số 17/2014/HSST, ngày 5/6/2014 của Tòa án huyện Thường Xuân là đúng người, đúng tội. Tuy nhiên, ông Tuấn cho rằng, việc “mấy anh em thỉnh thoảng chơi bài cho vui vào ngày cuối tuần, sau khi uống rượu là chuyện bình thường”.
Sau khi bị công an bắt, “anh em đã có đề xuất xin nhưng công an vẫn khởi tố hình sự”. Theo như lời ông Tuấn nói, mấy anh em ông chỉ đánh “phỏm”, mỗi người có vài trăm nghìn trong túi. Tuy nhiên, theo cáo trạng của tòa án thì nhóm ông Tuấn bị bắt gồm 6 người chơi bài ba cây.
Thứ hai: Khi được hỏi về các hình thức kỷ luật của Đảng và Chính quyền đối với mình đã đúng với tính chất của sự việc chưa, ông Tuấn cho rằng việc áp dụng hình thức kỷ luật cần xem xét cả quá trình công tác. Do đó, các hình thức kỷ luật ông nhận là phù hợp. Ông khẳng định: “Đảng không thể làm sai”; “các anh bên Đảng đã căn cứ quy định 181 để đưa ra hình thức kỷ luật là đúng, nếu các anh ấy thấy tôi đáng bị khai trừ Đảng thì đã không để tôi đứng trong hàng ngũ của Đảng”. Tuy nhiên có lẽ ông Tuấn quên mất rằng, tại khoản 3 Điều 30, Quy định số 181-QĐ/TW của Bộ Chính trị ngày 30/3/2013 quy định: Đảng viên vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 30 gây hậu quả rất nghiêm trọng “hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Đánh bạc, tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức…
Cũng theo ông Tuấn, Ủy ban huyện cũng đã áp dụng hình thức kỷ luật “cảnh cáo” về mặt chính quyền đối với ông theo Nghị định 34/2011 về xử lý kỷ luật công chức. Tuy nhiên, theo Khoản 3, Điều 79, Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 thì “…công chức lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm”.
Thứ ba, khi được hỏi về vấn đề giới thiệu nhân sự cho vị trí Trưởng phòng giáo dục, ông Tuấn cho biết các nhân sự được giới thiệu lúc đầu gồm ông Lê Khả Long (Hiệu trưởng trường THPT Thường Xuân 2), ông Hoàng Văn Lan (Hiệu trưởng trường THPT Thường Xuân 3) và ông Lục Đăng Hỏa (nguyên là Phó trưởng phòng GD, hiện là Phó trưởng ban Dân tộc huyện). Theo ông Tuấn, ông Long hết tuổi quy hoạch vì sinh năm 1962 nên bị loại. Ông Hỏa vừa từ phó trưởng phòng Giáo dục chuyển đi nên không quy hoạch lại. Chỉ còn ông Lan và ông là ứng viên cho vị trí này. Thường vụ huyện ủy là để ông Lan và ông Tuấn thi tuyển. Cuối cùng, Thường vụ huyện ủy đã bỏ phiếu tín nhiệm chọn ông Tuấn là trưởng phòng Giáo dục và đào tạo.
Như vậy, nếu sự việc đúng như ông Tuấn nói thì sẽ có mâu thuẫn với nội dung giải trình của Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân với Sở Nội vụ Thanh Hóa. Theo nội dung giải trình của Chủ tịch Cầm Bá Xuân ký thì nhân sự được giới thiệu không có tên ông Long. Và lý do ông Tuấn được bổ nhiệm trưởng phòng GD&ĐT là vì các ông Lan, ông Hỏa, ông Tuấn vẫn đang phát huy tốt vai trò ở vị trí đương nhiệm nên Thường vụ huyện ủy không muốn xáo trộn tổ chức. Trong giải trình cũng không đề cập đến vấn đề thi tuyển theo hình thức báo cáo đề án hoạt động như ông Tuấn nói.
Để làm tường minh vấn đề này, chúng tôi đã liên hệ làm việc với Chủ tịch và Bí thư Huyện ủy Thường Xuân nhưng vẫn chưa nhận được hồi âm.
Cuối cùng, khi được hỏi về vấn đề đạo đức nhà giáo, liệu mình có đủ tư cách, có xứng đáng là người đứng đầu ngành giáo dục của một huyện không, ông Tuấn tâm sự: Nếu xét về quá trình 29 năm công tác trong ngành Giáo dục thì ông thấy mình hoàn toàn xứng đáng. Ông khẳng định mình là người có tâm huyết với nghề, có năng lực quản lý và đã trải qua nhiều vị trí quản lý. Ông nói rằng, giáo dục Thường Xuân sau 3-5 năm nữa sẽ khác dưới sự quản lý của mình. Ông Tuấn tự tin cho rằng cán bộ giáo viên trong huyên đều ca ngợi hay ít nhất là nói tốt cho ông. Nếu phóng viên làm “test” (kiểm tra) thăm dò cán bộ giáo viên trong huyện mà có từ 60-70% nói rằng ông không xứng đáng thì ông sẽ nghỉ.
Qua buổi làm việc, ông Tuấn cho rằng anh chị em phóng viên cần có cái nhìn khách quan, có sự cảm thông, chia sẻ cho những lỗi lầm có tính nhất thời. Theo ông, không ai nắm tay từ tối đến sáng, ai cũng có thể mắc sai phạm nhưng quan trọng là phải nhận thức được cái sai để tạo niềm tin đối với Đảng, đối với cấp trên.
Tác giả: Hồ Hòa- Tiến Anh
Nguồn tin: Báo Gia đình & Pháp luật
Nguồn tin: Báo Gia đình & Pháp luật