Xót xa cậu bé 2 tuổi rưỡi nặng vỏn vẹn 6kg
- 08:01 11-05-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Sinh ra với đôi bàn tay dị tật, đến năm 2 tuổi rưỡi, bé Quân vẫn chỉ nặng vỏn vẹn 6kg. Nhìn con đi không vững, chỉ nhỏ như đứa trẻ 3 tháng, chị Nụ đau thắt lòng. Mơ ước duy nhất của người mẹ nghèo là có đủ tiền đưa con xuống Hà Nội khám bệnh.
Đi hết con đường làng bằng phẳng, rẽ sang con đường đất chật hẹp, chúng tôi tìm đến nhà anh Nông Văn Toàn và chị Nông Thị Nụ ở thôn Nà Dề, thị trấn Đông Khê, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. Cả gia đình gồm ba thế hệ sống cùng nhau trong căn nhà nhỏ đã xập xệ, cũ kỹ nhưng vô cùng sạch sẽ. Trong nhà, tiếng cười nói bi bô của trẻ vang lên vui vẻ.
Ngồi tiếp chuyện, chị Nụ, mẹ bé Quân kể về hoàn cảnh gia đình mình, ánh mắt không giấu được nỗi buồn. Làm công nhân trong KCN Yên Phong một thời gian, chị trở về quê nhà, kết hôn cùng anh Nông Văn Toàn, sống chung cùng bố mẹ chồng và người em út bị câm bẩm sinh. Hạnh phúc tràn đầy khi một mầm sống bé nhỏ dần hình thành trong bụng chị.
Tuy nhiên, với hoàn cảnh gia đình quanh năm làm nông vừa đủ ăn, suốt thời gian mang thai, chị chỉ đi khám thai 2 lần: khi 3 tháng và khi 6 tháng. Nghe bác sĩ nói thai nhi phát triển bình thường, chị yên tâm tiếp tục làm lụng chờ ngày con ra đời.
Ngày 5/1/2015, dù chưa đến ngày sinh, chị Nụ trở cơn đau bụng quằn quại. Gia đình vội vã đưa chị xuống bệnh viện huyện. Niềm vui mừng, hồi hộp chào đón con trai đầu lòng bỗng trở thành nỗi lo lắng khi chào đời, cậu bé chỉ nặng vỏn vẹn 1,4kg cùng hai bàn tay dị tật: tay phải chỉ có 2 ngón, tay trái có 3 ngón.
Thương con sinh non tháng, cơ thể lại khiếm khuyết, chịu nhiều thiệt thòi, anh Toàn, chị Nụ hết lòng chăm sóc, đặt tên con là Nông Mạnh Quân với hy vọng con sớm khỏe mạnh. Nghĩ con chỉ bị suy dinh dưỡng do mẹ mất sữa, gom góp được bao nhiêu tiền, chị Nụ lại cố gắng mua sữa ngoài cho con uống thêm, ra sức chăm bẵm.
Giọng nghẹn lại, chị Nụ nói: “Con người ta chừng này đã tập nói tập đi, bi bô vang nhà. Còn cháu Quân giờ vẫn chưa ngồi, chưa đi được, chỉ bập bẹ được một vài từ đơn giản. Cháu giờ 2 tuổi rưỡi mà chỉ nặng vỏn vẹn 6kg, bằng đứa em gái mới sinh vài tháng…”
Cơ thể yếu ớt không thể ngồi, cánh tay trái không duỗi thẳng được, cha mẹ cho Quân di chuyển bằng cách đặt em lên chiếc xe địu trẻ con. Nhìn khuôn mặt tươi tỉnh, linh hoạt của bé, nụ cười hồn nhiên khi được người khác hỏi chuyện, trêu đùa, người lớn không khỏi xót xa. Do quá nhỏ, bé không ăn được cơm, chỉ uống sữa và ăn cháo dinh dưỡng nhưng hay bị táo bón, gia đình phải cho uống men tiêu hóa thường xuyên.
Nói đến nguồn thu nhập chính, bà Ki, bà nội của Quân buông nhẹ tiếng thở dài, đôi bàn tay nhăn nheo ôm lấy cháu. Bà cho biết, ông Tống, chồng bà trước đây đi bộ đội. Năm 1966, ông đóng quân bên Lào. Sau 6 năm tham gia quân đội, ông trở về và được hưởng chế độ thương binh, tham gia công tác thôn xóm, nhận trợ cấp hơn 1 triệu đồng/tháng. Bé Quân được hưởng chế độ dành cho trẻ khuyết tật với mức 600.000 đồng/tháng. Gia đình được xếp vào hộ nghèo của xã.
Trong khi đó, anh Toàn, chị Nụ cùng người chú út làm nghề nông, canh tác trên 2000m2 hoa màu, một năm làm 2 vụ mới đủ gạo ăn. Từ khi vợ chồng anh Toàn sinh thêm con gái thứ hai, sức lao động trong nhà giảm hẳn do anh Toàn không đi làm thêm được, phải ở nhà phụ cha mẹ già yếu, chăm sóc 2 con thơ dại, bệnh tật. Ngoài đàn gà, vợ chồng anh còn vay vốn nuôi lợn nhưng năm vừa rồi mất trắng do giá lợn giảm sút nghiêm trọng, đến nay số nợ 10 triệu đồng cám bã chưa thể trả. Không có tiền, nợ nần chồng chất, anh chị không có cách nào đưa con trai xuống bệnh viện trung ương thăm khám.
Cả nhà 3 thế hệ, 5 người lớn cùng 2 trẻ em đang chật vật xoay sở với cuộc sống. Khi hỏi về mong muốn của gia đình, chị Nụ trầm xuống, khẩn khoản nói: “Em chỉ mong có chút tiền cho con đi khám, xem tại sao cháu không phát triển thể chất được bình thường. Không biết lí do ra sao để chúng em còn tìm cách chữa trị cho con. Nhìn con thế này em không đành lòng…”
Ngồi tiếp chuyện, chị Nụ, mẹ bé Quân kể về hoàn cảnh gia đình mình, ánh mắt không giấu được nỗi buồn. Làm công nhân trong KCN Yên Phong một thời gian, chị trở về quê nhà, kết hôn cùng anh Nông Văn Toàn, sống chung cùng bố mẹ chồng và người em út bị câm bẩm sinh. Hạnh phúc tràn đầy khi một mầm sống bé nhỏ dần hình thành trong bụng chị.
Tuy nhiên, với hoàn cảnh gia đình quanh năm làm nông vừa đủ ăn, suốt thời gian mang thai, chị chỉ đi khám thai 2 lần: khi 3 tháng và khi 6 tháng. Nghe bác sĩ nói thai nhi phát triển bình thường, chị yên tâm tiếp tục làm lụng chờ ngày con ra đời.
Ngày 5/1/2015, dù chưa đến ngày sinh, chị Nụ trở cơn đau bụng quằn quại. Gia đình vội vã đưa chị xuống bệnh viện huyện. Niềm vui mừng, hồi hộp chào đón con trai đầu lòng bỗng trở thành nỗi lo lắng khi chào đời, cậu bé chỉ nặng vỏn vẹn 1,4kg cùng hai bàn tay dị tật: tay phải chỉ có 2 ngón, tay trái có 3 ngón.
Thương con sinh non tháng, cơ thể lại khiếm khuyết, chịu nhiều thiệt thòi, anh Toàn, chị Nụ hết lòng chăm sóc, đặt tên con là Nông Mạnh Quân với hy vọng con sớm khỏe mạnh. Nghĩ con chỉ bị suy dinh dưỡng do mẹ mất sữa, gom góp được bao nhiêu tiền, chị Nụ lại cố gắng mua sữa ngoài cho con uống thêm, ra sức chăm bẵm.
Giọng nghẹn lại, chị Nụ nói: “Con người ta chừng này đã tập nói tập đi, bi bô vang nhà. Còn cháu Quân giờ vẫn chưa ngồi, chưa đi được, chỉ bập bẹ được một vài từ đơn giản. Cháu giờ 2 tuổi rưỡi mà chỉ nặng vỏn vẹn 6kg, bằng đứa em gái mới sinh vài tháng…”
Cơ thể yếu ớt không thể ngồi, cánh tay trái không duỗi thẳng được, cha mẹ cho Quân di chuyển bằng cách đặt em lên chiếc xe địu trẻ con. Nhìn khuôn mặt tươi tỉnh, linh hoạt của bé, nụ cười hồn nhiên khi được người khác hỏi chuyện, trêu đùa, người lớn không khỏi xót xa. Do quá nhỏ, bé không ăn được cơm, chỉ uống sữa và ăn cháo dinh dưỡng nhưng hay bị táo bón, gia đình phải cho uống men tiêu hóa thường xuyên.
Nói đến nguồn thu nhập chính, bà Ki, bà nội của Quân buông nhẹ tiếng thở dài, đôi bàn tay nhăn nheo ôm lấy cháu. Bà cho biết, ông Tống, chồng bà trước đây đi bộ đội. Năm 1966, ông đóng quân bên Lào. Sau 6 năm tham gia quân đội, ông trở về và được hưởng chế độ thương binh, tham gia công tác thôn xóm, nhận trợ cấp hơn 1 triệu đồng/tháng. Bé Quân được hưởng chế độ dành cho trẻ khuyết tật với mức 600.000 đồng/tháng. Gia đình được xếp vào hộ nghèo của xã.
Trong khi đó, anh Toàn, chị Nụ cùng người chú út làm nghề nông, canh tác trên 2000m2 hoa màu, một năm làm 2 vụ mới đủ gạo ăn. Từ khi vợ chồng anh Toàn sinh thêm con gái thứ hai, sức lao động trong nhà giảm hẳn do anh Toàn không đi làm thêm được, phải ở nhà phụ cha mẹ già yếu, chăm sóc 2 con thơ dại, bệnh tật. Ngoài đàn gà, vợ chồng anh còn vay vốn nuôi lợn nhưng năm vừa rồi mất trắng do giá lợn giảm sút nghiêm trọng, đến nay số nợ 10 triệu đồng cám bã chưa thể trả. Không có tiền, nợ nần chồng chất, anh chị không có cách nào đưa con trai xuống bệnh viện trung ương thăm khám.
Cả nhà 3 thế hệ, 5 người lớn cùng 2 trẻ em đang chật vật xoay sở với cuộc sống. Khi hỏi về mong muốn của gia đình, chị Nụ trầm xuống, khẩn khoản nói: “Em chỉ mong có chút tiền cho con đi khám, xem tại sao cháu không phát triển thể chất được bình thường. Không biết lí do ra sao để chúng em còn tìm cách chữa trị cho con. Nhìn con thế này em không đành lòng…”
Mọi đóng góp có thể gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Anh Nông Văn Toàn/Chị Nông Thị Nụ, thôn Nà Dề, thị trấn Đông Khê, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. SĐT 0164 769 4990 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2017.111 (bé Lê Anh Kiệt) |
Tác giả bài viết: Hải Dương
Nguồn tin: