Những "ngôi nhà cõi âm" tiền tỷ của đại gia Việt
- 09:29 29-05-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nhiều đại gia Việt của không ngần ngại chi hàng chục tỷ chuẩn bị trước cho hậu sự của mình bằng cách sắm những chiếc quan tài "độc" hay xây dựng những lăng mộ xa xỉ.
Xây lăng mộ 3.000 cây vàng báo hiếu cha mẹ
Khu lăng mộ đã có từ cách đây 80 năm (hiện nằm ở khu phố 2, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) được truyền tụng là lăng mộ thờ cha mẹ mà ông Hà Mỹ Suông, tên thường gọi là Hội đồng Suông - một đại điền chủ ở tỉnh Hà Tiên cũ hồi đầu thế kỷ 20 bỏ tiền ra xây dựng. Do không có con ruột nối dõi tông đường nên tất cả số tiền dành dụm lúc bấy giờ đều được ông Suông mua vàng dự trữ. Khi số vàng đã đựng đầy 6 thùng lớn (mỗi thùng tương đương với can 50 lít) ông Suông quyết định xây khu lăng mộ để làm nơi an nghỉ cho cha mẹ.
Khu lăng mộ này được xây dựng trong vòng 2 năm (1935-1936) với nhiều loại nguyên vật liệu quý hiếm, là những khối đá xanh hoặc trắng rất lớn, nặng hàng tạ, thậm chí cả tấn. Các khối đá được mài dũa cầu kỳ, chạm trổ đẹp mắt, chỉ cần đặt cạnh nhau, xếp vào nhau đã khít chặt mà không cần phải dùng đến thứ chất kết dính nào.
Theo lời ông Nguyễn Anh Tuấn, cháu cố của ông Hội Đồng Suông, thì ông Suông đã phải lặn lội sang tận Hong Kong mua đá cẩm thạch loại được nhập từ Thụy Sĩ để ốp thân và hầm mộ. Còn đá núi, ông cho người ra tận Ngũ Hành Sơn lấy về. Khi vật liệu đã đầy đủ, ông Hội đồng Suông lại cho người đi mời những nghệ nhân có tay nghề giỏi nhất, được tuyển chọn từ Trung Quốc và Hải Phòng.
Gần một thế kỷ trôi qua, tất cả mọi đường nét, chi tiết dù là nhỏ nhất của khu lăng mộ đình đám này vẫn còn khá nguyên vẹn và rõ nét như vừa mới được tạc. Toàn bộ công trình toát lên vẻ hài hòa, thực sự là một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo chứ không còn đơn thuần là ngôi mộ.
Phần mộ của cha và mẹ ông Hội Đồng Suông được làm bằng đá trắng, nắp mộ bằng phiến đá xanh nguyên khối tuyệt đẹp. Đầu phần mộ chạm trổ một con vật rất lạ với tai thỏ, mình chuột, đuôi sóc, đầu chồn, miệng ngậm mấy sợi cỏ, từng đường nét chạm khắc con vật đều tinh tế hết sức. Còn lại, bốn bề thân mộ đều là những tác phẩm nghệ thuật bằng đá vô cùng tinh tế mà người thợ chạm khắc phải cực kỳ tài ba.
Đại gia Hòa Bình xây lăng mộ chờ ướp xác
Ở Sơn Lâm, Lương Sơn, Hoà Bình, hầu như ai cũng biết đến biệt danh "Đức gấu". Ông là Nguyễn Công Đức, người Hà Nội chính gốc nhưng đã chuyển lên đây sống từ nhiều năm nay. Ông Đức nổi tiếng không chỉ vì nuôi gấu mà còn tự mình xây dựng một trang trại, trong đó có khu lăng mộ chờ ướp xác mình.
Hầm mộ ướp xác được ông Đức khởi công từ năm 2000, hoàn thiện năm 2006. Công trình nhằm hướng Tây Bắc, số bậc thang dẫn lên hầm mộ được các pháp sư tính toán cẩn thận. Ông còn mời ba pháp sư cao tay (2 người Việt Nam, 1 người Trung Quốc) để thống nhất hướng hầm mộ.
Để xây dựng lăng mộ cho chính mình, ông ngao du khắp Việt Nam rồi sang cả Trung Quốc, Ấn Độ để tìm hiểu kỹ thuật ướp xác. Sau đó, phải mất 3 năm rưỡi thuê 30 thợ lành nghề kỳ công đẽo đục đá trên đỉnh một ngọn núi ở Lương Sơn (Hòa Bình) sâu cả chục mét để làm hai hầm mộ chuẩn bị cho việc ướp xác khi ông và vợ về với tổ tiên.
Ông Đức cũng không ngại hao tốn công sức đi tìm các dụng cụ, nguyên vật liệu phục vụ cho việc ướp xác tốt nhất. Ông vào tận núi Bà Đen, Tây Ninh - nơi tìm thấy xác người còn nguyên vẹn để tìm hiểu địa chất, địa hình nơi đây. Ông cũng tới Ninh Thuận rất nhiều lần để đặt mua than trai - một loại than rất hiếm đốt từ thân cây trai. Bột gạo nếp rắc lên thi thể, áo quan làm từ gỗ quý, tinh dầu Cổ Am, tinh dầu Gù Hương ướp xác... đến nay tất cả đã được ông Đức chuẩn bị đầy đủ đặt tại lòng hầm mộ.
Số tiền chi cho việc xây ngôi mộ có một không hai này không được ông Đức tiết lộ, tuy nhiên, theo nhận định của nhiều người đây hẳn là một con số rất lớn. "Ướp xác hẳn là cái "sự khó", nên tôi thử xem nó khó thế nào. Với lại, người già thường hay lo đến chuyện hậu sự. Tào Tháo lo từ khi 36 tuổi, Thành Cát Tư Hãn cũng lo xây mộ mình lúc 38 tuổi, lúc xây mộ tôi cũng ở cái tuổi "thất thập", lo đến chuyện hậu sự cũng là vừa rồi...", ông Đức chia sẻ
Lăng mộ triệu đô của đại gia đất Cảng
Ở tuổi "thất thập cổ lai hy", vị đại gia đất Hải Phòng Vũ Hồng Khánh khao khát tự tay xây mộ cho mình lúc nằm xuống. Quần thể lăng mộ của ông Vũ Hồng Khánh "ngự" trên mảnh đất rộng hơn 3.000 m2 giữa TP Hải Phòng. Để hoàn thành ngôi mộ "độc nhất vô nhị" này, ước chừng ông Khánh đã bỏ ra hơn 1 triệu USD.
Để bắt tay xây dựng lăng mộ cho mình, ông Khánh đã vào tận khu vực núi Nhồi, Thanh Hóa để tự tay chọn những khối đá đẹp nhất, đắt nhất. Ông bảo: "Đá xanh, đá đen đủ tiêu chuẩn phải nguyên khối, nguyên tảng, không có đường vân dù chỉ nhỏ bằng sợi tóc, không màu sắc pha tạp". Vì thế, ông không dùng cách khai thác bằng nổ mìn mà dùng sức người khai thác, bởi theo ông, đá khai thác bằng nổ mìn sẽ om, sức bền không tốt. Mỗi tảng đá như thế giá từ 10-30 triệu đồng. Phải mất 5 năm với bàn tay của hàng trăm thợ lành nghề, ý tưởng của ông mới thực sự hoàn thiện.
Khu trung tâm lăng mộ rộng chừng 200m2, lẩn khuất sau những hàng cau vua rợp bóng. Khuôn viên lăng mộ được xếp bằng những khối đá trắng lớn, được mài dũa rất khít. Hầm mộ sâu trong lòng đất 4m, được bao bọc bởi những phiến đá khổng lồ, mỗi khối nặng 2,6 tấn. Ở giữa lăng mộ là khối đá đen nặng 10 tấn, mặt trước là những dòng chữ khắc nội dung kể tài năng cũng như đóng góp của ông cho xã hội. Trên cùng tháp đá bức tượng bán thân của ông Khánh được chạm khắc tỉ mỉ.
Vị đại gia này muốn xương cốt của mình nằm vĩnh hằng dưới một lớp nước để tạo sự kín đáo, yên tĩnh và cũng là để con cháu đời sau được tự hào về khả năng của ông cha mình.
Bỏ tiền tỷ xây lăng mộ lớn nhất Việt Nam
Doanh nhân Trần Văn Sen đã bỏ tiền tỷ, mua lại gần 10ha đất làng Mẹo - ngôi làng được mệnh danh là làng tỷ phú ở tỉnh Thái Bình để xây dựng lăng Đức Hoằng Nghị Đại vương, tức ông Trần Hoằng Nghị, cha đẻ của Thái sư Trần Thủ Độ. Đây được đánh giá là lăng mộ thuộc loại lớn nhất Việt Nam.
Hoằng Nghị Đại Vương là người đã có công lớn trong việc giúp trấn Nam Sơn Hạ xưa trở thành vùng đất trù phú. Khi qua đời, ông được nhân dân lập đền thờ, tôn là Thành Hoàng. Trải qua sóng gió chiến tranh, khu đền thờ Hoằng Nghị Đại Vương bị tàn phá nặng nề, chỉ còn lại là một nấm đất. Nghĩ về tổ tiên, năm 2002 nhà đại tỷ phú Trần Văn Sen đã quyết định xây dựng lại lăng mộ này.
Mất 9 năm xây dựng (từ 2002 tới 2011), khu lăng đền mới hoàn thành. Móng lăng ăn sâu xuống lòng đất 4,2m, được đổ bê tông kín đặc tạo thành tầng hầm rất rộng, chứa mộ phần của Đức Hoằng Nghị Đại vương. Trên mặt đất, lăng có 3 tầng, 6 mái, cao 41m. Các chi tiết trong mộ khá cầu kỳ, phủ màu vàng và đỏ.
Đặc biệt, nơi đây còn có tượng các vua quan đời Trần bằng đồng nguyên chất, ngoài phủ vàng. Trên trần các tầng đều có chữ Phúc, được viết rất xảo diệu, sắp xếp hợp lý khiến người xem phải trầm trồ.
Sắm quan tài bạc tỷ
Trong làng đại gia ai cũng từng biết đến câu chuyện quan tài của ông P., một người chuyên kinh doanh vàng bạc đá quý ở Chợ Lớn (TP.HCM). Đại gia này chi 500 triệu tiền cọc cho một cơ sở để làm một cỗ quan tài theo yêu cầu. Ngoài tiền công, nếu làm đẹp, người thợ sẽ được nhận thêm 1,5 tỷ đồng tiền thưởng. Khi cỗ quan tài của ông P. làm xong, rất nhiều người kéo đến xem, vì trong đời họ chưa bao giờ thấy một cỗ quan tài nào chạm trổ kỳ công, lại dát vàng, đá quý bóng loáng như thế.
Ông Ba X – chủ một trại hòm tại Sài Gòn, cho biết một quan tài trung bình mà các đại gia đặt ở chỗ ông thường không dưới 3 tỷ đồng. Giá thành phụ thuộc vào họa tiết nhiều hay ít, nếu yêu cầu chạm khắc công phu thì loại gỗ làm quan tài đó phải thuộc loại tốt và dày trên 10cm. Tuy nhiên, đó mới là là tiền gỗ với tiền công của thợ mộc, các đại gia còn công phu đầu tư không ít tiền để đính thêm các loại chất liệu quý, dát vàng. Chưa kể một số đại gia còn chưa yên tâm về chất lượng trong nước nên phải gửi qua nước ngoài để cỗ quan tài của mình hoàn chỉnh hơn.
Theo chủ một xưởng mộc, thường các đại gia chọn gỗ pơ mu, giáng hương và kích thước quan tài phải to, 4 thành quan tài dày 8cm trở lên, nắp dày 11cm, đáy từ 6 - 8cm, quan tài phải được đục đẽo tinh xảo. Kiểu dáng ưa chuộng của các đại gia là rồng, cọp, đại bàng, đính vàng 24k, 18k hoặc đá quý. Giá cả cũng theo đó mà thay đổi, thấp nhất là 1,5 tỷ đồng, cao thì lên đến cả chục tỷ đồng. Giá cả cũng theo đó mà thay đổi, thấp nhất là 1,5 tỷ đồng, cao thì lên đến cả chục tỷ đồng.
Riêng với loại quan tài làm theo sở thích của chủ nhân, các đại gia thường phải đặt hàng từ 6 tháng cho đến 1 năm. Tất cả nguyên vật liệu đều phải đặt hàng từ nước ngoài. Một quan tài như vậy sẽ có giá 6 tỷ đồng trở lên. Đặt mua quan tài cũng như một cách để khẳng định vị thế của mình.
Khu lăng mộ đã có từ cách đây 80 năm (hiện nằm ở khu phố 2, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) được truyền tụng là lăng mộ thờ cha mẹ mà ông Hà Mỹ Suông, tên thường gọi là Hội đồng Suông - một đại điền chủ ở tỉnh Hà Tiên cũ hồi đầu thế kỷ 20 bỏ tiền ra xây dựng. Do không có con ruột nối dõi tông đường nên tất cả số tiền dành dụm lúc bấy giờ đều được ông Suông mua vàng dự trữ. Khi số vàng đã đựng đầy 6 thùng lớn (mỗi thùng tương đương với can 50 lít) ông Suông quyết định xây khu lăng mộ để làm nơi an nghỉ cho cha mẹ.
Khu lăng mộ này được xây dựng trong vòng 2 năm (1935-1936) với nhiều loại nguyên vật liệu quý hiếm, là những khối đá xanh hoặc trắng rất lớn, nặng hàng tạ, thậm chí cả tấn. Các khối đá được mài dũa cầu kỳ, chạm trổ đẹp mắt, chỉ cần đặt cạnh nhau, xếp vào nhau đã khít chặt mà không cần phải dùng đến thứ chất kết dính nào.
Theo lời ông Nguyễn Anh Tuấn, cháu cố của ông Hội Đồng Suông, thì ông Suông đã phải lặn lội sang tận Hong Kong mua đá cẩm thạch loại được nhập từ Thụy Sĩ để ốp thân và hầm mộ. Còn đá núi, ông cho người ra tận Ngũ Hành Sơn lấy về. Khi vật liệu đã đầy đủ, ông Hội đồng Suông lại cho người đi mời những nghệ nhân có tay nghề giỏi nhất, được tuyển chọn từ Trung Quốc và Hải Phòng.
Gần một thế kỷ trôi qua, tất cả mọi đường nét, chi tiết dù là nhỏ nhất của khu lăng mộ đình đám này vẫn còn khá nguyên vẹn và rõ nét như vừa mới được tạc. Toàn bộ công trình toát lên vẻ hài hòa, thực sự là một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo chứ không còn đơn thuần là ngôi mộ.
Phần mộ của cha và mẹ ông Hội Đồng Suông được làm bằng đá trắng, nắp mộ bằng phiến đá xanh nguyên khối tuyệt đẹp. Đầu phần mộ chạm trổ một con vật rất lạ với tai thỏ, mình chuột, đuôi sóc, đầu chồn, miệng ngậm mấy sợi cỏ, từng đường nét chạm khắc con vật đều tinh tế hết sức. Còn lại, bốn bề thân mộ đều là những tác phẩm nghệ thuật bằng đá vô cùng tinh tế mà người thợ chạm khắc phải cực kỳ tài ba.
Đại gia Hòa Bình xây lăng mộ chờ ướp xác
Ở Sơn Lâm, Lương Sơn, Hoà Bình, hầu như ai cũng biết đến biệt danh "Đức gấu". Ông là Nguyễn Công Đức, người Hà Nội chính gốc nhưng đã chuyển lên đây sống từ nhiều năm nay. Ông Đức nổi tiếng không chỉ vì nuôi gấu mà còn tự mình xây dựng một trang trại, trong đó có khu lăng mộ chờ ướp xác mình.
Hầm mộ ướp xác được ông Đức khởi công từ năm 2000, hoàn thiện năm 2006. Công trình nhằm hướng Tây Bắc, số bậc thang dẫn lên hầm mộ được các pháp sư tính toán cẩn thận. Ông còn mời ba pháp sư cao tay (2 người Việt Nam, 1 người Trung Quốc) để thống nhất hướng hầm mộ.
Để xây dựng lăng mộ cho chính mình, ông ngao du khắp Việt Nam rồi sang cả Trung Quốc, Ấn Độ để tìm hiểu kỹ thuật ướp xác. Sau đó, phải mất 3 năm rưỡi thuê 30 thợ lành nghề kỳ công đẽo đục đá trên đỉnh một ngọn núi ở Lương Sơn (Hòa Bình) sâu cả chục mét để làm hai hầm mộ chuẩn bị cho việc ướp xác khi ông và vợ về với tổ tiên.
Ông Đức cũng không ngại hao tốn công sức đi tìm các dụng cụ, nguyên vật liệu phục vụ cho việc ướp xác tốt nhất. Ông vào tận núi Bà Đen, Tây Ninh - nơi tìm thấy xác người còn nguyên vẹn để tìm hiểu địa chất, địa hình nơi đây. Ông cũng tới Ninh Thuận rất nhiều lần để đặt mua than trai - một loại than rất hiếm đốt từ thân cây trai. Bột gạo nếp rắc lên thi thể, áo quan làm từ gỗ quý, tinh dầu Cổ Am, tinh dầu Gù Hương ướp xác... đến nay tất cả đã được ông Đức chuẩn bị đầy đủ đặt tại lòng hầm mộ.
Số tiền chi cho việc xây ngôi mộ có một không hai này không được ông Đức tiết lộ, tuy nhiên, theo nhận định của nhiều người đây hẳn là một con số rất lớn. "Ướp xác hẳn là cái "sự khó", nên tôi thử xem nó khó thế nào. Với lại, người già thường hay lo đến chuyện hậu sự. Tào Tháo lo từ khi 36 tuổi, Thành Cát Tư Hãn cũng lo xây mộ mình lúc 38 tuổi, lúc xây mộ tôi cũng ở cái tuổi "thất thập", lo đến chuyện hậu sự cũng là vừa rồi...", ông Đức chia sẻ
Lăng mộ triệu đô của đại gia đất Cảng
Ở tuổi "thất thập cổ lai hy", vị đại gia đất Hải Phòng Vũ Hồng Khánh khao khát tự tay xây mộ cho mình lúc nằm xuống. Quần thể lăng mộ của ông Vũ Hồng Khánh "ngự" trên mảnh đất rộng hơn 3.000 m2 giữa TP Hải Phòng. Để hoàn thành ngôi mộ "độc nhất vô nhị" này, ước chừng ông Khánh đã bỏ ra hơn 1 triệu USD.
Để bắt tay xây dựng lăng mộ cho mình, ông Khánh đã vào tận khu vực núi Nhồi, Thanh Hóa để tự tay chọn những khối đá đẹp nhất, đắt nhất. Ông bảo: "Đá xanh, đá đen đủ tiêu chuẩn phải nguyên khối, nguyên tảng, không có đường vân dù chỉ nhỏ bằng sợi tóc, không màu sắc pha tạp". Vì thế, ông không dùng cách khai thác bằng nổ mìn mà dùng sức người khai thác, bởi theo ông, đá khai thác bằng nổ mìn sẽ om, sức bền không tốt. Mỗi tảng đá như thế giá từ 10-30 triệu đồng. Phải mất 5 năm với bàn tay của hàng trăm thợ lành nghề, ý tưởng của ông mới thực sự hoàn thiện.
Khu trung tâm lăng mộ rộng chừng 200m2, lẩn khuất sau những hàng cau vua rợp bóng. Khuôn viên lăng mộ được xếp bằng những khối đá trắng lớn, được mài dũa rất khít. Hầm mộ sâu trong lòng đất 4m, được bao bọc bởi những phiến đá khổng lồ, mỗi khối nặng 2,6 tấn. Ở giữa lăng mộ là khối đá đen nặng 10 tấn, mặt trước là những dòng chữ khắc nội dung kể tài năng cũng như đóng góp của ông cho xã hội. Trên cùng tháp đá bức tượng bán thân của ông Khánh được chạm khắc tỉ mỉ.
Vị đại gia này muốn xương cốt của mình nằm vĩnh hằng dưới một lớp nước để tạo sự kín đáo, yên tĩnh và cũng là để con cháu đời sau được tự hào về khả năng của ông cha mình.
Bỏ tiền tỷ xây lăng mộ lớn nhất Việt Nam
Doanh nhân Trần Văn Sen đã bỏ tiền tỷ, mua lại gần 10ha đất làng Mẹo - ngôi làng được mệnh danh là làng tỷ phú ở tỉnh Thái Bình để xây dựng lăng Đức Hoằng Nghị Đại vương, tức ông Trần Hoằng Nghị, cha đẻ của Thái sư Trần Thủ Độ. Đây được đánh giá là lăng mộ thuộc loại lớn nhất Việt Nam.
Hoằng Nghị Đại Vương là người đã có công lớn trong việc giúp trấn Nam Sơn Hạ xưa trở thành vùng đất trù phú. Khi qua đời, ông được nhân dân lập đền thờ, tôn là Thành Hoàng. Trải qua sóng gió chiến tranh, khu đền thờ Hoằng Nghị Đại Vương bị tàn phá nặng nề, chỉ còn lại là một nấm đất. Nghĩ về tổ tiên, năm 2002 nhà đại tỷ phú Trần Văn Sen đã quyết định xây dựng lại lăng mộ này.
Mất 9 năm xây dựng (từ 2002 tới 2011), khu lăng đền mới hoàn thành. Móng lăng ăn sâu xuống lòng đất 4,2m, được đổ bê tông kín đặc tạo thành tầng hầm rất rộng, chứa mộ phần của Đức Hoằng Nghị Đại vương. Trên mặt đất, lăng có 3 tầng, 6 mái, cao 41m. Các chi tiết trong mộ khá cầu kỳ, phủ màu vàng và đỏ.
Đặc biệt, nơi đây còn có tượng các vua quan đời Trần bằng đồng nguyên chất, ngoài phủ vàng. Trên trần các tầng đều có chữ Phúc, được viết rất xảo diệu, sắp xếp hợp lý khiến người xem phải trầm trồ.
Sắm quan tài bạc tỷ
Trong làng đại gia ai cũng từng biết đến câu chuyện quan tài của ông P., một người chuyên kinh doanh vàng bạc đá quý ở Chợ Lớn (TP.HCM). Đại gia này chi 500 triệu tiền cọc cho một cơ sở để làm một cỗ quan tài theo yêu cầu. Ngoài tiền công, nếu làm đẹp, người thợ sẽ được nhận thêm 1,5 tỷ đồng tiền thưởng. Khi cỗ quan tài của ông P. làm xong, rất nhiều người kéo đến xem, vì trong đời họ chưa bao giờ thấy một cỗ quan tài nào chạm trổ kỳ công, lại dát vàng, đá quý bóng loáng như thế.
Ông Ba X – chủ một trại hòm tại Sài Gòn, cho biết một quan tài trung bình mà các đại gia đặt ở chỗ ông thường không dưới 3 tỷ đồng. Giá thành phụ thuộc vào họa tiết nhiều hay ít, nếu yêu cầu chạm khắc công phu thì loại gỗ làm quan tài đó phải thuộc loại tốt và dày trên 10cm. Tuy nhiên, đó mới là là tiền gỗ với tiền công của thợ mộc, các đại gia còn công phu đầu tư không ít tiền để đính thêm các loại chất liệu quý, dát vàng. Chưa kể một số đại gia còn chưa yên tâm về chất lượng trong nước nên phải gửi qua nước ngoài để cỗ quan tài của mình hoàn chỉnh hơn.
Theo chủ một xưởng mộc, thường các đại gia chọn gỗ pơ mu, giáng hương và kích thước quan tài phải to, 4 thành quan tài dày 8cm trở lên, nắp dày 11cm, đáy từ 6 - 8cm, quan tài phải được đục đẽo tinh xảo. Kiểu dáng ưa chuộng của các đại gia là rồng, cọp, đại bàng, đính vàng 24k, 18k hoặc đá quý. Giá cả cũng theo đó mà thay đổi, thấp nhất là 1,5 tỷ đồng, cao thì lên đến cả chục tỷ đồng. Giá cả cũng theo đó mà thay đổi, thấp nhất là 1,5 tỷ đồng, cao thì lên đến cả chục tỷ đồng.
Riêng với loại quan tài làm theo sở thích của chủ nhân, các đại gia thường phải đặt hàng từ 6 tháng cho đến 1 năm. Tất cả nguyên vật liệu đều phải đặt hàng từ nước ngoài. Một quan tài như vậy sẽ có giá 6 tỷ đồng trở lên. Đặt mua quan tài cũng như một cách để khẳng định vị thế của mình.
Tác giả: Hoàng Ngọc
Nguồn tin: Báo Dân trí
Nguồn tin: Báo Dân trí