Nghệ An: Cán bộ sai phạm, đất thành hoang hóa
- 07:37 16-05-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nguyên Chủ tịch UBND xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An tự ký hợp đồng với doanh nghiệp, gây hậu quả biến 14.000m2 đất sản xuất của bà con thành bãi hoang và có nơi trở thành “cái bẫy” khi mùa mưa lũ đến, đe dọa mạng sống người dân. Thế nhưng, vụ việc vẫn chưa được xử lý triệt để, đất đai chưa được hoàn trả mặt bằng để sản xuất.
Bãi vệ sông Lam là vùng đất dọc bờ sông, là những bãi bồi phù sa rất tươi tốt, phù hợp cho trồng các loại cây hoa màu. Hàng ngàn đời nay, người dân dọc bờ sông Lam đều trân quý từng tấc đất nơi đây, bởi đất cho họ rau, màu, khoai, bắp, đỗ, lạc... Thế nhưng, năm 2010, ông Đỗ Quảng Nam, lúc bấy giờ là Chủ tịch UBND xã Hội Sơn (giai đoạn 2010-2014) đã đồng ý cho phép Nhà máy Xi măng 12-9 đóng trên địa bàn “cải tạo 14.000m2 đất bãi bồi để trồng lúa nước”.
Ông Bùi Xuân Thành, nguyên kế toán ngân sách UBND xã Hội Sơn cho biết: “Việc cho Nhà máy Xi măng 12-9 phá đất hoa màu tại bãi bồi sông Lam, làm gạch là do ông Đỗ Quảng Nam, Chủ tịch UBND xã tự ý quyết định. Vì khi đó chúng tôi đang làm việc thì nghe tiếng máy nổ phía ngoài bãi sông Lam, tôi có hỏi các đồng chí trong UBND xã và cả đồng chí cán bộ địa chính xã nhưng không ai biết. Đến mấy hôm sau chúng tôi mới biết là xã cho Nhà máy Xi măng 12-9 đào đất làm gạch. Còn tất cả các văn bản hợp đồng đều được làm sau để hợp thức hóa việc làm của ông Đỗ Quảng Nam. Theo thỏa thuận diện tích là 10.000m2 nhưng họ tự ý mở rộng khai thác lên 14.000m2; nội dung cải tạo là lấy lớp đất màu 20-30cm, sau đó lấy đất làm gạch theo dạng cuốn chiếu để cải tạo đất phù hợp trồng lúa, nhưng thực tế họ lại đào thành những hố sâu có nơi hơn 3m... Sau khi khai thác xong không hoàn trả lại mặt bằng mà để 14.000m2 đất trở thành hoang hóa”.
Ông Bùi Quang Thọ, trú tại thôn 5, xã Hội Sơn, đã gửi đơn tố cáo ông Đỗ Quảng Nam, Chủ tịch UBND xã Hội Sơn sai phạm 7 nội dung, trong đó có nội dung sai phạm cho Nhà máy Xi măng 12-9 khai thác đất hoa màu tại bãi bồi sông Lam làm gạch: “Diện tích hơn 1ha đất tại vệ mía bãi sông Lam là tài nguyên vô cùng quý giá đã nuôi sống bao thế hệ người dân xã Hội Sơn. Thế nhưng ông Chủ tịch UBND xã đã tự ý cho Nhà máy Xi măng 12-9 tùy tiện đưa máy móc vào đào đất sâu hơn 3m, biến bãi đất màu mỡ thành những ao, hồ chứa nước, gây sạt lở và có thể chết đuối khi mùa mưa lũ đến. Trong khi trước đó, UBND tỉnh Nghệ An đã đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi cung cấp nước cho cải tạo đất trồng lúa nước, tại sao không tận dụng mà lại lập ra một hợp đồng phá hoại?”.
Chúng tôi cùng với một số người dân đến khu vực này. Đúng như phản ảnh, cả triền đất bãi bồi sông Lam đang được bà con trồng ngô sắp đến mùa thu hoạch, lọt vào giữa là bãi đất 14.000m2 cỏ dại mọc um tùm. Nhà máy Xi măng 12-9 đã không hoàn trả lại mặt bằng sản xuất nên vùng này không trồng được loại cây gì vì mùa nắng thì úng, mùa mưa thì nước ngập sâu. UBND xã cho một người dân trong vùng đấu thầu, nhưng sau mấy mùa không làm được nay bỏ hoang. Theo quan sát của chúng tôi, so với mặt bằng xung quanh, nơi sâu nhất của vùng đất bị đào là hơn 3m, các ô không cùng độ sâu như nhau. Cách vùng đất bỏ hoang khoảng 1km về phía tây là hệ thống thủy lợi được xây dựng hoàn chỉnh, nhằm cung cấp nước cho dự án trồng lúa nước cả khu vực này…
Làm việc với UBND huyện Anh Sơn, chúng tôi được ông Nguyễn Doãn Phúc, Phó chánh thanh tra huyện Anh Sơn cho biết: “Vụ việc này tôi không tham gia đoàn công tác, nhưng đã có kết luận rồi”. Văn bản Kết luận số 02/KL-UBND do UBND huyện Anh Sơn ban hành, ghi rõ: Ngày 21-12-2016, Đoàn công tác đã có buổi làm việc với ông Đỗ Quảng Nam, ông Nam giải trình: Việc ký kết hiệp đồng cải tạo đất tại vùng vệ mía với Nhà máy Xi măng 12-9 là do một mình tôi ký tại phòng làm việc của tôi. Thời gian này do cán bộ địa chính đi học nên hồ sơ thiết kế mặt bằng không có. Sau khi ký hợp đồng, xã cũng không phân công cán bộ chuyên môn kiểm tra giám sát... Về nguyên nhân dẫn đến sai phạm là do bản thân tôi mới đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND xã, 2 đồng chí Phó chủ tịch UBND xã đang đi học, bản thân chưa có kỹ năng quản lý, công việc nhiều nên không bao quát, quán xuyến nổi...”. Đoàn công tác đánh giá, nhận xét: “Nội dung tố cáo ông Đỗ Quảng Nam, nguyên Chủ tịch UBND xã Hội Sơn vô trách nhiệm khi thực hiện hợp đồng cải tạo đất để cho Nhà máy Xi măng 12-9 múc hơn 1ha đất vệ mía bãi sông Lam đến nay không sử dụng được là tố cáo đúng. Trách nhiệm về những sai sót trên là thuộc về đồng chí công chức địa chính xã Hội Sơn. Tuy nhiên ông Đỗ Quảng Nam là Chủ tịch UBND xã, người đứng đầu cũng phải chịu trách nhiệm về nội dung sai phạm này”.
Qua kết luận của huyện và những buổi làm việc trực tiếp của chính quyền các cấp huyện Anh Sơn với bà con nhân dân xã Hội Sơn, đều không nhận được sự đồng thuận. Người dân xã Hội Sơn cho rằng, ông Đỗ Quảng Nam đã được bao che. Vì qua nhiều việc làm sai trái mà cụ thể nhất là vụ cho Nhà máy Xi măng 12-9 phá đất hoa màu, nhưng ông không bị xử lý kỷ luật, trong khi ông Nguyễn Hữu Lân, cán bộ địa chính thời điểm xảy ra vụ việc đang đi học lại bị kỷ luật về việc này? Dư luận và người dân huyện Anh Sơn mong các cấp chính quyền sớm đôn đốc các bên liên quan vào cuộc, trả lại mặt bằng sản xuất khu vực đất vệ mía bãi Sông Lam cho nhân dân xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn; đồng thời xử lý nghiêm những người sai phạm, giữ nghiêm kỷ cương phép nước và lòng tin trong nhân dân.
Ông Bùi Xuân Thành, nguyên kế toán ngân sách UBND xã Hội Sơn cho biết: “Việc cho Nhà máy Xi măng 12-9 phá đất hoa màu tại bãi bồi sông Lam, làm gạch là do ông Đỗ Quảng Nam, Chủ tịch UBND xã tự ý quyết định. Vì khi đó chúng tôi đang làm việc thì nghe tiếng máy nổ phía ngoài bãi sông Lam, tôi có hỏi các đồng chí trong UBND xã và cả đồng chí cán bộ địa chính xã nhưng không ai biết. Đến mấy hôm sau chúng tôi mới biết là xã cho Nhà máy Xi măng 12-9 đào đất làm gạch. Còn tất cả các văn bản hợp đồng đều được làm sau để hợp thức hóa việc làm của ông Đỗ Quảng Nam. Theo thỏa thuận diện tích là 10.000m2 nhưng họ tự ý mở rộng khai thác lên 14.000m2; nội dung cải tạo là lấy lớp đất màu 20-30cm, sau đó lấy đất làm gạch theo dạng cuốn chiếu để cải tạo đất phù hợp trồng lúa, nhưng thực tế họ lại đào thành những hố sâu có nơi hơn 3m... Sau khi khai thác xong không hoàn trả lại mặt bằng mà để 14.000m2 đất trở thành hoang hóa”.
Ông Bùi Quang Thọ, trú tại thôn 5, xã Hội Sơn, đã gửi đơn tố cáo ông Đỗ Quảng Nam, Chủ tịch UBND xã Hội Sơn sai phạm 7 nội dung, trong đó có nội dung sai phạm cho Nhà máy Xi măng 12-9 khai thác đất hoa màu tại bãi bồi sông Lam làm gạch: “Diện tích hơn 1ha đất tại vệ mía bãi sông Lam là tài nguyên vô cùng quý giá đã nuôi sống bao thế hệ người dân xã Hội Sơn. Thế nhưng ông Chủ tịch UBND xã đã tự ý cho Nhà máy Xi măng 12-9 tùy tiện đưa máy móc vào đào đất sâu hơn 3m, biến bãi đất màu mỡ thành những ao, hồ chứa nước, gây sạt lở và có thể chết đuối khi mùa mưa lũ đến. Trong khi trước đó, UBND tỉnh Nghệ An đã đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi cung cấp nước cho cải tạo đất trồng lúa nước, tại sao không tận dụng mà lại lập ra một hợp đồng phá hoại?”.
Chúng tôi cùng với một số người dân đến khu vực này. Đúng như phản ảnh, cả triền đất bãi bồi sông Lam đang được bà con trồng ngô sắp đến mùa thu hoạch, lọt vào giữa là bãi đất 14.000m2 cỏ dại mọc um tùm. Nhà máy Xi măng 12-9 đã không hoàn trả lại mặt bằng sản xuất nên vùng này không trồng được loại cây gì vì mùa nắng thì úng, mùa mưa thì nước ngập sâu. UBND xã cho một người dân trong vùng đấu thầu, nhưng sau mấy mùa không làm được nay bỏ hoang. Theo quan sát của chúng tôi, so với mặt bằng xung quanh, nơi sâu nhất của vùng đất bị đào là hơn 3m, các ô không cùng độ sâu như nhau. Cách vùng đất bỏ hoang khoảng 1km về phía tây là hệ thống thủy lợi được xây dựng hoàn chỉnh, nhằm cung cấp nước cho dự án trồng lúa nước cả khu vực này…
Làm việc với UBND huyện Anh Sơn, chúng tôi được ông Nguyễn Doãn Phúc, Phó chánh thanh tra huyện Anh Sơn cho biết: “Vụ việc này tôi không tham gia đoàn công tác, nhưng đã có kết luận rồi”. Văn bản Kết luận số 02/KL-UBND do UBND huyện Anh Sơn ban hành, ghi rõ: Ngày 21-12-2016, Đoàn công tác đã có buổi làm việc với ông Đỗ Quảng Nam, ông Nam giải trình: Việc ký kết hiệp đồng cải tạo đất tại vùng vệ mía với Nhà máy Xi măng 12-9 là do một mình tôi ký tại phòng làm việc của tôi. Thời gian này do cán bộ địa chính đi học nên hồ sơ thiết kế mặt bằng không có. Sau khi ký hợp đồng, xã cũng không phân công cán bộ chuyên môn kiểm tra giám sát... Về nguyên nhân dẫn đến sai phạm là do bản thân tôi mới đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND xã, 2 đồng chí Phó chủ tịch UBND xã đang đi học, bản thân chưa có kỹ năng quản lý, công việc nhiều nên không bao quát, quán xuyến nổi...”. Đoàn công tác đánh giá, nhận xét: “Nội dung tố cáo ông Đỗ Quảng Nam, nguyên Chủ tịch UBND xã Hội Sơn vô trách nhiệm khi thực hiện hợp đồng cải tạo đất để cho Nhà máy Xi măng 12-9 múc hơn 1ha đất vệ mía bãi sông Lam đến nay không sử dụng được là tố cáo đúng. Trách nhiệm về những sai sót trên là thuộc về đồng chí công chức địa chính xã Hội Sơn. Tuy nhiên ông Đỗ Quảng Nam là Chủ tịch UBND xã, người đứng đầu cũng phải chịu trách nhiệm về nội dung sai phạm này”.
Qua kết luận của huyện và những buổi làm việc trực tiếp của chính quyền các cấp huyện Anh Sơn với bà con nhân dân xã Hội Sơn, đều không nhận được sự đồng thuận. Người dân xã Hội Sơn cho rằng, ông Đỗ Quảng Nam đã được bao che. Vì qua nhiều việc làm sai trái mà cụ thể nhất là vụ cho Nhà máy Xi măng 12-9 phá đất hoa màu, nhưng ông không bị xử lý kỷ luật, trong khi ông Nguyễn Hữu Lân, cán bộ địa chính thời điểm xảy ra vụ việc đang đi học lại bị kỷ luật về việc này? Dư luận và người dân huyện Anh Sơn mong các cấp chính quyền sớm đôn đốc các bên liên quan vào cuộc, trả lại mặt bằng sản xuất khu vực đất vệ mía bãi Sông Lam cho nhân dân xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn; đồng thời xử lý nghiêm những người sai phạm, giữ nghiêm kỷ cương phép nước và lòng tin trong nhân dân.
Tác giả: Lê Anh Tần
Nguồn tin: Báo Quân đội nhân dân
Nguồn tin: Báo Quân đội nhân dân