Cần 'khai tử' ngay các cơ sở giáo dục, dạy nghề... vô tác dụng
- 09:01 26-05-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trong những năm gần đây, không ít trường cao đẳng, trung cấp, các trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) rơi vào cảnh vắng như chùa Bà Đanh.
Nhiều cơ sở hướng nghiệp dạy nghề (HNDN) cả do tư tưởng thích thầy hơn thợ, cả do trình độ đào tạo nghề không tương xứng, giáo viên chỉ biết dạy lý thuyết, không giỏi thực hành, học viên sau khi ra trường không có việc làm nên ngày càng vắng bóng người học.
Nếu như đầu những năm 80 của thế kỷ trước, các trung tâm GDTX lúc nào cũng chật cứng người học, thì cả chục năm nay rơi vào cảnh... sa mạc hóa. Có người đã đề nghị đổi tên “thường xuyên” thành “thi thoảng” bởi thi thoảng mới có lớp, có người đến trung tâm. Điều đáng bàn là, các cơ sở không mở được lớp, không có người học tập, nhưng lương, phụ cấp và các chế độ văn phòng phẩm, sinh hoạt phí vẫn đến tháng nhận đủ, đều và chi hết ngân sách.
Do không có học sinh, học viên nên cán bộ, giáo viên hàng ngày vẫn đến trung tâm, nhưng đến ngồi chơi hết buổi thì về, hết tháng nhận lương. Những người có ô, dù thì chạy khỏi các cơ sở này, người "thân cô, thế cô" thì chấp nhận ngồi chơi. Một giáo viên tại trung tâm GDTX đã bày tỏ tâm trạng: "Đã hơn chục năm nay, bọn em bị mang tiếng “mất dạy” vì không có học sinh. Biết ngồi chơi xơi nước là lãng phí, nhưng không còn cách nào khác. Trong khi các trường công lập, nhất là các huyện trung du, miền núi còn không tuyển sinh đủ học sinh vào lớp 10, bọn em lấy đâu ra người đến học".
Cũng trong cảnh như vậy, gần như tất cả các Trung tâm HNDN không có người đến học. Có giai đoạn do yêu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các huyện miền núi mở các lớp đan lát, dệt thổ cẩm, lấy cả hội viên hội phụ nữ, nông dân đến học, kinh phí thì Nhà nước cấp, nhưng học xong không biết làm gì, thổ cẩm sản xuất ra không có người mua đành giải tán, thành ra các cơ sở HNDN không còn người học.
Chưa có con số thống kê cụ thể, nhưng chắc chắn cả nước hiện đang có hàng ngàn Trung tâm GDTX, HNDN, các trường trung cấp, cao đẳng không tuyển đủ học sinh, không có người đến học, gây lãng phí cả về đất đai nhà xưởng, kinh phí xây dựng trường lớp và ngân sách Nhà nước. Đây là điều không thể chấp nhận?!
Nếu như đầu những năm 80 của thế kỷ trước, các trung tâm GDTX lúc nào cũng chật cứng người học, thì cả chục năm nay rơi vào cảnh... sa mạc hóa. Có người đã đề nghị đổi tên “thường xuyên” thành “thi thoảng” bởi thi thoảng mới có lớp, có người đến trung tâm. Điều đáng bàn là, các cơ sở không mở được lớp, không có người học tập, nhưng lương, phụ cấp và các chế độ văn phòng phẩm, sinh hoạt phí vẫn đến tháng nhận đủ, đều và chi hết ngân sách.
Do không có học sinh, học viên nên cán bộ, giáo viên hàng ngày vẫn đến trung tâm, nhưng đến ngồi chơi hết buổi thì về, hết tháng nhận lương. Những người có ô, dù thì chạy khỏi các cơ sở này, người "thân cô, thế cô" thì chấp nhận ngồi chơi. Một giáo viên tại trung tâm GDTX đã bày tỏ tâm trạng: "Đã hơn chục năm nay, bọn em bị mang tiếng “mất dạy” vì không có học sinh. Biết ngồi chơi xơi nước là lãng phí, nhưng không còn cách nào khác. Trong khi các trường công lập, nhất là các huyện trung du, miền núi còn không tuyển sinh đủ học sinh vào lớp 10, bọn em lấy đâu ra người đến học".
Cũng trong cảnh như vậy, gần như tất cả các Trung tâm HNDN không có người đến học. Có giai đoạn do yêu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các huyện miền núi mở các lớp đan lát, dệt thổ cẩm, lấy cả hội viên hội phụ nữ, nông dân đến học, kinh phí thì Nhà nước cấp, nhưng học xong không biết làm gì, thổ cẩm sản xuất ra không có người mua đành giải tán, thành ra các cơ sở HNDN không còn người học.
Chưa có con số thống kê cụ thể, nhưng chắc chắn cả nước hiện đang có hàng ngàn Trung tâm GDTX, HNDN, các trường trung cấp, cao đẳng không tuyển đủ học sinh, không có người đến học, gây lãng phí cả về đất đai nhà xưởng, kinh phí xây dựng trường lớp và ngân sách Nhà nước. Đây là điều không thể chấp nhận?!
Tác giả bài viết: Chính Trực
Nguồn tin: