'Tân dược' diệt trừ sâu
- 14:38 09-05-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hai năm trước, ông Nguyễn Viết Bảy ở thôn 9, xã Tào Sơn (huyện Anh Sơn, Nghệ An) tự chế ra một loại “tân dược” diệt trừ sâu bọ hại cây trồng.
Thấy cách làm của ông Bảy đơn giản, hiệu quả, đến nay tại xã Tào Sơn đã có hàng trăm hộ học làm theo. Nguồn thực phẩm an toàn của nông dân Tào Sơn cũng vì thế được thị trường gần xa ưa chuộng.
Tào Sơn có trên 90ha đất màu và đất lúa cao cưỡng chuyển sang trồng các loại hoa màu như bí xanh, bí đỏ, dưa chuột, mướp... Đây là một xã miền núi nhưng phong trào trồng rau màu hàng hóa phát triển mạnh từ nhiều năm nay, đem lại nguồn thu nhập cao, ổn định cho nông dân. Nhưng cũng chính vì trồng màu, việc sử dụng thuốc BVTV trở nên phổ biến cách đây chừng 10 năm.
“Ra đến đồng là gặp bao bì thuốc BVTV vì không ít người có ý thức kém trong việc thu gom, tiêu hủy. Vào mùa sâu bệnh nhiều, trên những cánh đồng màu, đâu đâu cũng bắt gặp người dân đi phun thuốc. Mùi hôi bốc lên nồng nặc, không khí ô nhiễm, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người là rất cao. Chúng tôi cũng có nhiều trăn trở nhưng không biết làm cách nào”, ông Bảy trải lòng.
Năm 2014, cán bộ trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam) về địa phương tổ chức tập huấn kỹ thuật chế thuốc trừ sâu thảo dược sử dụng cho rau màu để bảo vệ môi trường. Cuộc tập huấn thu hút hàng trăm người dân xã Tào Sơn tham gia. Nhưng rồi gần như chỉ mỗi ông Bảy bắt tay vào chế loại thuốc này.
Vừa bê từ trong nhà ra 3 bình “tân dược” thơm nức, mùi vị cuốn hút, bắt mắt, ông Bảy tiếp lời: “Về chi phí, hiệu quả, tự chế thuốc này ngang với mua thuốc BVTV ở các đại lý. Chỉ cần nông dân chịu khó chứ không khó làm”.
Theo ông Bảy, việc chế thuốc cần tuân thủ nguyên tắc, tỷ lệ như sau: 400gr gừng + 400gr ớt cay + 400gr tỏi, tất cả dã nhỏ hoặc xay nhuyễn, ngâm 7 - 15 ngày trong 1,5 lít rượu tự nấu, loại có nồng độ cao. Sau khi ngâm đủ thời gian thì lắng lọc để sử dụng. Số bã còn lại tiếp tục cho rượu vào ngâm sử dụng cho các lần tiếp theo.
Thông thường, với 1 lon bia dung dịch ngâm lần đầu (khoảng 300 - 350ml), ông Bảy pha với 18 lít nước, đủ phun cho 1 sào rau màu. Mặc dù thuốc không độc nhưng khi phun cần bịt khẩu trang để tránh bị hơi cay xộc vào mũi. Sau khi phun xong có thể ăn liền, không cần cách ly. Tùy thuộc vào lượng sâu, bệnh trên cây trồng để xác định nồng độ dung dịch phun. Nhưng theo kinh nghiệm của ông Bảy, để tăng hiệu quả, nên phun sâu vào sáng sớm và phun các loại bệnh, nấm vào chiều tối. Riêng với loại hoa màu chưa cần sử dụng ngay, để tăng hiệu quả diệt trừ sâu bệnh, khi phun có thể bỏ vào một ít xà phòng để tăng khả năng khuếch tán của thuốc.
Thời gian đầu, để so sánh giữa thuốc BVTV mua ở các đại lý và thuốc trừ sâu tự chế, ông sử dụng 2 bình phun để phun cho cùng loại cây trồng có cùng chung loại sâu bệnh. Kết quả so sánh cho thấy, thuốc trừ sâu tự chế hiệu quả ngang ngửa so với các loại thuốc BVTV trên thị trường. Sau nhiều lần thử nghiệm, so sánh, ông Bảy quyết định sử dụng hoàn toàn “tân dược” tự chế trên những cánh đồng màu của gia đình.
Nhờ sử dụng thuốc trừ sâu thảo dược, sản phẩm của ông Bảy làm ra đến đâu bán hết đến đó với giá cao. Nhiều người còn mua gửi xuống TP Vinh, ra tận Hà Nội cho người thân. Vì thế, hiện nay, ông Bảy có nhiều mối khách quen thường xuyên đặt mua hàng.
Thấy cách làm của ông Bảy hiệu quả, hiện nay, riêng thôn 9 đã có khoảng 20 hộ áp dụng theo kỹ thuật chế thuốc trừ sâu thảo dược. Còn trên địa bàn xã Tào Sơn hiện có gần 200 hộ áp dụng kỹ thuật này và đều cho hiệu quả cao.
“Không chỉ phun cho rau màu, tôi còn thử nghiệm trên lúa và thấy thuốc trừ sâu thảo dược này có thể phun trừ được hầu hết các loại sâu bệnh, kể cả bệnh đạo ôn. Còn sức để làm nông nghiệp thì tôi sẽ tiếp tục sử dụng thuốc trừ sâu thảo dược tự chế để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường sống và hi vọng mọi người cùng hưởng ứng” – ông Bảy phấn khởi.
Tào Sơn có trên 90ha đất màu và đất lúa cao cưỡng chuyển sang trồng các loại hoa màu như bí xanh, bí đỏ, dưa chuột, mướp... Đây là một xã miền núi nhưng phong trào trồng rau màu hàng hóa phát triển mạnh từ nhiều năm nay, đem lại nguồn thu nhập cao, ổn định cho nông dân. Nhưng cũng chính vì trồng màu, việc sử dụng thuốc BVTV trở nên phổ biến cách đây chừng 10 năm.
“Ra đến đồng là gặp bao bì thuốc BVTV vì không ít người có ý thức kém trong việc thu gom, tiêu hủy. Vào mùa sâu bệnh nhiều, trên những cánh đồng màu, đâu đâu cũng bắt gặp người dân đi phun thuốc. Mùi hôi bốc lên nồng nặc, không khí ô nhiễm, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người là rất cao. Chúng tôi cũng có nhiều trăn trở nhưng không biết làm cách nào”, ông Bảy trải lòng.
Năm 2014, cán bộ trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam) về địa phương tổ chức tập huấn kỹ thuật chế thuốc trừ sâu thảo dược sử dụng cho rau màu để bảo vệ môi trường. Cuộc tập huấn thu hút hàng trăm người dân xã Tào Sơn tham gia. Nhưng rồi gần như chỉ mỗi ông Bảy bắt tay vào chế loại thuốc này.
Vừa bê từ trong nhà ra 3 bình “tân dược” thơm nức, mùi vị cuốn hút, bắt mắt, ông Bảy tiếp lời: “Về chi phí, hiệu quả, tự chế thuốc này ngang với mua thuốc BVTV ở các đại lý. Chỉ cần nông dân chịu khó chứ không khó làm”.
Theo ông Bảy, việc chế thuốc cần tuân thủ nguyên tắc, tỷ lệ như sau: 400gr gừng + 400gr ớt cay + 400gr tỏi, tất cả dã nhỏ hoặc xay nhuyễn, ngâm 7 - 15 ngày trong 1,5 lít rượu tự nấu, loại có nồng độ cao. Sau khi ngâm đủ thời gian thì lắng lọc để sử dụng. Số bã còn lại tiếp tục cho rượu vào ngâm sử dụng cho các lần tiếp theo.
Thông thường, với 1 lon bia dung dịch ngâm lần đầu (khoảng 300 - 350ml), ông Bảy pha với 18 lít nước, đủ phun cho 1 sào rau màu. Mặc dù thuốc không độc nhưng khi phun cần bịt khẩu trang để tránh bị hơi cay xộc vào mũi. Sau khi phun xong có thể ăn liền, không cần cách ly. Tùy thuộc vào lượng sâu, bệnh trên cây trồng để xác định nồng độ dung dịch phun. Nhưng theo kinh nghiệm của ông Bảy, để tăng hiệu quả, nên phun sâu vào sáng sớm và phun các loại bệnh, nấm vào chiều tối. Riêng với loại hoa màu chưa cần sử dụng ngay, để tăng hiệu quả diệt trừ sâu bệnh, khi phun có thể bỏ vào một ít xà phòng để tăng khả năng khuếch tán của thuốc.
Thời gian đầu, để so sánh giữa thuốc BVTV mua ở các đại lý và thuốc trừ sâu tự chế, ông sử dụng 2 bình phun để phun cho cùng loại cây trồng có cùng chung loại sâu bệnh. Kết quả so sánh cho thấy, thuốc trừ sâu tự chế hiệu quả ngang ngửa so với các loại thuốc BVTV trên thị trường. Sau nhiều lần thử nghiệm, so sánh, ông Bảy quyết định sử dụng hoàn toàn “tân dược” tự chế trên những cánh đồng màu của gia đình.
Nhờ sử dụng thuốc trừ sâu thảo dược, sản phẩm của ông Bảy làm ra đến đâu bán hết đến đó với giá cao. Nhiều người còn mua gửi xuống TP Vinh, ra tận Hà Nội cho người thân. Vì thế, hiện nay, ông Bảy có nhiều mối khách quen thường xuyên đặt mua hàng.
Thấy cách làm của ông Bảy hiệu quả, hiện nay, riêng thôn 9 đã có khoảng 20 hộ áp dụng theo kỹ thuật chế thuốc trừ sâu thảo dược. Còn trên địa bàn xã Tào Sơn hiện có gần 200 hộ áp dụng kỹ thuật này và đều cho hiệu quả cao.
“Không chỉ phun cho rau màu, tôi còn thử nghiệm trên lúa và thấy thuốc trừ sâu thảo dược này có thể phun trừ được hầu hết các loại sâu bệnh, kể cả bệnh đạo ôn. Còn sức để làm nông nghiệp thì tôi sẽ tiếp tục sử dụng thuốc trừ sâu thảo dược tự chế để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường sống và hi vọng mọi người cùng hưởng ứng” – ông Bảy phấn khởi.
Ông Phan Sỹ Quỳ, Phó Chủ tịch UBND xã Tào Sơn cho biết: “Rau màu đang cho thấy hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với cây lúa. Tào Sơn lại là xã có truyền thống trồng hoa màu. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục chuyển một số diện tích đất lúa cao cưỡng sang trồng màu. Định hướng của địa phương là từng bước xây dựng thương hiệu nông sản an toàn của xã nhằm tăng hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân. Từ khi họ sử dụng thuốc trừ sâu thảo dược tự chế, cây trồng phát triển tốt và cho năng suất cao; giảm thiểu được ô nhiễm môi trường…”. |
Tác giả bài viết: Văn Dũng
Nguồn tin: