HLV Nguyễn Thành Công: Người lữ hành lặng lẽ
- 10:41 10-05-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
"Có thể không trở thành người thầy giỏi, nhưng nhất định phải là một người thầy tốt" - con trai của HLV lão làng Nguyễn Thành Vinh đã đồng hành với triết lý này trong suốt 16 năm làm công tác đào tạo bóng đá trẻ. Sau một thời gian tập trung cho việc tu nghiệp, cựu HLV trưởng U19 SLNA lại tìm đến một bến đỗ mới nhằm nuôi dưỡng đam mê của mình.
Nguyễn Thành Công là một trong số ít các HLV của Nghệ An vừa có được chứng chỉ A và hướng đến chứng chỉ "Pro" của Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC). Không giống như các học viên khác, anh phải tự túc toàn bộ chi phí học tập… Tuy nhiên, điều đó dường như không ảnh hưởng đến ham muốn tu nghiệp của HLV trẻ này.
Thuộc lứa cầu thủ SLNA sinh năm 1977, sau khi giải nghệ, Nguyễn Thành Công bắt tay vào công tác huấn luyện đội trẻ. Ngay trong lần cầm quân đầu tiên, anh đã cùng U.17 SLNA giành chức vô địch năm 2008 trên sân Chi Lăng.
Dưới sự dìu dắt của HLV Nguyễn Thành Công 3 thế hệ tài năng sinh năm 1991, 1992 và 1993 ngày nào như Nguyên Mạnh, Đình Hoàng, Hoàng Thịnh, Đình Bảo, Phi Sơn, Khắc Ngọc, Mạnh Hùng... đã thể hiện sự trưởng thành vượt bậc, tiền đề cho những bước tiến của họ sau này.
Ngày còn ở SLNA, lương tháng chỉ bằng một nửa, thậm chí bằng 1/3 so với những trung tâm đào tạo bóng đá khác. Tuy nhiên, cách mà anh lao tâm khổ tứ, mài dũa những viên ngọc thô của SLNA cho thấy một điều, chế độ đãi ngộ không phải là yếu tố ảnh hưởng đến đam mê “dạy bóng đá” của những người thầy như anh. Riêng chuyện thầy rút tiền túi để mua trang thiết bị tập luyện, mua từng miếng xăm, lốp cũ, tỉ mẩn cắt, buộc để các học trò được làm quen với giáo án mới không còn là chuyện lạ của vị HLV trẻ yêu nghề này.
HLV Thành Công đã từng bôn ba ở các lò đào tạo T&T, và mới đây nhất là Viettel. Mặc dù vậy, thời gian qua anh lại chọn quê nhà để “nâng cao bằng cấp”.
Cùng với các HLV Hữu Thắng, Đức Thắng, Quang Trường, HLV Thành Công đã hoàn thành 2/4 kỳ của khoá học HLV “Pro” do Liên đoàn bóng đá Châu Á lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam. Đây là chứng chỉ cao nhất do AFC cấp và tấm bằng này giúp họ dẫn dắt bất kỳ CLB, Đội tuyển nào.
Để theo học khóa HLV chuyên nghiệp (Pro License), mỗi học viên phải bỏ ra khoảng 20-25.000 USD. Tuy nhiên, khóa học hiện tại được VFF tổ chức và hỗ trợ một phần kinh phí, vậy nên các HLV chỉ phải bỏ ra khoảng 200 - 300 triệu đồng, để theo học 4 kỳ của lớp học này.
Nhắc lại chuyện cũ, nhiều cầu thủ SLNA bước lên từ thiếu thốn hẳn vẫn còn nhớ khi ngày mới bước chân vào lò SLNA, HLV Nguyễn Thành Công đã làm thay bổn phận của một người anh trong gia đình. Với nhiều người, giữa HLV và các học trò bắt buộc phải có những khoảng cách nhất định. Còn với HLV Thành Công thì không, anh gần gũi cầu thủ không chỉ như một người thầy, mà còn như một người bạn biết lắng nghe, chia sẻ và giúp đỡ. Từ đó, giúp các cầu thủ phát triển toàn diện về chuyên môn lẫn phong cách sống.
Nói về nghề, thầy Công tâm niệm: “Đào tạo bóng đá trẻ tức là xây dựng tương lai cho bóng đá, nên tôi luôn đặt “cái tâm” của VĐV lên hàng đầu. Tôi nghĩ, danh vị và huân chương chỉ là những phần thưởng, tương lai của các cầu thủ trẻ mới là sự nghiệp. Vì vậy tôi luôn ấn định triết lý của mình, không nhất định phải là một người thầy giỏi, nhưng nhất định phải là một người thầy tốt.”
Những ai quan tâm đến bóng đá trẻ Nghệ An đều phục cái tâm của HLV Thành Công. Thậm chí vị HLV này còn chia sẻ vui rằng mình sẵn sàng làm không lương cho SLNA, đội bóng quê hương và cũng là nơi cho anh niềm đam mê thực sự. Thế rồi khi vừa nghỉ công tác huấn luyện tại Viettel, vì một vài lý do khó nói khiến anh tạm gác lại mơ ước "hồi hương", để vào SHB Đà Nẵng đảm nhiệm công tác huấn luyện đội U17.
Có thâm niên đào tạo trẻ, lại tự mở ra cho mình cơ hội học tập, tiếp cận kiến thức bóng đá hiện đại, anh có lý do để mong muốn được làm việc tại một môi trường lý tưởng, mà ở đó người ta có điều kiện được phát huy tối đa năng lực, đam mê của mình.
Sắp tới đội bóng mà anh đang dẫn dắt sẽ đối mặt với đội bóng quê hương tại vòng loại U17 Quốc gia. Với bất kỳ ai trưởng thành từ SLNA, đó là việc không hề mong muốn. Nhưng HLV Nguyễn Thành Công với cương vị mới, chắc chắn sẽ làm hết mình vì trách nhiệm của một người thầy.
Người hâm mộ xứ Nghệ tin rằng, dù ở bến đỗ nào HLV Thành Công cũng xem đó là những trải nghiệm. Bởi chưa bao giờ anh từ bỏ ý định SLNA sẽ là bến đỗ cuối cùng của mình. Ước mơ dốc hết kiến thức, đam mê cho bóng đá trẻ Nghệ An luôn là đích đến của anh. Nhất là khi cái tình quê, chất Nghệ đã thấm vào máu của con người này.
Thuộc lứa cầu thủ SLNA sinh năm 1977, sau khi giải nghệ, Nguyễn Thành Công bắt tay vào công tác huấn luyện đội trẻ. Ngay trong lần cầm quân đầu tiên, anh đã cùng U.17 SLNA giành chức vô địch năm 2008 trên sân Chi Lăng.
Dưới sự dìu dắt của HLV Nguyễn Thành Công 3 thế hệ tài năng sinh năm 1991, 1992 và 1993 ngày nào như Nguyên Mạnh, Đình Hoàng, Hoàng Thịnh, Đình Bảo, Phi Sơn, Khắc Ngọc, Mạnh Hùng... đã thể hiện sự trưởng thành vượt bậc, tiền đề cho những bước tiến của họ sau này.
Ngày còn ở SLNA, lương tháng chỉ bằng một nửa, thậm chí bằng 1/3 so với những trung tâm đào tạo bóng đá khác. Tuy nhiên, cách mà anh lao tâm khổ tứ, mài dũa những viên ngọc thô của SLNA cho thấy một điều, chế độ đãi ngộ không phải là yếu tố ảnh hưởng đến đam mê “dạy bóng đá” của những người thầy như anh. Riêng chuyện thầy rút tiền túi để mua trang thiết bị tập luyện, mua từng miếng xăm, lốp cũ, tỉ mẩn cắt, buộc để các học trò được làm quen với giáo án mới không còn là chuyện lạ của vị HLV trẻ yêu nghề này.
HLV Thành Công đã từng bôn ba ở các lò đào tạo T&T, và mới đây nhất là Viettel. Mặc dù vậy, thời gian qua anh lại chọn quê nhà để “nâng cao bằng cấp”.
Cùng với các HLV Hữu Thắng, Đức Thắng, Quang Trường, HLV Thành Công đã hoàn thành 2/4 kỳ của khoá học HLV “Pro” do Liên đoàn bóng đá Châu Á lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam. Đây là chứng chỉ cao nhất do AFC cấp và tấm bằng này giúp họ dẫn dắt bất kỳ CLB, Đội tuyển nào.
Để theo học khóa HLV chuyên nghiệp (Pro License), mỗi học viên phải bỏ ra khoảng 20-25.000 USD. Tuy nhiên, khóa học hiện tại được VFF tổ chức và hỗ trợ một phần kinh phí, vậy nên các HLV chỉ phải bỏ ra khoảng 200 - 300 triệu đồng, để theo học 4 kỳ của lớp học này.
Nhắc lại chuyện cũ, nhiều cầu thủ SLNA bước lên từ thiếu thốn hẳn vẫn còn nhớ khi ngày mới bước chân vào lò SLNA, HLV Nguyễn Thành Công đã làm thay bổn phận của một người anh trong gia đình. Với nhiều người, giữa HLV và các học trò bắt buộc phải có những khoảng cách nhất định. Còn với HLV Thành Công thì không, anh gần gũi cầu thủ không chỉ như một người thầy, mà còn như một người bạn biết lắng nghe, chia sẻ và giúp đỡ. Từ đó, giúp các cầu thủ phát triển toàn diện về chuyên môn lẫn phong cách sống.
Nói về nghề, thầy Công tâm niệm: “Đào tạo bóng đá trẻ tức là xây dựng tương lai cho bóng đá, nên tôi luôn đặt “cái tâm” của VĐV lên hàng đầu. Tôi nghĩ, danh vị và huân chương chỉ là những phần thưởng, tương lai của các cầu thủ trẻ mới là sự nghiệp. Vì vậy tôi luôn ấn định triết lý của mình, không nhất định phải là một người thầy giỏi, nhưng nhất định phải là một người thầy tốt.”
Những ai quan tâm đến bóng đá trẻ Nghệ An đều phục cái tâm của HLV Thành Công. Thậm chí vị HLV này còn chia sẻ vui rằng mình sẵn sàng làm không lương cho SLNA, đội bóng quê hương và cũng là nơi cho anh niềm đam mê thực sự. Thế rồi khi vừa nghỉ công tác huấn luyện tại Viettel, vì một vài lý do khó nói khiến anh tạm gác lại mơ ước "hồi hương", để vào SHB Đà Nẵng đảm nhiệm công tác huấn luyện đội U17.
Có thâm niên đào tạo trẻ, lại tự mở ra cho mình cơ hội học tập, tiếp cận kiến thức bóng đá hiện đại, anh có lý do để mong muốn được làm việc tại một môi trường lý tưởng, mà ở đó người ta có điều kiện được phát huy tối đa năng lực, đam mê của mình.
Sắp tới đội bóng mà anh đang dẫn dắt sẽ đối mặt với đội bóng quê hương tại vòng loại U17 Quốc gia. Với bất kỳ ai trưởng thành từ SLNA, đó là việc không hề mong muốn. Nhưng HLV Nguyễn Thành Công với cương vị mới, chắc chắn sẽ làm hết mình vì trách nhiệm của một người thầy.
Người hâm mộ xứ Nghệ tin rằng, dù ở bến đỗ nào HLV Thành Công cũng xem đó là những trải nghiệm. Bởi chưa bao giờ anh từ bỏ ý định SLNA sẽ là bến đỗ cuối cùng của mình. Ước mơ dốc hết kiến thức, đam mê cho bóng đá trẻ Nghệ An luôn là đích đến của anh. Nhất là khi cái tình quê, chất Nghệ đã thấm vào máu của con người này.
Tác giả: Trung Kiên
Nguồn: Báo Nghệ An
Nguồn: Báo Nghệ An