Cụ cây 'vàng ròng': Mỗi năm cho trăm quả, thu về trăm triệu
- 07:42 20-05-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Cây bưởi 800 quả, cây bơ “vàng ròng” hay cây mít trĩu trịt 500 trái,... Chỉ nhờ vào một gốc cây, chủ nhân của chúng có thể thu được từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu mỗi năm.
Cây bơ “vàng ròng” 40 năm tuổi
Từng là cây duy nhất sống sót giữa vườn bơ giống quý, cây bơ nổi tiếng của ông Nguyễn Ngọc Đức (Đắk Lắk) ngày càng phát triển tươi tốt, xum xuê và liên tục cho ra trái.
Do quả to, chất lượng, hương vị thơm ngon, cơm vàng dẻo, đặc biệt cây ra trái vụ nên bơ của ông Đức luôn được mua với giá cao hơn gấp đôi so với thị trường. Hiện mỗi năm, cây bơ cho đến 7 tạ quả, đem về thu nhập khoảng 60 triệu đồng/năm.
Không những vậy, cách đây vài năm, lo sợ cây bơ quý mất giống, ông Đức đã cắt ngọn bơ để nhân giống, ghép đến đâu được người mua hết đến đó. Mỗi năm, ông Đức ghép được 2.000 cây giống, thu về hơn 100 triệu đồng.
Tán rộng 6m, dài 6m, cây bưởi của cụ ông Trần Hùng (81 tuổi, Tân Lạc, Hòa Bình) không chỉ làm bóng mát phủ kín sân vườn mà còn cho ra 800 quả bưởi lúc lỉu, trĩu trịt trên cây. Nhiều chùm có tới 5, 6 quả, đặc biệt có chùm lên đến 8 quả bưởi to, tròn đều, chen chúc nhau trên cành rất thích mắt.
Trong khi, những cây bưởi thuộc giống sai quả cho thu hoạch khoảng 100-150 trái/cây thì từ năm 2014, cây bưởi của ông đã cho tới 700 trái.
Ông Hùng tiết lộ, để có được cây bưởi xum xuê như vậy, ông phải kiên trì bỏ ra nhiều công sức, bởi sau 3 năm cây bưởi mới ra trái. Thay vì dùng thuốc trừ sâu để phun, ông Hùng thường tận dụng các loại chai, lọ bỏ đi để bắt sâu, bọ cho cây bưởi.
Ngoài ra, ông phải dùng các cây tre, gỗ để chằng, chống đỡ các cành bưởi sai quả. Nhìn qua, cây bưởi có quả nhiều hơn lá. Có khách quen đặt mua bưởi đã trả 40.000 đồng/trái, tương đương 32 triệu đồng, nhưng ông chưa bán.
Với giống mít sai quả như mít tố nữ, nhiều nhất cũng chỉ cho thu hoạch đến 300 trái/cây, còn loại mít thường, cây sai cũng chỉ cho vài chục quả. Tuy nhiên, một cây mít được gia đình ở phường Lê Hồng Phong (Quảng Ngãi) lại khá đặc biệt vì mỗi mùa, chúng cho ra tới 500 trái, mọc chi chít từ gốc đến ngọn.
Theo chủ nhân cây mít này, cây có nguồn gốc từ Malaysia, được gia đình trồng khoảng 13 năm. Khi mới trồng khoảng 4 năm, cây mít đã ra trái với số lượng khủng, từ 40-50 quả, chủ yếu ở phần gốc. Nhưng những năm kế tiếp thì số lượng tăng dần theo cấp số nhân, quả ra ở cả phần ngọn.
Hiện tại, số lượng trái mít đã tăng đến 500 quả, với trọng lượng từ 0,5-1kg/trái, nằm chen chúc khắp cây. Đặc biệt, dù sai quả nhưng quả mít nào cũng mập mạp, căng đầy, chỉ trong vài tuần nữa mít chín, thịt quả ăn ngọt và thơm không thua gì mít tố nữ.
Cây vải tổ gần 150 tuổi vẫn cho trái ngọt
Được ghi nhận là cây vải thiều lâu năm nhất Việt Nam, cây vải tổ ở thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà (Hải Dương) tính đến nay đã 150 tuổi nhưng vẫn cho trái ngọt khi vào mùa. Tương truyền, cây vải được cụ Hà Văn Cơm (sinh năm 1848) ươm trồng bằng hạt từ năm 1870.
Do thích hợp với thổ nhưỡng và khí hậu, hạt nảy mầm thành cây, quả có hương vị thơm ngon đặc biệt. Do quả vải có nguồn gốc từ Thiều Châu - Trung Quốc nên được gọi là vải thiều. Tính đến nay, cây vải tổ liên tục cho ra quả khi đã gần 150 tuổi. Năm nào nhiều thu được khoảng hơn 1 tạ, năm ít cũng một vài chục cân.
Quả của cây vải tổ vỏ đỏ hơn các cây khác, nhỏ nhưng cùi dày, bóc ráo nước. Ăn thấy giòn và ngọt, vị đậm đà đọng mãi nơi đầu lưỡi. Quả vải được ví như “Mã ngoài như lụa hồng tơ tía, thịt vải như thủy tinh, như dáng tuyết, vị ngọt đậm, ăn vào thấy hương thơm, tưởng chừng như thứ rượu tiên trên đời”.
Vỏ xù xì, cao gần chục mét, tán rộng đến 20m nhưng hàng năm khi vào mùa, cây nhãn tổ 120 năm tuổi ở xã Đại Thành (Quốc Oai, Hà Nội) vẫn cho quả trĩu trịt khắp các tán.
Anh Nguyễn Văn Thành, hậu duệ đời thứ 3 sở hữu cây nhãn tổ này cho biết, cây nhãn đã được Nhà nước công nhận là nhãn đầu dòng quý hiếm cần bảo tồn, bảo vệ nghiêm ngặt. Mỗi khi vào mùa, cây nhãn cho quả sai trĩu trịt như chùm nho. Quả nhãn to, mọng, cùi dày ráo nước, vị ngọt sắc, chín muộn, bảo quản được thời gian dài. Giá nhãn tại vườn của cây nhãn Tổ luôn cao hơn các cây khác trong vùng nhưng vẫn hút khách. Thậm chí, khách muốn mua phải đặt trước, vì ngoài chất lượng tốt, số lượng nhãn còn có giới hạn.
Tính đến nay, từ một cây nhãn tổ ở xã Đại Thành, hiện huyện Quốc Oai đã có khoảng 120ha nhãn chín muộn, với sản lượng hàng chục nghìn tấn mỗi năm.
Ngoài cây nhãn Tổ sai quả ở Quốc Oai (Hà Nội), không thể không nhắc đến cây nhãn Tổ ở đình Hiến, Hưng Yên. Đây là giống nhãn đường phèn nức tiếng, từng được dùng để tiến vua.
Tuy nhiên, năm 1947, một cơn bão lớn quét qua thành phành phố Hưng Yên, do là cây nhãn lâu năm, thân cây mục ruỗng nên cành cây đã bị gãy mất một nửa. Hiện tại, cây nhãn tổ giờ chỉ còn lại một nhánh con, nhánh cây này được nhà chùa và người dân chăm sóc phát triển thành cây nhãn “hậu duệ”, hiện diện như một biểu tượng của giống nhãn lồng đặc sản Phố Hiến - Hưng Yên.
Từng là cây duy nhất sống sót giữa vườn bơ giống quý, cây bơ nổi tiếng của ông Nguyễn Ngọc Đức (Đắk Lắk) ngày càng phát triển tươi tốt, xum xuê và liên tục cho ra trái.
Do quả to, chất lượng, hương vị thơm ngon, cơm vàng dẻo, đặc biệt cây ra trái vụ nên bơ của ông Đức luôn được mua với giá cao hơn gấp đôi so với thị trường. Hiện mỗi năm, cây bơ cho đến 7 tạ quả, đem về thu nhập khoảng 60 triệu đồng/năm.
Không những vậy, cách đây vài năm, lo sợ cây bơ quý mất giống, ông Đức đã cắt ngọn bơ để nhân giống, ghép đến đâu được người mua hết đến đó. Mỗi năm, ông Đức ghép được 2.000 cây giống, thu về hơn 100 triệu đồng.
Tán rộng 6m, dài 6m, cây bưởi của cụ ông Trần Hùng (81 tuổi, Tân Lạc, Hòa Bình) không chỉ làm bóng mát phủ kín sân vườn mà còn cho ra 800 quả bưởi lúc lỉu, trĩu trịt trên cây. Nhiều chùm có tới 5, 6 quả, đặc biệt có chùm lên đến 8 quả bưởi to, tròn đều, chen chúc nhau trên cành rất thích mắt.
Trong khi, những cây bưởi thuộc giống sai quả cho thu hoạch khoảng 100-150 trái/cây thì từ năm 2014, cây bưởi của ông đã cho tới 700 trái.
Ông Hùng tiết lộ, để có được cây bưởi xum xuê như vậy, ông phải kiên trì bỏ ra nhiều công sức, bởi sau 3 năm cây bưởi mới ra trái. Thay vì dùng thuốc trừ sâu để phun, ông Hùng thường tận dụng các loại chai, lọ bỏ đi để bắt sâu, bọ cho cây bưởi.
Ngoài ra, ông phải dùng các cây tre, gỗ để chằng, chống đỡ các cành bưởi sai quả. Nhìn qua, cây bưởi có quả nhiều hơn lá. Có khách quen đặt mua bưởi đã trả 40.000 đồng/trái, tương đương 32 triệu đồng, nhưng ông chưa bán.
Với giống mít sai quả như mít tố nữ, nhiều nhất cũng chỉ cho thu hoạch đến 300 trái/cây, còn loại mít thường, cây sai cũng chỉ cho vài chục quả. Tuy nhiên, một cây mít được gia đình ở phường Lê Hồng Phong (Quảng Ngãi) lại khá đặc biệt vì mỗi mùa, chúng cho ra tới 500 trái, mọc chi chít từ gốc đến ngọn.
Theo chủ nhân cây mít này, cây có nguồn gốc từ Malaysia, được gia đình trồng khoảng 13 năm. Khi mới trồng khoảng 4 năm, cây mít đã ra trái với số lượng khủng, từ 40-50 quả, chủ yếu ở phần gốc. Nhưng những năm kế tiếp thì số lượng tăng dần theo cấp số nhân, quả ra ở cả phần ngọn.
Hiện tại, số lượng trái mít đã tăng đến 500 quả, với trọng lượng từ 0,5-1kg/trái, nằm chen chúc khắp cây. Đặc biệt, dù sai quả nhưng quả mít nào cũng mập mạp, căng đầy, chỉ trong vài tuần nữa mít chín, thịt quả ăn ngọt và thơm không thua gì mít tố nữ.
Cây vải tổ gần 150 tuổi vẫn cho trái ngọt
Được ghi nhận là cây vải thiều lâu năm nhất Việt Nam, cây vải tổ ở thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà (Hải Dương) tính đến nay đã 150 tuổi nhưng vẫn cho trái ngọt khi vào mùa. Tương truyền, cây vải được cụ Hà Văn Cơm (sinh năm 1848) ươm trồng bằng hạt từ năm 1870.
Do thích hợp với thổ nhưỡng và khí hậu, hạt nảy mầm thành cây, quả có hương vị thơm ngon đặc biệt. Do quả vải có nguồn gốc từ Thiều Châu - Trung Quốc nên được gọi là vải thiều. Tính đến nay, cây vải tổ liên tục cho ra quả khi đã gần 150 tuổi. Năm nào nhiều thu được khoảng hơn 1 tạ, năm ít cũng một vài chục cân.
Quả của cây vải tổ vỏ đỏ hơn các cây khác, nhỏ nhưng cùi dày, bóc ráo nước. Ăn thấy giòn và ngọt, vị đậm đà đọng mãi nơi đầu lưỡi. Quả vải được ví như “Mã ngoài như lụa hồng tơ tía, thịt vải như thủy tinh, như dáng tuyết, vị ngọt đậm, ăn vào thấy hương thơm, tưởng chừng như thứ rượu tiên trên đời”.
Vỏ xù xì, cao gần chục mét, tán rộng đến 20m nhưng hàng năm khi vào mùa, cây nhãn tổ 120 năm tuổi ở xã Đại Thành (Quốc Oai, Hà Nội) vẫn cho quả trĩu trịt khắp các tán.
Anh Nguyễn Văn Thành, hậu duệ đời thứ 3 sở hữu cây nhãn tổ này cho biết, cây nhãn đã được Nhà nước công nhận là nhãn đầu dòng quý hiếm cần bảo tồn, bảo vệ nghiêm ngặt. Mỗi khi vào mùa, cây nhãn cho quả sai trĩu trịt như chùm nho. Quả nhãn to, mọng, cùi dày ráo nước, vị ngọt sắc, chín muộn, bảo quản được thời gian dài. Giá nhãn tại vườn của cây nhãn Tổ luôn cao hơn các cây khác trong vùng nhưng vẫn hút khách. Thậm chí, khách muốn mua phải đặt trước, vì ngoài chất lượng tốt, số lượng nhãn còn có giới hạn.
Tính đến nay, từ một cây nhãn tổ ở xã Đại Thành, hiện huyện Quốc Oai đã có khoảng 120ha nhãn chín muộn, với sản lượng hàng chục nghìn tấn mỗi năm.
Ngoài cây nhãn Tổ sai quả ở Quốc Oai (Hà Nội), không thể không nhắc đến cây nhãn Tổ ở đình Hiến, Hưng Yên. Đây là giống nhãn đường phèn nức tiếng, từng được dùng để tiến vua.
Tuy nhiên, năm 1947, một cơn bão lớn quét qua thành phành phố Hưng Yên, do là cây nhãn lâu năm, thân cây mục ruỗng nên cành cây đã bị gãy mất một nửa. Hiện tại, cây nhãn tổ giờ chỉ còn lại một nhánh con, nhánh cây này được nhà chùa và người dân chăm sóc phát triển thành cây nhãn “hậu duệ”, hiện diện như một biểu tượng của giống nhãn lồng đặc sản Phố Hiến - Hưng Yên.
Tác giả: Minh Hiên
Nguồn tin: Báo VietNamNet
Nguồn tin: Báo VietNamNet