Đề xuất chặt hạ sưa trắng trên đường phố Hà Nội vì độc hại
- 15:09 16-05-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Cho rằng sưa trắng đang trồng làm cây bóng mát trên đường phố Hà Nội và một số địa phương có chất độc, các nhà khoa học kiến nghị chặt bỏ.
Chuyên gia lâm nghiệp Vũ Văn Dũng, Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp cho biết, bên cạnh sưa đỏ có giá trị thì trên đường phố và công viên Hà Nội còn xuất hiện sưa trắng trồng làm cây bóng mát.
Sưa trắng thực chất là cây thàn mát có tên khoa học Millettia ichtyochtona Drake, thường mọc ven suối vùng đông và tây bắc Việt Nam. Vào mùa đông cây rụng lá, sang xuân cây ra hoa màu trắng rất đẹp.
Chuyên gia cảnh báo hạt và vỏ cây có chứa chất độc. Trước đây ở vùng cao người dân sử dụng hạt cây giã nhỏ, rải trên sông suối làm cá say thuốc rồi bắt. Còn nhựa cây nếu không may dính vào mắt có thể gây mù.
Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS Đỗ Tất Lợi, trong hạt của thàn mát có chứa 38-40% dầu. Ngoài ra hạt còn chứa các chất độc với cá như rotenon, sapotoxin...
Cá rất nhạy cảm với rotenon nên chỉ dung dịch 75 mg trong 100 lít nước ở nhiệt độ 23 độ C đủ giết cá vàng trong 2 giờ. Hạt cây thường được người dân tán nhỏ, trộn với tro bếp sau đó rắc vào nước suối, cá sẽ chết và vớt về.
Đối với người, rotenon uống vào không gây triệu chứng ngộ độc, nhưng với người tán bột thuốc có thể gây chảy máu, hắt hơi và buồn nôn.
Năm 1960, Học viện Nông Lâm đã thí nghiệm giã nhỏ hạt thàn mát rồi ngâm với nước lã trong 4-12 tiếng, sau đó pha loãng với nồng độ khác nhau, phun lên cây. Kết quả, hạt cây có thể dùng làm thuốc trừ sâu hại ngô, sâu keo.
Với độc tính trên, tại hội thảo thân thiện với môi trường thủ đô tổ chức ngày 9/5, các nhà khoa học đề nghị cần kiểm soát loài cây này, không nên trồng ở trường học hoặc công viên. Bởi đây là nơi trẻ thường đến chơi, tránh xảy ra hiện tượng ngộ độc nhiều học sinh, như từng xảy ra ở Hà Tĩnh và Nghệ An với cây vông đồng (ngô đồng).
Sưa trắng thực chất là cây thàn mát có tên khoa học Millettia ichtyochtona Drake, thường mọc ven suối vùng đông và tây bắc Việt Nam. Vào mùa đông cây rụng lá, sang xuân cây ra hoa màu trắng rất đẹp.
Chuyên gia cảnh báo hạt và vỏ cây có chứa chất độc. Trước đây ở vùng cao người dân sử dụng hạt cây giã nhỏ, rải trên sông suối làm cá say thuốc rồi bắt. Còn nhựa cây nếu không may dính vào mắt có thể gây mù.
Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS Đỗ Tất Lợi, trong hạt của thàn mát có chứa 38-40% dầu. Ngoài ra hạt còn chứa các chất độc với cá như rotenon, sapotoxin...
Cá rất nhạy cảm với rotenon nên chỉ dung dịch 75 mg trong 100 lít nước ở nhiệt độ 23 độ C đủ giết cá vàng trong 2 giờ. Hạt cây thường được người dân tán nhỏ, trộn với tro bếp sau đó rắc vào nước suối, cá sẽ chết và vớt về.
Đối với người, rotenon uống vào không gây triệu chứng ngộ độc, nhưng với người tán bột thuốc có thể gây chảy máu, hắt hơi và buồn nôn.
Năm 1960, Học viện Nông Lâm đã thí nghiệm giã nhỏ hạt thàn mát rồi ngâm với nước lã trong 4-12 tiếng, sau đó pha loãng với nồng độ khác nhau, phun lên cây. Kết quả, hạt cây có thể dùng làm thuốc trừ sâu hại ngô, sâu keo.
Với độc tính trên, tại hội thảo thân thiện với môi trường thủ đô tổ chức ngày 9/5, các nhà khoa học đề nghị cần kiểm soát loài cây này, không nên trồng ở trường học hoặc công viên. Bởi đây là nơi trẻ thường đến chơi, tránh xảy ra hiện tượng ngộ độc nhiều học sinh, như từng xảy ra ở Hà Tĩnh và Nghệ An với cây vông đồng (ngô đồng).
Tác giả bài viết: Hà Trung
Nguồn tin: