Cởi “áo” biên chế để tăng sức cạnh tranh
- 14:05 28-05-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trong hội nghị liên về phát triển giáo dục, một lãnh đạo TPHCM nêu ý kiến, đã đến lúc chúng ta phải bỏ tư duy ra trường kiếm một chỗ trong nhà nước. Nó ì ạch lắm, trì trệ lắm, làm con người trở nên thụ động, giảm khả năng cạnh tranh, phát huy năng lực của mình.
Đầu năm học 2016-2017, TPHCM cũng đã nêu ra đề xuất thí điểm chế độ đãi ngộ gắn liền với trách nhiệm nhà giáo, theo hướng không cào bằng. Để qua đó, sàng lọc tìm ra và phát huy năng lực các nhân tố giỏi, tích cực cho ngành giáo dục.
Giáo dục cần nhất sự năng động, đổi mới, không ngừng học hỏi từng ngày của người thầy thì trên thực tế không ít người năng lực có hạn, ra trường xoay mọi cách vào được biên chế là là thở phào, xem như khỏe tấm thân. Thiếu sự cạnh tranh, nhiều người mất đi động lực học tập, tự “ru ngủ” mình với kiến thức những năm ở giảng đường và tấm bằng đào tạo sư phạm.
Tại hội thảo về khả năng tự học của giáo viên diễn ra cách đây nhiều năm ở TPHCM, ông Phạm Quang Huân (Viện Nghiên cứu Sư phạm, ĐH Sư phạm Hà Nội) đã nhấn mạnh, đối với nghề giáo, không thể học 4 năm ở giảng đường rồi... yên tâm “xài” cả đời.
Đó là một lời cảnh tỉnh đối với việc ngại học, ngại thay đổi, mất đi năng lực cạnh tranh của một bộ phận không nhỏ giáo viên. Mà điều này ắt hẳn được góp phần không nhỏ bởi “sức nặng” của biên chế.
Và cũng không cần phải nói giảm nói tránh rằng khi ngành giáo dục “mở đường” trong việc thí điểm bỏ biên gây nên sự hoang mang và cả lo sợ trong đội ngũ nhà giáo vì năng lực của nhiều giáo viên yếu kém. Chất lượng đội ngũ nhà giáo đã được cảnh báo từ lâu, không phải bây giờ mới được nhắc đến khi ngành sư phạm mất đi sự hấp dẫn, người giỏi quay lưng.
Nhiều người thầy đứng lớp thiếu năng lực chuyên môn, nếu cạnh tranh lành mạnh sẽ không đủ sức ở lại trong chính ngành nghề mình được đào tạo chứ chưa nói năng lực để làm công việc khác. Càng kém, càng yếu càng có tâm lý muốn níu giữ “chiếc áo” biên chế.
Ông Nguyễn Đăng Thuấn, giảng viên Trường ĐH Sài Gòn chia sẻ biên chế là đi ngược lại sự cạnh tranh, nên bỏ biên chế là chủ trương hợp lý. Điều này sẽ tác động đến các đơn vị hành chính sự nghiệp khác.
Tuy nhiên, việc thực hiện theo ông Tuấn cần điều kiện chuẩn bị thật chu đáo về cơ chế vận hành, đánh giá, sàng lọc cụ thể, về chất lượng chứ không đơn thuần là thủ tục. Quan trọng nhất, theo ông Tuấn là cần nâng chất lượng các hiệu trưởng trước, họ phải là các nhà giáo dục thực sự và biết chịu trách nhiệm.
Ông Thuấn cũng cho rằng, nên bỏ cả biên chế cán bộ quản lí để chuyển sang tuyển dụng như tuyển các CEO. Không làm được thì nghỉ. Nơi có quyền cao nhất là hội đồng giáo dục trường, tỉnh, quốc gia.
“Nếu không như vậy mà vội vã tiến hành, sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn của thị trường giáo dục “hoang dã”. Cũng không nên vừa làm vừa chuẩn bị vì niềm tin giáo dục vốn đã mong manh rồi. Và đặc biệt, không nên chỉ vì thiếu tiền mà vội vã đổi mới”, người này nêu quan điểm.
Lâu nay chúng ta vẫn nhắc nhở nhau, nền giáo dục yếu kém hay khỏe mạnh không hẳn do chương trình, sách giáo khoa, do tiền bạc mà phụ thuộc phần nhiều, thậm chí được quyết định bởi chất lượng đội ngũ nhà giáo. Đã đến lúc nhân lực trong ngành giáo dục không thể “giẫm chân tại chỗ”, phải mạnh dạn xoay mình, dám thay đổi để cạnh tranh lành mạnh tạo ra đột phá.
Bỏ biên chế, chuyển sang tuyển dụng theo diện hợp đồng là áp lực nhưng cũng là cơ hội cho chính bản thân nhà giáo và sau đó là cho học sinh, cho nền giáo dục. Để đội ngũ mạnh dạn nắm bắt cơ hội này thì chính những nhà quản lý, nhà thực hiện chính sách cần có những bước chuẩn bị, điều kiện thực hiện một cách toàn diện về cơ chế, lương bổng, đánh giá... cẩn trọng.
Tác giả: Hoài Nam
Nguồn tin: Báo Dân trí
Giáo dục cần nhất sự năng động, đổi mới, không ngừng học hỏi từng ngày của người thầy thì trên thực tế không ít người năng lực có hạn, ra trường xoay mọi cách vào được biên chế là là thở phào, xem như khỏe tấm thân. Thiếu sự cạnh tranh, nhiều người mất đi động lực học tập, tự “ru ngủ” mình với kiến thức những năm ở giảng đường và tấm bằng đào tạo sư phạm.
Tại hội thảo về khả năng tự học của giáo viên diễn ra cách đây nhiều năm ở TPHCM, ông Phạm Quang Huân (Viện Nghiên cứu Sư phạm, ĐH Sư phạm Hà Nội) đã nhấn mạnh, đối với nghề giáo, không thể học 4 năm ở giảng đường rồi... yên tâm “xài” cả đời.
Đó là một lời cảnh tỉnh đối với việc ngại học, ngại thay đổi, mất đi năng lực cạnh tranh của một bộ phận không nhỏ giáo viên. Mà điều này ắt hẳn được góp phần không nhỏ bởi “sức nặng” của biên chế.
Và cũng không cần phải nói giảm nói tránh rằng khi ngành giáo dục “mở đường” trong việc thí điểm bỏ biên gây nên sự hoang mang và cả lo sợ trong đội ngũ nhà giáo vì năng lực của nhiều giáo viên yếu kém. Chất lượng đội ngũ nhà giáo đã được cảnh báo từ lâu, không phải bây giờ mới được nhắc đến khi ngành sư phạm mất đi sự hấp dẫn, người giỏi quay lưng.
Nhiều người thầy đứng lớp thiếu năng lực chuyên môn, nếu cạnh tranh lành mạnh sẽ không đủ sức ở lại trong chính ngành nghề mình được đào tạo chứ chưa nói năng lực để làm công việc khác. Càng kém, càng yếu càng có tâm lý muốn níu giữ “chiếc áo” biên chế.
Ông Nguyễn Đăng Thuấn, giảng viên Trường ĐH Sài Gòn chia sẻ biên chế là đi ngược lại sự cạnh tranh, nên bỏ biên chế là chủ trương hợp lý. Điều này sẽ tác động đến các đơn vị hành chính sự nghiệp khác.
Tuy nhiên, việc thực hiện theo ông Tuấn cần điều kiện chuẩn bị thật chu đáo về cơ chế vận hành, đánh giá, sàng lọc cụ thể, về chất lượng chứ không đơn thuần là thủ tục. Quan trọng nhất, theo ông Tuấn là cần nâng chất lượng các hiệu trưởng trước, họ phải là các nhà giáo dục thực sự và biết chịu trách nhiệm.
Ông Thuấn cũng cho rằng, nên bỏ cả biên chế cán bộ quản lí để chuyển sang tuyển dụng như tuyển các CEO. Không làm được thì nghỉ. Nơi có quyền cao nhất là hội đồng giáo dục trường, tỉnh, quốc gia.
“Nếu không như vậy mà vội vã tiến hành, sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn của thị trường giáo dục “hoang dã”. Cũng không nên vừa làm vừa chuẩn bị vì niềm tin giáo dục vốn đã mong manh rồi. Và đặc biệt, không nên chỉ vì thiếu tiền mà vội vã đổi mới”, người này nêu quan điểm.
Lâu nay chúng ta vẫn nhắc nhở nhau, nền giáo dục yếu kém hay khỏe mạnh không hẳn do chương trình, sách giáo khoa, do tiền bạc mà phụ thuộc phần nhiều, thậm chí được quyết định bởi chất lượng đội ngũ nhà giáo. Đã đến lúc nhân lực trong ngành giáo dục không thể “giẫm chân tại chỗ”, phải mạnh dạn xoay mình, dám thay đổi để cạnh tranh lành mạnh tạo ra đột phá.
Bỏ biên chế, chuyển sang tuyển dụng theo diện hợp đồng là áp lực nhưng cũng là cơ hội cho chính bản thân nhà giáo và sau đó là cho học sinh, cho nền giáo dục. Để đội ngũ mạnh dạn nắm bắt cơ hội này thì chính những nhà quản lý, nhà thực hiện chính sách cần có những bước chuẩn bị, điều kiện thực hiện một cách toàn diện về cơ chế, lương bổng, đánh giá... cẩn trọng.
Tác giả: Hoài Nam
Nguồn tin: Báo Dân trí