Bảy người tử vong khi chạy thận: Thầy thuốc và sự cố y khoa
- 10:31 31-05-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nếu những câu trách móc của người nhà bệnh nhân bị biến chứng như ngọn roi quất vào tâm can của người thầy thuốc, thì sự lặng im, cam chịu, thậm chí những thể hiện thông cảm với người thầy thuốc của họ, như những bàn tay bóp chặt trái tim họ.
LTS:Sự cố y khoa bất ngờ và đau thương vừa xảy ra ở tỉnh Hoà Bình khiến 7 người chết làm ai cũng bàng hoàng. Một cú sốc lớn cho cả bệnh nhân, người nhà và nhân viên y tế. Tuần Việt Nam chia sẻ bài viết của Bác sĩ Võ Xuân Sơn.
Cháu bị bệnh rất nặng. Không mổ thì chắc chắn cháu sẽ chết, mà mổ thì tỉ lệ tử vong cũng rất lớn. Tôi quyết định mổ cho cháu. Ngày thứ năm sau mổ, cháu bị biến chứng. Biết là cháu khó có thể sống được sau biến chứng đó, nhưng khi cháu mất, cả tháng sau tôi mới có thể mổ lại được.
Đã gần 20 năm trôi qua mà tôi vẫn nhớ mãi tiếng kêu của mẹ cháu bé: “Con ơi, sao con bỏ mẹ con đi? Bác Sơn ơi, sao bác không ráng cứu con tôi?”. Ai cũng hiểu rằng người nhà bệnh nhân thật đau đớn khi mất người thân. Nhưng ít người biết rằng, mỗi sự cố y khoa là một lần người thầy thuốc phải chịu đựng, phải cố gắng nuốt nước mắt để vượt qua.
Nếu những câu trách móc của người nhà bệnh nhân bị biến chứng như ngọn roi quất vào tâm can của người thầy thuốc, thì sự lặng im, cam chịu, thậm chí những thể hiện thông cảm với người thầy thuốc của họ, như những bàn tay bóp chặt trái tim người thầy thuốc. Chỉ cần một lần rơi vào cảnh ấy, không thầy thuốc nào có thể quên được.
Trên góc độ đó, tôi hiểu rằng, các thầy thuốc ở Hòa Bình đang đau đớn đến mức nào. 18 bệnh nhân bị sự cố, 7 bệnh nhân tử vong cùng một lúc. Chỉ có những trái tim bằng gỗ, bằng đá mới không đau lúc này. Xin chia buồn cùng gia đình của những bệnh nhân kém may mắn. Và cũng xin được chia sẻ với các đồng nghiệp tại Hòa Bình.
Một lần nữa, cụm từ “sốc phản vệ” lại gây tranh cãi. Trong cơ thể người ta có một hệ thống, gọi là hệ miễn dịch.
Khi một chất lạ nào đó, gọi là kháng nguyên, xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ sản sinh ra các kháng thể để chống lại nó. Hậu quả của những cuộc “đụng độ” là hàng loạt độc chất được tung ra, làm cho tim mạch bị trụy, huyết áp tụt, gây suy gan, suy thận… hoặc tử vong.
Những người phản đối việc cho đây là sốc phản vệ dựa vào tính cơ địa của sốc phản vệ. Nếu gọi là cơ địa thì khả năng 18 người bị cùng một lúc rất ít khả năng xảy ra. Tuy nhiên, trên thực tế, một hiện tượng có cùng bản chất với hiện tượng phản vệ, là sơn “ăn”, lại có thể gặp nhiều người bị cùng một lúc. Người lần đầu tiếp xúc với cây sơn hay bị sơn “ăn”, làm cho mặt bị phù, khó thở, có người nặng phải cấp cứu. Hiện tượng này thường giảm đi sau 1, 2 ngày.
Dân gian có câu “sơn ăn tùy mặt, ma bắt tùy người”, cho thấy có người không bị sơn “ăn”. Như vậy, sơn “ăn” là hiện tượng mang tính cơ địa. Nhưng người dân ở Phú thọ không lạ gì cảnh một nhóm người đi qua đồi sơn đều bị sơn “ăn”. Hoặc có cơ quan với 30, 40 người, vừa sơ tán đến Phú Thọ, thì gần hết cơ quan bị sơn “ăn” cùng một lúc.
So với những người không trực tiếp tham gia điều trị cho những bệnh nhân bị sự cố lần này, các thầy thuốc trực tiếp với người bệnh có đủ thông tin hơn. Ngay cả đội cấp cứu từ Bạch Mai lên cũng đồng ý dùng phác đồ chống sốc phản vệ để cấp cứu. Do vậy, tôi nghĩ rằng, các thầy thuốc có lí do của họ khi cho rằng đây là sốc phản vệ.
Xin nói rõ một chút. Phác đồ chống sốc phản vệ thực chất là bảo vệ các yếu tố sống còn của cơ thể. Nếu thực sự đây không phải là sốc phản vệ, nhưng có những biểu hiện giống như sốc phản vệ, thì các thầy thuốc cũng vẫn phải thực hiện những công việc bảo toàn mạng sống giống như phác đồ này đưa ra.
Tất nhiên, nếu xác định được nguyên nhân thì vẫn tốt hơn. Chẳng hạn như bị nhiễm độc, nếu biết được chất độc đó là gì thì có thể tìm cách trung hòa nó, hoặc đưa nó ra khỏi cơ thể, hoặc chủ động ngăn ngừa các biến chứng, chứ không chỉ “chạy theo” nó như trong sốc phản vệ.
Chẩn đoán sốc phản vệ đúng hay sai, và ảnh hưởng như thế nào đến việc điều trị những bệnh nhân bị sốc, sẽ được Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế làm sáng tỏ. Chỉ có họ mới có đủ thông tin, có đủ điều kiện để tìm ra nguyên nhân thực sự của sự cố lần này.
Về mặt xử lí sự cố, những phản ứng của ngành y, cụ thể là bệnh viện Hòa Bình, Sở Y tế Hòa bình, đặc biệt là Bộ Y tế, cùng các cơ quan liên quan như UBND tỉnh Hòa Bình, và cả Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, đều thể hiện trách nhiệm rất tích cực. Ngay cả cái khâu mà y tế yếu nhất là truyền thông, thì lần này cũng xử lí khá tốt, nhanh chóng và minh bạch.
Rất mong Hội đồng y khoa mau chóng tìm ra nguyên nhân và có kết luận cụ thể, cơ quan công an cũng nhanh chóng có kết luận điều tra, để có thể biết rõ nguyên nhân, đề ra biện pháp phòng ngừa, sớm đưa hệ thống thận nhân tạo của bệnh viện Hòa Bình trở lại hoạt động. 100 bệnh nhân phải xuống Hà nội chạy thận, 100 gia đình bị xáo trộn cuộc sống, lại còn phải xử lí bao nhiêu vấn đề phát sinh như ăn, ở, công việc…
Dù rất đau buồn với sự cố lần này, nhưng cần nhanh chóng đưa những người bệnh của Hòa Bình, đưa ngành y, và tất cả chúng ta, về với cuộc sống bình thường.
Cháu bị bệnh rất nặng. Không mổ thì chắc chắn cháu sẽ chết, mà mổ thì tỉ lệ tử vong cũng rất lớn. Tôi quyết định mổ cho cháu. Ngày thứ năm sau mổ, cháu bị biến chứng. Biết là cháu khó có thể sống được sau biến chứng đó, nhưng khi cháu mất, cả tháng sau tôi mới có thể mổ lại được.
Đã gần 20 năm trôi qua mà tôi vẫn nhớ mãi tiếng kêu của mẹ cháu bé: “Con ơi, sao con bỏ mẹ con đi? Bác Sơn ơi, sao bác không ráng cứu con tôi?”. Ai cũng hiểu rằng người nhà bệnh nhân thật đau đớn khi mất người thân. Nhưng ít người biết rằng, mỗi sự cố y khoa là một lần người thầy thuốc phải chịu đựng, phải cố gắng nuốt nước mắt để vượt qua.
Nếu những câu trách móc của người nhà bệnh nhân bị biến chứng như ngọn roi quất vào tâm can của người thầy thuốc, thì sự lặng im, cam chịu, thậm chí những thể hiện thông cảm với người thầy thuốc của họ, như những bàn tay bóp chặt trái tim người thầy thuốc. Chỉ cần một lần rơi vào cảnh ấy, không thầy thuốc nào có thể quên được.
Trên góc độ đó, tôi hiểu rằng, các thầy thuốc ở Hòa Bình đang đau đớn đến mức nào. 18 bệnh nhân bị sự cố, 7 bệnh nhân tử vong cùng một lúc. Chỉ có những trái tim bằng gỗ, bằng đá mới không đau lúc này. Xin chia buồn cùng gia đình của những bệnh nhân kém may mắn. Và cũng xin được chia sẻ với các đồng nghiệp tại Hòa Bình.
Một lần nữa, cụm từ “sốc phản vệ” lại gây tranh cãi. Trong cơ thể người ta có một hệ thống, gọi là hệ miễn dịch.
Khi một chất lạ nào đó, gọi là kháng nguyên, xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ sản sinh ra các kháng thể để chống lại nó. Hậu quả của những cuộc “đụng độ” là hàng loạt độc chất được tung ra, làm cho tim mạch bị trụy, huyết áp tụt, gây suy gan, suy thận… hoặc tử vong.
Những người phản đối việc cho đây là sốc phản vệ dựa vào tính cơ địa của sốc phản vệ. Nếu gọi là cơ địa thì khả năng 18 người bị cùng một lúc rất ít khả năng xảy ra. Tuy nhiên, trên thực tế, một hiện tượng có cùng bản chất với hiện tượng phản vệ, là sơn “ăn”, lại có thể gặp nhiều người bị cùng một lúc. Người lần đầu tiếp xúc với cây sơn hay bị sơn “ăn”, làm cho mặt bị phù, khó thở, có người nặng phải cấp cứu. Hiện tượng này thường giảm đi sau 1, 2 ngày.
Dân gian có câu “sơn ăn tùy mặt, ma bắt tùy người”, cho thấy có người không bị sơn “ăn”. Như vậy, sơn “ăn” là hiện tượng mang tính cơ địa. Nhưng người dân ở Phú thọ không lạ gì cảnh một nhóm người đi qua đồi sơn đều bị sơn “ăn”. Hoặc có cơ quan với 30, 40 người, vừa sơ tán đến Phú Thọ, thì gần hết cơ quan bị sơn “ăn” cùng một lúc.
So với những người không trực tiếp tham gia điều trị cho những bệnh nhân bị sự cố lần này, các thầy thuốc trực tiếp với người bệnh có đủ thông tin hơn. Ngay cả đội cấp cứu từ Bạch Mai lên cũng đồng ý dùng phác đồ chống sốc phản vệ để cấp cứu. Do vậy, tôi nghĩ rằng, các thầy thuốc có lí do của họ khi cho rằng đây là sốc phản vệ.
Xin nói rõ một chút. Phác đồ chống sốc phản vệ thực chất là bảo vệ các yếu tố sống còn của cơ thể. Nếu thực sự đây không phải là sốc phản vệ, nhưng có những biểu hiện giống như sốc phản vệ, thì các thầy thuốc cũng vẫn phải thực hiện những công việc bảo toàn mạng sống giống như phác đồ này đưa ra.
Tất nhiên, nếu xác định được nguyên nhân thì vẫn tốt hơn. Chẳng hạn như bị nhiễm độc, nếu biết được chất độc đó là gì thì có thể tìm cách trung hòa nó, hoặc đưa nó ra khỏi cơ thể, hoặc chủ động ngăn ngừa các biến chứng, chứ không chỉ “chạy theo” nó như trong sốc phản vệ.
Chẩn đoán sốc phản vệ đúng hay sai, và ảnh hưởng như thế nào đến việc điều trị những bệnh nhân bị sốc, sẽ được Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế làm sáng tỏ. Chỉ có họ mới có đủ thông tin, có đủ điều kiện để tìm ra nguyên nhân thực sự của sự cố lần này.
Về mặt xử lí sự cố, những phản ứng của ngành y, cụ thể là bệnh viện Hòa Bình, Sở Y tế Hòa bình, đặc biệt là Bộ Y tế, cùng các cơ quan liên quan như UBND tỉnh Hòa Bình, và cả Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, đều thể hiện trách nhiệm rất tích cực. Ngay cả cái khâu mà y tế yếu nhất là truyền thông, thì lần này cũng xử lí khá tốt, nhanh chóng và minh bạch.
Rất mong Hội đồng y khoa mau chóng tìm ra nguyên nhân và có kết luận cụ thể, cơ quan công an cũng nhanh chóng có kết luận điều tra, để có thể biết rõ nguyên nhân, đề ra biện pháp phòng ngừa, sớm đưa hệ thống thận nhân tạo của bệnh viện Hòa Bình trở lại hoạt động. 100 bệnh nhân phải xuống Hà nội chạy thận, 100 gia đình bị xáo trộn cuộc sống, lại còn phải xử lí bao nhiêu vấn đề phát sinh như ăn, ở, công việc…
Dù rất đau buồn với sự cố lần này, nhưng cần nhanh chóng đưa những người bệnh của Hòa Bình, đưa ngành y, và tất cả chúng ta, về với cuộc sống bình thường.
Tác giả: Võ Xuân Sơn
Nguồn tin: Báo VietNamNet
Nguồn tin: Báo VietNamNet