Hiệp hội Xăng dầu: Người dân có trách nhiệm đóng thêm thuế môi trường
- 16:30 16-05-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Để bù nguồn thu khi giảm thuế nhập khẩu, lãnh đạo Hiệp hội Xăng dầu ủng hộ sớm tăng các loại thuế nội địa, trong đó có tiêu thụ đặc biệt và bảo vệ môi trường.
Tại Hội thảo “Thị trường xăng dầu Việt Nam và vấn đề thể chế” tổ chức ngày 16/5, ông Phan Thế Ruệ - Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (Vinpa) bày tỏ quan điểm đồng tình với đề xuất sớm điều chỉnh thuế nội địa với mặt hàng xăng dầu theo hướng tăng dần, trong đó ít nhất là đưa thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường chiếm trên 50% cơ cấu giá để đảm bảo thu ngân sách Nhà nước. Động thái này cũng nhằm bù đắp cho việc giảm thuế nhập khẩu về 0% theo cam kết hội nhập thời gian tới.
"Rõ ràng đây là trách nhiệm của công dân với đất nước. Nếu giảm thuế nhập khẩu mà tăng thuế nội địa thì giá bán lẻ xăng dầu không thay đổi, giá vẫn thế. Vì giá bán lẻ phụ thuộc vào nhiều loại thuế. Tăng cái này, giảm cái kia thì vẫn không thay đổi”, ông Ruệ cho biết khuyến nghị này đã nhiều lần được Hiệp hội đề cập, song mức tăng cần có lộ trình cụ thể.
Cũng tại diễn đàn, ông Trương Đình Tuyển - nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại cho rằng trong tình thế hiện nay, nếu muốn bù đắp nguồn thu khi thuế nhập khẩu về 0% thì "con đường tăng thuế nội địa trước mắt sẽ phải tính đến". Song về lâu dài và căn cơ, vị này cho rằng chính sách cần hướng tới việc giảm thuế để giảm chi phí, gánh nặng cho doanh nghiệp. Khi tạo ra lợi nhuận nhiều hơn, doanh nghiệp sẽ đóng góp vào ngân sách lớn hơn.
Góp ý kiến ở khía cạnh chuyên gia tài chính, ông Nguyễn Tiến Thoả - nguyên Cục trưởng Cục quản lý giá (Bộ Tài chính) lại không đồng tình việc tận thu thuế ngay từ đầu vào sản phẩm. Theo ông, nếu ngay từ đầu vào (vòng 1) đã "chặn" bằng các chính sách thuế cao thì ngay lập tức thị trường, người dân sẽ bị phản ứng.
"Đầu vào nên "ăn" ít thôi, để sản xuất (vòng 2) phát triển. Khi đó thu ở khâu tiêu thụ (vòng 3) thì mới bền vững. Tư tưởng tài chính "nuôi dưỡng nguồn thu" chính là ở chỗ này", ông Thoả nêu ý kiến. Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá cho rằng việc điều chỉnh các sắc thuế cần được tính toán cụ thể để đảm bảo cân bằng nguồn thu cho nền kinh tế.
Ngoài chuyện tăng phí, thuế để bù đắp khoản hụt thu, lãnh đạo Vinpa cũng cho rằng thực tế thị trường xăng dầu đang cần một sự chuyển đổi, chứ không phải cách điều hành nửa vời như hiện nay.
Nhìn từ thực tế thị trường bán lẻ Việt Nam, ông Phan Thế Ruệ cho rằng đây là bài học lớn. Bởi mặc dù có nhiều mặt hàng chưa đến thời hạn mở cửa song các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã liên kết với doanh nghiệp trong nước thực hiện mở cửa thị trường. Đến nay, nhiều doanh nghiệp FDI đã làm chủ các cơ sở bán lẻ, đưa hàng hóa nhập khẩu vào thị trường, cạnh tranh trực tiếp với hàng nội địa.
Đặt trong bối cảnh đó, sức ép bảo vệ thị trường trong nước, đặc biệt là 2 nhà máy lọc dầu Nghi Sơn và lọc dầu Dung Quất cũng như hệ thống phân phối ngày càng tăng lên. Theo ông Ruệ, để bảo vệ sản xuất trong nước, cần có những rào cản kỹ thuật hoặc những rào cản WTO không cấm.
Hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào sản xuất và tham gia phân phối xăng dầu trên thị trường. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã bán 8,9% cổ phần cho doanh nghiệp ngoại, liên doanh đầu tư nhà máy lọc dầu Nghi Sơn có vốn đến 75%. Ngoài ra, các doanh nghiệp đầu mối đang tiến hành cổ phần hóa, cũng là điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư cổ phần để tham gia thị trường hợp pháp.
Ông Trương Đình Tuyển - nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại góp ý, chính sách với thị trường xăng dầu tới đây phải thay đổi theo hướng để doanh nghiệp tự định giá. Như vậy mới đảm bảo cạnh tranh chứ không nên để "giá nằm trong tay quản lý Nhà nước".
Theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế bảo vệ môi trường được Bộ Tài chính đưa ra lấy ý kiến từ tháng 1/2017, trần khung thuế bảo vệ môi trường với xăng được đề xuất tăng gấp đôi, từ 4.000 đồng một lít lên 8.000 đồng. Hiện mỗi lít xăng đang chịu 3.000 đồng thuế bảo vệ môi trường, mức này áp dụng từ tháng 5/2015. Không chỉ xăng, nhiên liệu bay cũng được tăng mức trần lên 6.000 đồng còn dầu diesel, dầu madút, dầu nhờn kịch khung là 4.000 đồng mỗi lít. |
"Rõ ràng đây là trách nhiệm của công dân với đất nước. Nếu giảm thuế nhập khẩu mà tăng thuế nội địa thì giá bán lẻ xăng dầu không thay đổi, giá vẫn thế. Vì giá bán lẻ phụ thuộc vào nhiều loại thuế. Tăng cái này, giảm cái kia thì vẫn không thay đổi”, ông Ruệ cho biết khuyến nghị này đã nhiều lần được Hiệp hội đề cập, song mức tăng cần có lộ trình cụ thể.
Cũng tại diễn đàn, ông Trương Đình Tuyển - nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại cho rằng trong tình thế hiện nay, nếu muốn bù đắp nguồn thu khi thuế nhập khẩu về 0% thì "con đường tăng thuế nội địa trước mắt sẽ phải tính đến". Song về lâu dài và căn cơ, vị này cho rằng chính sách cần hướng tới việc giảm thuế để giảm chi phí, gánh nặng cho doanh nghiệp. Khi tạo ra lợi nhuận nhiều hơn, doanh nghiệp sẽ đóng góp vào ngân sách lớn hơn.
Góp ý kiến ở khía cạnh chuyên gia tài chính, ông Nguyễn Tiến Thoả - nguyên Cục trưởng Cục quản lý giá (Bộ Tài chính) lại không đồng tình việc tận thu thuế ngay từ đầu vào sản phẩm. Theo ông, nếu ngay từ đầu vào (vòng 1) đã "chặn" bằng các chính sách thuế cao thì ngay lập tức thị trường, người dân sẽ bị phản ứng.
"Đầu vào nên "ăn" ít thôi, để sản xuất (vòng 2) phát triển. Khi đó thu ở khâu tiêu thụ (vòng 3) thì mới bền vững. Tư tưởng tài chính "nuôi dưỡng nguồn thu" chính là ở chỗ này", ông Thoả nêu ý kiến. Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá cho rằng việc điều chỉnh các sắc thuế cần được tính toán cụ thể để đảm bảo cân bằng nguồn thu cho nền kinh tế.
Ngoài chuyện tăng phí, thuế để bù đắp khoản hụt thu, lãnh đạo Vinpa cũng cho rằng thực tế thị trường xăng dầu đang cần một sự chuyển đổi, chứ không phải cách điều hành nửa vời như hiện nay.
Nhìn từ thực tế thị trường bán lẻ Việt Nam, ông Phan Thế Ruệ cho rằng đây là bài học lớn. Bởi mặc dù có nhiều mặt hàng chưa đến thời hạn mở cửa song các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã liên kết với doanh nghiệp trong nước thực hiện mở cửa thị trường. Đến nay, nhiều doanh nghiệp FDI đã làm chủ các cơ sở bán lẻ, đưa hàng hóa nhập khẩu vào thị trường, cạnh tranh trực tiếp với hàng nội địa.
Đặt trong bối cảnh đó, sức ép bảo vệ thị trường trong nước, đặc biệt là 2 nhà máy lọc dầu Nghi Sơn và lọc dầu Dung Quất cũng như hệ thống phân phối ngày càng tăng lên. Theo ông Ruệ, để bảo vệ sản xuất trong nước, cần có những rào cản kỹ thuật hoặc những rào cản WTO không cấm.
Hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào sản xuất và tham gia phân phối xăng dầu trên thị trường. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã bán 8,9% cổ phần cho doanh nghiệp ngoại, liên doanh đầu tư nhà máy lọc dầu Nghi Sơn có vốn đến 75%. Ngoài ra, các doanh nghiệp đầu mối đang tiến hành cổ phần hóa, cũng là điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư cổ phần để tham gia thị trường hợp pháp.
Ông Trương Đình Tuyển - nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại góp ý, chính sách với thị trường xăng dầu tới đây phải thay đổi theo hướng để doanh nghiệp tự định giá. Như vậy mới đảm bảo cạnh tranh chứ không nên để "giá nằm trong tay quản lý Nhà nước".
Tác giả bài viết: Anh Minh
Nguồn tin: