Lễ Bốc Mó của dân tộc Thổ ở Nghệ An
- 13:58 18-05-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Lễ Bốc Mó (còn có những tên gọi khác là lễ cúng đền Mó, khai Mó nước đầu năm) của cộng đồng dân tộc Thổ ở Nghệ An mang ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu cho nguồn nước dồi dào để phục vụ cuộc sống sinh hoạt và việc tưới tiêu của nông dân.
Lễ Bốc Mó là một nghi lễ quan trọng của đồng bào người Thổ ở Nghệ An.
Theo thầy mo Trương Thanh Hải, xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An, trong tín ngưỡng của người Thổ, từ xa xưa, mó nước là nguồn nước ngầm tự nhiên phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của cộng đồng dân tộc Thổ ở Nghệ An. Mó nước còn mang ý nghĩa linh thiêng, là mạch nguồn của sự sống, thể hiện ở sự tích tổ tiên đi tìm mó nước, lập làng, gìn giữ, bảo vệ mó nước và phát triển làng bản sinh sôi, trù phú...
Theo truyền thống, lễ Bốc Mó thường được thường được tổ chức vào dịp sau Tết Nguyên đán, thường là vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ (vào khoảng tháng 4 - 5 âm lịch) hàng năm. Lễ Bốc Mó được tổ chức với ý nghĩa là lễ cúng khai thông mó nước, cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu cho nguồn nước mó tuôn chảy dồi dào phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt và cho việc tưới tiêu của cả cộng đồng...
Lễ vật chính trong lễ Bốc Mó gồm một cỗ xôi, gà, bánh đầu chó, sừng trâu, bánh trôi, rượu cần, và một cây nêu. Thầy mo là người đại diện cho dân làng thực hiện các nghi thức cúng trong lễ Bốc Mó. Đầu tiên, thầy mo thực hiện lễ cúng trong nhà, báo cáo và xin các vị thần linh về chứng giám cho tấm lòng thành của dân làng. Sau đó, các lễ vật cúng được đưa ra ngoài nhà, đến phía bãi đất trống có khu vực tượng trưng cho mó nước.
Thầy mo ngồi phía trước, dân làng xếp hàng phía sau. Thày mo làm lễ cúng tế, cầu xin thần Mó, thổ công, long mạch, thổ thần thổ địa, phù hộ cho mó nước tuôn chảy không ngừng, nước về đầy đồng, đầy ao, mùa màng tươi tốt... Mỗi lần thầy mo cúng và vái lạy, dân làng vái lạy theo, cùng với đó là tiếng kèn ô loa, trống cái, bục bục, xập xoèng... được các nhạc công tấu lên rộn rã.
Kết thúc nghi thức cúng, thanh niên trai gái trong làng hội tụ cùng khơi thông mó nước, sau đó ăn mừng, múa hát cồng chiêng, cầu cho mưa thuận gió hòa, nước mó hanh thông, ao chuôm đầy nước, mùa màng bội thu, xóm làng được yên bình, ấm no, hạnh phúc.
Theo thầy mo Trương Thanh Hải, xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An, trong tín ngưỡng của người Thổ, từ xa xưa, mó nước là nguồn nước ngầm tự nhiên phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của cộng đồng dân tộc Thổ ở Nghệ An. Mó nước còn mang ý nghĩa linh thiêng, là mạch nguồn của sự sống, thể hiện ở sự tích tổ tiên đi tìm mó nước, lập làng, gìn giữ, bảo vệ mó nước và phát triển làng bản sinh sôi, trù phú...
Theo truyền thống, lễ Bốc Mó thường được thường được tổ chức vào dịp sau Tết Nguyên đán, thường là vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ (vào khoảng tháng 4 - 5 âm lịch) hàng năm. Lễ Bốc Mó được tổ chức với ý nghĩa là lễ cúng khai thông mó nước, cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu cho nguồn nước mó tuôn chảy dồi dào phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt và cho việc tưới tiêu của cả cộng đồng...
Lễ vật chính trong lễ Bốc Mó gồm một cỗ xôi, gà, bánh đầu chó, sừng trâu, bánh trôi, rượu cần, và một cây nêu. Thầy mo là người đại diện cho dân làng thực hiện các nghi thức cúng trong lễ Bốc Mó. Đầu tiên, thầy mo thực hiện lễ cúng trong nhà, báo cáo và xin các vị thần linh về chứng giám cho tấm lòng thành của dân làng. Sau đó, các lễ vật cúng được đưa ra ngoài nhà, đến phía bãi đất trống có khu vực tượng trưng cho mó nước.
Thầy mo ngồi phía trước, dân làng xếp hàng phía sau. Thày mo làm lễ cúng tế, cầu xin thần Mó, thổ công, long mạch, thổ thần thổ địa, phù hộ cho mó nước tuôn chảy không ngừng, nước về đầy đồng, đầy ao, mùa màng tươi tốt... Mỗi lần thầy mo cúng và vái lạy, dân làng vái lạy theo, cùng với đó là tiếng kèn ô loa, trống cái, bục bục, xập xoèng... được các nhạc công tấu lên rộn rã.
Kết thúc nghi thức cúng, thanh niên trai gái trong làng hội tụ cùng khơi thông mó nước, sau đó ăn mừng, múa hát cồng chiêng, cầu cho mưa thuận gió hòa, nước mó hanh thông, ao chuôm đầy nước, mùa màng bội thu, xóm làng được yên bình, ấm no, hạnh phúc.
Tác giả: Phương Hà - Lê Phú
Nguồn tin: Báo Tuổi trẻ
Nguồn tin: Báo Tuổi trẻ