Nghệ An 24h

http://nghean24h.vn


Vĩnh Phúc nói gì về phá rừng phòng hộ xây nghĩa trang?

"Hàng nghìn mét vuông rừng phòng hộ bị chặt phá không thương tiếc gây bức xúc cho người dân tại rừng phòng hộ núi Đá Bia, thôn Thanh Lộc, xã Ngọc Thanh, Thị xã Phúc Yên, tĩnh Vĩnh Phúc" - Phó chủ nhiệm VPCP Nguyễn Cao Lục.
Tại buổi làm việc của Tổ công tác Thủ tướng với tỉnh Vinh Phúc, ngày 16-5,  Phó Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Cao Lục đã đặt ra nhiều vấn đề về công tác quản lý rừng. Cụ thể là việc tỉnh đồng ý chủ trương phá rừng phòng hộ ở núi Ngang ở Tam Đảo để làm công viên nghĩa trang đã gặp sự phản đổi của hàng trăm hộ dân và các chuyên gia...

Theo ông Lục, các chuyên gia cho rằng, chủ trương phá rừng phòng hộ làm nghĩa trang là không chấp nhận được, vừa nguy hiểm do mất rừng, vừa phá hoại tiềm năng du lịch, không phù hợp với chủ trương “không đánh đổi môi trường để lấy kinh tế”. Trước sự phản ứng mạnh mẽ này, tỉnh đã phải ra quyết định dừng dự án này.

 
Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc đang giải trình với đoàn công tác của Thủ tướng về việc phá rừng phòng hộ làm nghĩa trang. Ảnh: Đ. Minh 

“Hàng nghìn mét vuông rừng phòng hộ bị chặt phá không thương tiếc gây bức xúc cho người dân tại rừng phòng hộ núi Đá Bia, thôn Thanh Lộc, xã Ngọc Thanh, Thị xã Phúc Yên. Theo phản ảnh của người dân việc này diễn ra từ 2016, đến nay còn một số nhóm phá rừng trái phép hoạt động như một công trường, có máy xúc, máy ủi, hoạt động hết công suất để phá núi, rừng. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo kiểm tra sự việc, báo cáo kết luận xử lý cụ thể đến tổ công tác”- Phó chủ nhiêm Nguyễn Cao Lục nói.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Vũ Chi Giang cho biết, hiện nay quy hoạch phát triển thì kết cấu hạ tầng ở Vĩnh Phúc chưa đồng bộ. “Đơn giản như lò hóa thân hoàn vũ cả tỉnh chưa có. Bây giờ, người chết muốn hóa thì phải mang sang tỉnh khác để làm. Cái riêng thì phản ứng, nhưng trách nhiệm chung của tỉnh là phải làm”- ông Giang nói.

Theo ông Giang, Vĩnh Phúc có diện tích 1.200 cây số, trong đó diện tích đồng bằng chỉ có ba huyện, không thể mang nghĩa trang ra huyện đồng bằng để làm.

“Xin khẳng định, quy hoạch này đã được Thủ tướng phê duyệt từ năm 2011. Trong thuyết minh đã có vị trí này và bây giờ chúng tôi mới có cơ hội đặt vấn đề căn cơ để thực hiện. Theo thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, căn cứ tiêu chí của loại rừng này thì sớm đưa ra khỏi diện tích rừng phòng hộ để phát triển kinh tế xã hội, chứ không phải rừng phòng hộ đầu nguồn. Ở đây, rừng chỉ giao khoán cho 11 hộ nhưng có mấy trăm cái đơn là câu chuyện tỉnh đã  giao cho Công an tỉnh làm rõ”- ông Giang cho hay.

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Trì khẳng định “nghĩa trang đã đến lúc phải làm”, bởi hiện nay có việc người mất phải đưa đi Sơn Tây, Phú Thọ để an táng.

 
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Trì

"Nhưng cứ nói đến xây dựng nghĩa trang, nhà máy rác là một bộ phận người dân lại chưa đồng tình. Vấn đề này, tôi nghĩ là cần quyết tâm làm"- ông Trì nói và cho biết, tỉnh mới xin chủ trương quy hoạch chứ sử dụng diện tích bao nhiêu, bao nhiêu đất rừng, bao nhiêu đất ruộng là chưa có. “Hiện đồi vẫn nguyên, cây vẫn nguyên. Tháng 6-2016, tỉnh đã khoanh định 111 vùng cấm khai thác khoáng sản, nhưng thực tế khoáng sản ở đây hàm lượng rất nhỏ. Tỉnh sẽ tiếp tục rà soát tổng thể vấn đề xây dựng nghĩa trang. Hiện dọc đường quốc lộ phải có đến vài chục điểm là nghĩa trang. Nếu Vĩnh Phúc xây đô thị mà toàn nghĩa trang thì không ổn’- Chủ tịch tinh Vĩnh Phúc nói.
 

Tác giả bài viết: ĐỨC MINH 

Nguồn tin: