Cử nhân Ngoại thương thi vào Lâm nghiệp được trường giao đất khởi nghiệp
- 07:54 26-05-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trịnh Huy Minh, chàng trai tốt nghiệp ĐH Ngoại thương song vẫn quyết định thi vào ĐH Lâm Nghiệp để học trồng nấm đã được giao đất để trồng nấm ngay tại trường.
Trao đổi với VietNamNet, Trịnh Huy Minh cho biết hiện tại, em đã dừng việc trồng nấm tại trang trại 2.000 mét vuông tại Yên Đài, Ba Vì để tập trung cho cơ sở trồng nấm mới được đặt ngay trong khuôn viên của Trường ĐH Lâm Nghiệp.
Cơ sở trồng nấm mới của Minh nằm trên mảnh đất rộng 180m2, thuộc Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp (Trường ĐH Lâm Nghiệp). Bắt đầu từ cuối tháng 3, Minh bắt tay vào xây dựng một nhà lạnh với diện tích 30m2 để trồng nấm hương trên diện tích đất được nhà trường cho mượn.
Minh cho biết, hiện em đang gần kết thúc vụ thu hoạch nấm hương đầu tiên từ cơ sở mới. Sản phẩm được bán trực tiếp cho một thương hiệu nấm tại Hà Nội. "Tới hiện tại, em vẫn đang tiếp tục thu hoạch nhưng đã gần hòa vốn cho vụ đầu tiên" - Minh hào hứng nói.
Minh kể, vào thời điểm em lên tìm hiểu Trường ĐH Lâm nghiệp trước khi quyết định nộp đơn vào trường để học ngành công nghệ sinh học, em và mẹ đã gặp thầy Bùi Văn Thắng, Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp. Khi đó, thầy Thắng có gợi ý em sẽ cho em mượn diện tích đất này để trồng nấm.
Tuy nhiên, vì chỉ mới bắt đầu trồng nấm tại cơ sở ở Ba Vì, chưa dám chắc chắn nên Minh cũng không dám nhận lời với thầy Thắng.
Đến cuối tháng 3 năm nay, Minh đã quyết định lên gặp thầy Thắng và sau đó là hiệu trưởng nhà trường đề xuất trường giao diện tích đất này cho mình, để em triển khai việc trồng nấm kết hợp với nghiên cứu. Đề xuất của Minh rất nhanh được thầy hiệu trưởng và thầy Thắng đồng ý.
Trong khi đó, thầy Bùi Văn Thắng cho biết, Viện Công nghệ sinh học của trường có 2 khu thực nghiệm trồng trọt và chăn nuôi để các giảng viên và sinh viên có thể tiến hành các hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học.
Thấy Minh có đam mê, nhà trường lại có đất trống trong khu thực nghiệm trồng trọt nên thầy Thắng đã đồng ý giao phần đất này để Minh vừa sản xuất vừa kết hợp các nghiên cứu khoa học.
Bố không ủng hộ nhưng vẫn cho tiền
Hiện tại, để thuận tiện cho việc trồng nấm tại cơ sở mới và học tập, Minh chuyển hẳn lên ở tại căn phòng nhỏ ngay cạnh khu sản xuất nấm mới. Mẹ em cũng từ quê ra ở cùng để chăm sóc và hỗ trợ con trai.
Cô Trịnh Thị Lan Anh, mẹ của Minh, cho biết hiện tại chỉ có một mình Minh ở khu vực sản xuất nấm nên cô muốn lên đây ở cùng con trai để chăm sóc con. Bên cạnh đó, cô cũng là một giáo viên dạy chuyên Sinh tại Trường THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa) nên có nhiều việc cô vẫn có thể hỗ trợ cho Minh trong học tập và sản xuất.
Trao đổi thêm, cô Lan Anh cho biết khi nghe Minh nói về ý định chuyển nghề trồng nấm từ năm cuối ở ĐH Ngoại thương, cả gia đình cô ai cũng phản đối. Sau đó, bản thân cô cho rằng, là một giáo viên luôn khuyến khích học sinh tìm tòi, đam mê khoa học, cô cần phải tôn trọng quyết định của con nên đã ủng hộ Minh đi theo con đường mà em đã chọn.
Bố của Minh tới nay vẫn không ủng hộ nhưng tôn trọng quyết định của Minh. "Mặc dù không ủng hộ nhưng ông vẫn cho Minh mượn tiền để xây dựng cơ sở trồng nấm mới" - cô Lan cười chia sẻ.
Về công việc sắp tới, Minh cho biết, hiện tại, với số vốn chưa lớn, em mới chỉ dùng được một phần nhỏ diện tích đất mà trường giao. Tới đây, em sẽ mở rộng cơ sở trồng nấm của mình. Ngoài nấm hương em cũng sẽ trồng thêm nhiều loại nấm khác.
Bên cạnh đó, Minh cũng muốn phát triển nghiên cứu khoa học chứ không chỉ đơn thuần là trồng nấm để bán. Theo Minh, mục tiêu của em thi vào Trường ĐH Lâm nghiệp là để nghiên cứu kỹ thuật trồng trọt và tạo ra những giống nấm có giá trị kinh tế cao hơn.
Tác giả: Lê Văn
Nguồn tin: Báo VietNamNet
Cơ sở trồng nấm mới của Minh nằm trên mảnh đất rộng 180m2, thuộc Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp (Trường ĐH Lâm Nghiệp). Bắt đầu từ cuối tháng 3, Minh bắt tay vào xây dựng một nhà lạnh với diện tích 30m2 để trồng nấm hương trên diện tích đất được nhà trường cho mượn.
Minh cho biết, hiện em đang gần kết thúc vụ thu hoạch nấm hương đầu tiên từ cơ sở mới. Sản phẩm được bán trực tiếp cho một thương hiệu nấm tại Hà Nội. "Tới hiện tại, em vẫn đang tiếp tục thu hoạch nhưng đã gần hòa vốn cho vụ đầu tiên" - Minh hào hứng nói.
Minh kể, vào thời điểm em lên tìm hiểu Trường ĐH Lâm nghiệp trước khi quyết định nộp đơn vào trường để học ngành công nghệ sinh học, em và mẹ đã gặp thầy Bùi Văn Thắng, Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp. Khi đó, thầy Thắng có gợi ý em sẽ cho em mượn diện tích đất này để trồng nấm.
Tuy nhiên, vì chỉ mới bắt đầu trồng nấm tại cơ sở ở Ba Vì, chưa dám chắc chắn nên Minh cũng không dám nhận lời với thầy Thắng.
Đến cuối tháng 3 năm nay, Minh đã quyết định lên gặp thầy Thắng và sau đó là hiệu trưởng nhà trường đề xuất trường giao diện tích đất này cho mình, để em triển khai việc trồng nấm kết hợp với nghiên cứu. Đề xuất của Minh rất nhanh được thầy hiệu trưởng và thầy Thắng đồng ý.
Trong khi đó, thầy Bùi Văn Thắng cho biết, Viện Công nghệ sinh học của trường có 2 khu thực nghiệm trồng trọt và chăn nuôi để các giảng viên và sinh viên có thể tiến hành các hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học.
Thấy Minh có đam mê, nhà trường lại có đất trống trong khu thực nghiệm trồng trọt nên thầy Thắng đã đồng ý giao phần đất này để Minh vừa sản xuất vừa kết hợp các nghiên cứu khoa học.
Bố không ủng hộ nhưng vẫn cho tiền
Hiện tại, để thuận tiện cho việc trồng nấm tại cơ sở mới và học tập, Minh chuyển hẳn lên ở tại căn phòng nhỏ ngay cạnh khu sản xuất nấm mới. Mẹ em cũng từ quê ra ở cùng để chăm sóc và hỗ trợ con trai.
Cô Trịnh Thị Lan Anh, mẹ của Minh, cho biết hiện tại chỉ có một mình Minh ở khu vực sản xuất nấm nên cô muốn lên đây ở cùng con trai để chăm sóc con. Bên cạnh đó, cô cũng là một giáo viên dạy chuyên Sinh tại Trường THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa) nên có nhiều việc cô vẫn có thể hỗ trợ cho Minh trong học tập và sản xuất.
Trao đổi thêm, cô Lan Anh cho biết khi nghe Minh nói về ý định chuyển nghề trồng nấm từ năm cuối ở ĐH Ngoại thương, cả gia đình cô ai cũng phản đối. Sau đó, bản thân cô cho rằng, là một giáo viên luôn khuyến khích học sinh tìm tòi, đam mê khoa học, cô cần phải tôn trọng quyết định của con nên đã ủng hộ Minh đi theo con đường mà em đã chọn.
Bố của Minh tới nay vẫn không ủng hộ nhưng tôn trọng quyết định của Minh. "Mặc dù không ủng hộ nhưng ông vẫn cho Minh mượn tiền để xây dựng cơ sở trồng nấm mới" - cô Lan cười chia sẻ.
Về công việc sắp tới, Minh cho biết, hiện tại, với số vốn chưa lớn, em mới chỉ dùng được một phần nhỏ diện tích đất mà trường giao. Tới đây, em sẽ mở rộng cơ sở trồng nấm của mình. Ngoài nấm hương em cũng sẽ trồng thêm nhiều loại nấm khác.
Bên cạnh đó, Minh cũng muốn phát triển nghiên cứu khoa học chứ không chỉ đơn thuần là trồng nấm để bán. Theo Minh, mục tiêu của em thi vào Trường ĐH Lâm nghiệp là để nghiên cứu kỹ thuật trồng trọt và tạo ra những giống nấm có giá trị kinh tế cao hơn.
Tác giả: Lê Văn
Nguồn tin: Báo VietNamNet