Ngư dân kêu cứu vì cửa biển bị bồi lấp
- 10:13 15-05-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Cửa biển Cửa Tùng bị cát bồi lấp nghiêm trọng, có nơi chỉ còn sâu chưa đầy 1 m, là tình cảnh mà ngư dân khu vực TT.Cửa Tùng (H.Vĩnh Linh, Quảng Trị) và vùng lân cận phải chịu đựng nhiều năm qua.
Tình trạng biển Cửa Tùng bị bồi lấp, gây khó khăn cho ngư dân trong việc đưa tàu cập bờ mua bán hải sản, nhu yếu phẩm và nghỉ ngơi... ngày càng nghiêm trọng. Nhiều ngư dân chia sẻ, sóng gió biển trời không lo mà cứ sợ lúc về nhà vào cửa biển trót mắc cạn, dù có trúng chuyến đi biển thì lời lãi coi như đi tong!
Theo Ban Quản lý cảng cá Quảng Trị (thuộc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị), cảng cá Cửa Tùng được xây dựng, đưa vào sử dụng năm 2008. Thời điểm đó, luồng lạch cho tàu cá vào cảng có chiều rộng khoảng 60 m, độ sâu khoảng 3,1 m. Tuy nhiên, qua quá trình bồi lắng bất thường của cát biển, hiện vào lúc thủy triều xuống, luồng lạch có nơi chỉ rộng 4 - 5 m, độ sâu chỉ còn hơn nửa mét.
Tình trạng này càng khốn khổ hơn với tàu lớn, tàu đánh bắt xa bờ hoặc tàu vận tải. Ông Nguyễn Văn Dung, thuyền trưởng tàu Cửa Tùng 05 (chuyên vận tải hàng hóa vào ra đảo Cồn Cỏ), cho biết tàu của ông chưa bao giờ dám chở đủ tải khi vào Cửa Tùng vì sẽ mắc cạn ngay. “Mỗi lần di chuyển vào là toát mồ hôi hột. Nhưng có khi vào nửa đường rồi vẫn phải quay ra vì biết phía trước không đi được nữa”, ông Dung kể.
Riêng đối với tàu cá, nhiều tàu lớn hoặc nằm bờ hoặc phải chờ con nước lớn (có khi mất 2 - 3 ngày) mới dám mon men vào ra nếu không muốn... mắc cạn, gãy chân vịt, hỏng đáy thuyền. Đáng nói, hiện có hơn 105 tàu cá đánh bắt trung và xa bờ của TT.Cửa Tùng cùng hàng chục tàu cá khác của các xã, phường lân cận buộc phải ra biển bằng cửa này.
Số liệu thống kê của Đồn biên phòng Cửa Tùng cho biết: Từ đầu năm 2017, các vụ tàu cá mắc cạn ở Cửa Tùng tự xoay xở thoát ra được thì rất nhiều, nhưng có 4 vụ tàu cá mắc cạn nặng, phải nhờ lực lượng của đồn và ngư dân địa phương ứng cứu, giải thoát. Thượng tá Cao Xuân Nam, Chính trị viên Đồn biên phòng Cửa Tùng, cho hay việc luồng lạch bị cạn làm ngư dân địa phương thiệt đơn thiệt kép.
Theo thượng tá Nam, do không vào được cảng Cửa Tùng, nhiều tàu cá ở địa phương thậm chí phải vào cảng Cửa Việt (H.Gio Linh) để neo đậu và bán cá rất bất tiện. Nếu không, các tàu cá này phải neo đậu ở phía ngoài cách cửa biển Cửa Tùng chừng 3 km và ngư dân sử dụng các thuyền thúng, tàu nhỏ ra “tăng bo” hải sản vào bờ và đưa nhu yếu phẩm ra tàu, vừa vất vả lại không an toàn. “Qua nắm bắt thông tin, chúng tôi biết ngư dân địa phương hết sức bức xúc, vì bây giờ đang vào mùa chính của cá vụ nam nhưng luồng lạch không thể thông làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất của họ. Còn một khi tàu đã mắc cạn thì khó khăn, tốn kém vô cùng. Chúng tôi cũng đang lập báo cáo để gửi lên Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, đề xuất các cấp sớm giải quyết tình trạng này”, thượng tá Nam cho hay.
Liên quan đến vấn đề trên, ông Lê Văn Sơn, Giám đốc Ban Quản lý cảng cá Quảng Trị, cho hay đơn vị đã đề xuất nhiều lần lên cấp trên xin sớm nạo vét khẩn cấp luồng lạch tại Cửa Tùng. “Khẩn cấp thì trên có thể tìm một nguồn ngân sách nào đó để thực hiện. Còn về lâu dài, có thể kêu gọi xã hội hóa để thực hiện việc nạo vét này. Có như vậy, ngư dân mới có thể yên tâm vào ra cửa biển, đánh bắt cá tôm. Đừng để ngư dân lâm vào cảnh nhìn thấy nhà mình rồi mà không dám... vào”, ông Sơn nói.
Theo Ban Quản lý cảng cá Quảng Trị (thuộc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị), cảng cá Cửa Tùng được xây dựng, đưa vào sử dụng năm 2008. Thời điểm đó, luồng lạch cho tàu cá vào cảng có chiều rộng khoảng 60 m, độ sâu khoảng 3,1 m. Tuy nhiên, qua quá trình bồi lắng bất thường của cát biển, hiện vào lúc thủy triều xuống, luồng lạch có nơi chỉ rộng 4 - 5 m, độ sâu chỉ còn hơn nửa mét.
Tình trạng này càng khốn khổ hơn với tàu lớn, tàu đánh bắt xa bờ hoặc tàu vận tải. Ông Nguyễn Văn Dung, thuyền trưởng tàu Cửa Tùng 05 (chuyên vận tải hàng hóa vào ra đảo Cồn Cỏ), cho biết tàu của ông chưa bao giờ dám chở đủ tải khi vào Cửa Tùng vì sẽ mắc cạn ngay. “Mỗi lần di chuyển vào là toát mồ hôi hột. Nhưng có khi vào nửa đường rồi vẫn phải quay ra vì biết phía trước không đi được nữa”, ông Dung kể.
Riêng đối với tàu cá, nhiều tàu lớn hoặc nằm bờ hoặc phải chờ con nước lớn (có khi mất 2 - 3 ngày) mới dám mon men vào ra nếu không muốn... mắc cạn, gãy chân vịt, hỏng đáy thuyền. Đáng nói, hiện có hơn 105 tàu cá đánh bắt trung và xa bờ của TT.Cửa Tùng cùng hàng chục tàu cá khác của các xã, phường lân cận buộc phải ra biển bằng cửa này.
Số liệu thống kê của Đồn biên phòng Cửa Tùng cho biết: Từ đầu năm 2017, các vụ tàu cá mắc cạn ở Cửa Tùng tự xoay xở thoát ra được thì rất nhiều, nhưng có 4 vụ tàu cá mắc cạn nặng, phải nhờ lực lượng của đồn và ngư dân địa phương ứng cứu, giải thoát. Thượng tá Cao Xuân Nam, Chính trị viên Đồn biên phòng Cửa Tùng, cho hay việc luồng lạch bị cạn làm ngư dân địa phương thiệt đơn thiệt kép.
Theo thượng tá Nam, do không vào được cảng Cửa Tùng, nhiều tàu cá ở địa phương thậm chí phải vào cảng Cửa Việt (H.Gio Linh) để neo đậu và bán cá rất bất tiện. Nếu không, các tàu cá này phải neo đậu ở phía ngoài cách cửa biển Cửa Tùng chừng 3 km và ngư dân sử dụng các thuyền thúng, tàu nhỏ ra “tăng bo” hải sản vào bờ và đưa nhu yếu phẩm ra tàu, vừa vất vả lại không an toàn. “Qua nắm bắt thông tin, chúng tôi biết ngư dân địa phương hết sức bức xúc, vì bây giờ đang vào mùa chính của cá vụ nam nhưng luồng lạch không thể thông làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất của họ. Còn một khi tàu đã mắc cạn thì khó khăn, tốn kém vô cùng. Chúng tôi cũng đang lập báo cáo để gửi lên Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, đề xuất các cấp sớm giải quyết tình trạng này”, thượng tá Nam cho hay.
Liên quan đến vấn đề trên, ông Lê Văn Sơn, Giám đốc Ban Quản lý cảng cá Quảng Trị, cho hay đơn vị đã đề xuất nhiều lần lên cấp trên xin sớm nạo vét khẩn cấp luồng lạch tại Cửa Tùng. “Khẩn cấp thì trên có thể tìm một nguồn ngân sách nào đó để thực hiện. Còn về lâu dài, có thể kêu gọi xã hội hóa để thực hiện việc nạo vét này. Có như vậy, ngư dân mới có thể yên tâm vào ra cửa biển, đánh bắt cá tôm. Đừng để ngư dân lâm vào cảnh nhìn thấy nhà mình rồi mà không dám... vào”, ông Sơn nói.
Tác giả bài viết: Nguyễn Phúc
Nguồn tin: