Người mẹ mù chữ nuôi 4 con học đại học
- 13:28 29-05-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nói đến phong trào hiếu học ở giáo xứ Vạn Lộc, xã Nam Lộc (Nam Đàn), người được nhắc đến đầu tiên có lẽ là bà Lê Thị Kính (57 tuổi) ở xóm 3 – một người mẹ làm nghề nông, mù chữ, nhưng đã và đang nuôi 4 người con học đại học.
Chiều nhóa nhem trên cánh đồng Lốc, bà Kính vẫn cố lấy hết rơm khô trên ruộng nhà mình, chất cho đầy xe để đưa về. Trời nắng như thiêu nhưng chiều nay, bà vẫn làm được 2 xe rơm cao ngất. “Lúa gặt từ hôm trước, rơm khô rồi phải lấy cho hết, không gặp mưa thì hư mất, bò không có ăn” – bà giải thích.
Vụ thu hoạch này, ông Nguyễn Văn Tĩnh – chồng bà có việc đi miền Nam, các con thì đi làm, đi học xa, chỉ một mình ở nhà xoay xở với 5 sào ruộng, 8 sào đất, hết việc nhà đến việc đồng, tuy làm việc quần quật nhưng bà vẫn vui vẻ, lạc quan.
So với người dân trong vùng, bà Kính là một người đặc biệt. Điều đầu tiên là việc bà không đọc được chữ. Nói bà Kính “mù chữ” thì ít ai tin nhưng đến nhà bà, đưa cho bà quyển sách bảo bà đọc thì mới vỡ lẽ. Bà cho biết, bà là con thứ 2 trong gia đình có 7 anh chị em, do gia đình khó khăn, nên hồi nhỏ khi chưa học hết vỡ lòng đã phải bỏ học. Mới biết được bảng chữ cái, đánh vần chưa thạo nên sau khi bỏ học, bà cũng không đọc được chữ luôn. Lớn lên, tuy mù chữ nhưng bà vẫn nhanh nhẹn, tháo vát, làm tốt công việc nhà nông và tính nhẩm khá chuẩn.
Chuyện lạ thứ 2 là bà Kính không biết đi xe đạp. Sự thật thì hồi còn nhỏ, bà cũng có tập xe, nhưng do một lần trượt ngã, bị xây xát nặng nên thấy xe đạp là sợ, rồi cũng không đi xe đạp được luôn. Hiện trong nhà bà, có cả xe đạp lẫn xe máy nhưng bà phải đi bộ hoặc đi xe bò. Mỗi lần đi làm đồng xa, bà thường đánh xe bò chở đi, chở về. Con cái cũng có nhã ý mua cho bà một chiếc xe đạp điện, “để mẹ đi cho khỏe”, nhưng bà gạt đi: “Mẹ có đi được xe đạp mô mà đi xe đạp điện. Mẹ đi xe bò quen rồi, không học đi xe nữa mô, lỡ ngã một cái, ở nhà ai lo cho”.
Năm 1984, bà kết hôn với ông Tĩnh và sinh được 4 người con. Ông đi làm thợ mộc, bà ở nhà làm ruộng nuôi con. Tuy bà không biết chữ, nhưng 4 người con của bà đều thông minh, học giỏi và lần lượt đậu vào đại học. Nguyễn Văn Nam (SN 1986) học khoa Thủy sản tại Đại học Vinh, Nguyễn Thị Hồng (SN 1990) học Đại học sư phạm Quy Nhơn, Nguyễn Văn Hà (SN 1993) học khoa Thủy sản, Đại học Vinh. 3 người con này đã tốt nghiệp đại học, hai người con trai hiện đang làm việc ở miền Nam. Riêng con trai út Nguyễn Văn Hải (SN 1996) đang học năm thứ 3, Đại học Xây dựng Hà Nội.
Bà Kính cho biết, hồi 2 người con đầu đi học đại học, gia đình vô cùng khó khăn, phải vay mượn ở khắp nơi, cả vay ngân hàng chính sách lẫn vay những người thân quen. Do các con cứ thay nhau vào đại học cùng với việc ở nhà tu sửa nhà cửa, nên đến năm 2016 vợ chồng bà mới trả xong khoản nợ từ nhiều năm trước. Theo bà Kính, những lúc khó khăn, ông Tĩnh thỉnh thoảng cũng “so bì” chuyện con mình đi học đại học với con họ đi xuất khẩu lao động, nhưng bà thì quả quyết “Chẳng nhẽ con học được mà bảo hắn đừng học nữa, dù ở nhà có khó khăn đến mấy cũng cho các con ăn học đến cùng”.
Các con đã đi làm, đi học xa, nhưng bà vẫn cất giữ cẩn thận số sách vở, giấy khen của các con ở trên gác sách, ở trong tủ, để làm kỷ niệm. Lật lại những xấp giấy khen, giấy chứng nhận học sinh giỏi của các con, nhớ lại những năm tháng đã qua, bà Kính bật khóc. Bà nói rằng, ngày trước hoàn cảnh gia đình thiếu thốn, dành dụm đươc đồng nào cũng để cho con. Ông Tĩnh đi làm mộc về được bao nhiêu tiền đều phát liền cho các con nạp tiền học và mua sách vở. Nay đến lượt thằng út vô đại học, do các anh nó ra trường đã có công việc, nên gia đình cũng đỡ vất vả hơn.
Bí quyết của gia đình bà Kính trong việc nuôi con ăn học là “phải quyết tâm”, “lấy ngắn nuôi dài”, “cháo húp quanh, nợ trả dần”, không chỉ nuôi được các con học đại học mà vợ chồng bà còn xây cất được nhà cửa chu tất, có khu chăn nuôi cao ráo, nuôi được nhiều bò, gà và gần 2 chục con dê thịt, đem lại thu nhập khá. Ông Nguyễn Ngọc Thường (65 tuổi) – một người trong xóm cho biết: “Bà Kính là người phụ nữ đảm đang, siêng năng, tần tảo, luôn chăm lo cho con cái, nhất là chuyện học hành”.
Ông Nguyễn Sỹ Thuyết, xóm trưởng xóm 3, xã Nam Lộc cũng không khỏi thán phục, ngưỡng mộ: “Nhà bà Kính có nhiều người con học đại học nhất ở xóm này và đứng tốp đầu ở xã. Đây là một trong những gia đình hiếu học tiêu biểu, là tấm gương sáng trong phong trào khuyến học, khuyến tài ở địa phương”.
Vụ thu hoạch này, ông Nguyễn Văn Tĩnh – chồng bà có việc đi miền Nam, các con thì đi làm, đi học xa, chỉ một mình ở nhà xoay xở với 5 sào ruộng, 8 sào đất, hết việc nhà đến việc đồng, tuy làm việc quần quật nhưng bà vẫn vui vẻ, lạc quan.
So với người dân trong vùng, bà Kính là một người đặc biệt. Điều đầu tiên là việc bà không đọc được chữ. Nói bà Kính “mù chữ” thì ít ai tin nhưng đến nhà bà, đưa cho bà quyển sách bảo bà đọc thì mới vỡ lẽ. Bà cho biết, bà là con thứ 2 trong gia đình có 7 anh chị em, do gia đình khó khăn, nên hồi nhỏ khi chưa học hết vỡ lòng đã phải bỏ học. Mới biết được bảng chữ cái, đánh vần chưa thạo nên sau khi bỏ học, bà cũng không đọc được chữ luôn. Lớn lên, tuy mù chữ nhưng bà vẫn nhanh nhẹn, tháo vát, làm tốt công việc nhà nông và tính nhẩm khá chuẩn.
Chuyện lạ thứ 2 là bà Kính không biết đi xe đạp. Sự thật thì hồi còn nhỏ, bà cũng có tập xe, nhưng do một lần trượt ngã, bị xây xát nặng nên thấy xe đạp là sợ, rồi cũng không đi xe đạp được luôn. Hiện trong nhà bà, có cả xe đạp lẫn xe máy nhưng bà phải đi bộ hoặc đi xe bò. Mỗi lần đi làm đồng xa, bà thường đánh xe bò chở đi, chở về. Con cái cũng có nhã ý mua cho bà một chiếc xe đạp điện, “để mẹ đi cho khỏe”, nhưng bà gạt đi: “Mẹ có đi được xe đạp mô mà đi xe đạp điện. Mẹ đi xe bò quen rồi, không học đi xe nữa mô, lỡ ngã một cái, ở nhà ai lo cho”.
Năm 1984, bà kết hôn với ông Tĩnh và sinh được 4 người con. Ông đi làm thợ mộc, bà ở nhà làm ruộng nuôi con. Tuy bà không biết chữ, nhưng 4 người con của bà đều thông minh, học giỏi và lần lượt đậu vào đại học. Nguyễn Văn Nam (SN 1986) học khoa Thủy sản tại Đại học Vinh, Nguyễn Thị Hồng (SN 1990) học Đại học sư phạm Quy Nhơn, Nguyễn Văn Hà (SN 1993) học khoa Thủy sản, Đại học Vinh. 3 người con này đã tốt nghiệp đại học, hai người con trai hiện đang làm việc ở miền Nam. Riêng con trai út Nguyễn Văn Hải (SN 1996) đang học năm thứ 3, Đại học Xây dựng Hà Nội.
Bà Kính cho biết, hồi 2 người con đầu đi học đại học, gia đình vô cùng khó khăn, phải vay mượn ở khắp nơi, cả vay ngân hàng chính sách lẫn vay những người thân quen. Do các con cứ thay nhau vào đại học cùng với việc ở nhà tu sửa nhà cửa, nên đến năm 2016 vợ chồng bà mới trả xong khoản nợ từ nhiều năm trước. Theo bà Kính, những lúc khó khăn, ông Tĩnh thỉnh thoảng cũng “so bì” chuyện con mình đi học đại học với con họ đi xuất khẩu lao động, nhưng bà thì quả quyết “Chẳng nhẽ con học được mà bảo hắn đừng học nữa, dù ở nhà có khó khăn đến mấy cũng cho các con ăn học đến cùng”.
Các con đã đi làm, đi học xa, nhưng bà vẫn cất giữ cẩn thận số sách vở, giấy khen của các con ở trên gác sách, ở trong tủ, để làm kỷ niệm. Lật lại những xấp giấy khen, giấy chứng nhận học sinh giỏi của các con, nhớ lại những năm tháng đã qua, bà Kính bật khóc. Bà nói rằng, ngày trước hoàn cảnh gia đình thiếu thốn, dành dụm đươc đồng nào cũng để cho con. Ông Tĩnh đi làm mộc về được bao nhiêu tiền đều phát liền cho các con nạp tiền học và mua sách vở. Nay đến lượt thằng út vô đại học, do các anh nó ra trường đã có công việc, nên gia đình cũng đỡ vất vả hơn.
Bí quyết của gia đình bà Kính trong việc nuôi con ăn học là “phải quyết tâm”, “lấy ngắn nuôi dài”, “cháo húp quanh, nợ trả dần”, không chỉ nuôi được các con học đại học mà vợ chồng bà còn xây cất được nhà cửa chu tất, có khu chăn nuôi cao ráo, nuôi được nhiều bò, gà và gần 2 chục con dê thịt, đem lại thu nhập khá. Ông Nguyễn Ngọc Thường (65 tuổi) – một người trong xóm cho biết: “Bà Kính là người phụ nữ đảm đang, siêng năng, tần tảo, luôn chăm lo cho con cái, nhất là chuyện học hành”.
Ông Nguyễn Sỹ Thuyết, xóm trưởng xóm 3, xã Nam Lộc cũng không khỏi thán phục, ngưỡng mộ: “Nhà bà Kính có nhiều người con học đại học nhất ở xóm này và đứng tốp đầu ở xã. Đây là một trong những gia đình hiếu học tiêu biểu, là tấm gương sáng trong phong trào khuyến học, khuyến tài ở địa phương”.
Tác giả: Huy Thư
Nguồn tin: Báo Nghệ An
Nguồn tin: Báo Nghệ An