Má Ngọc: ‘Già vẫn phải làm việc có ích cho đời’
- 07:56 09-05-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Suốt 20 năm nay, có một người phụ nữ âm thầm ngược xuôi khắp nơi tìm các suất học bổng cho những đứa học trò nghèo. Bà tạo điều kiện cho biết bao bạn trẻ được đến trường, được học hành đến nơi đến chốn.
75 tuổi, 36 năm gắn bó với ngành giáo dục, 20 năm làm công tác khuyến học, đến khi về hưu, bà giáo Lê Minh Ngọc lại dồn tâm sức làm thật nhiều việc tại Hội Khuyến học TP.HCM. Bà luôn tâm nguyện phải làm sao cho những học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được đi học, giúp các em vượt qua những số phận bất hạnh, vươn tới những ước mơ trong đời. Bà bảo dù đã già nhưng vẫn phải làm những việc có ích cho đời.
Bà giáo già nhân hậu
Bà Ngọc là một học sinh miền Nam với 20 năm theo học, sống và làm việc trên đất Bắc. Bà trưởng thành trong sự đùm bọc, thương yêu, dạy dỗ của các thầy cô, của đồng bào miền Bắc rồi trở thành một cô giáo dạy ngữ văn ở nhiều trường trung học.
Khi đất nước thống nhất, năm 1975, bà quay lại TP.HCM, dốc tâm sức cho sự nghiệp giáo dục trên mảnh đất mình được sinh ra. Thời điểm đó bà là hiệu phó Trường Chu Văn An, rồi lần lượt trở thành trưởng Phòng GD&ĐT quận Bình Thạnh, trưởng phòng Giáo dục mầm non Sở GD&ĐT TP, phó giám đốc Sở GD&ĐT TP. Đến khi về hưu, bà lại tiếp tục chăm lo cho các em học sinh nghèo hiếu học.
Bắt đầu từ năm học 1999-2000, bằng tất cả tâm huyết của một nhà giáo, bà miệt mài với công tác khuyến học, trở thành giám đốc Quỹ khuyến học TP. Năm suất học bổng đầu tiên được trao đi vào năm 1999 là khởi đầu cho “khối tài sản kếch xù” của bà. Đến nay, đàn con gần 2.000 đứa cứ luôn miệng gọi bà là “má” là khối tài sản duy nhất mà bà có được. 20 năm, gần 2.000 suất học bổng cũng là chừng đó mảnh đời được bà giúp đỡ để không bỏ phí cuộc đời mình.
Nói về công việc của mình, bà cho rằng mình hạnh phúc hơn rất nhiều người vì được học hành. Bà không có quyền bỏ qua bất cứ số phận của một đứa học trò nghèo nào, không có quyền quay lưng lại với những đứa trẻ đang khát khao được đến trường.
Luôn ham muốn cống hiến cho xã hội
Với bà, bỏ sót một hoàn cảnh là bỏ sót cả tương lai một con người. Vậy nên khi biết con gái của người phụ việc trong nhà không có điều kiện đến trường, bà sẵn sàng dang tay đón nhận và đi săn học bổng cho em. Không những thế, bà còn canh cả ngày em đến nhà phụ việc với mẹ, tự tay nấu ăn rồi để riêng một phần cho em mang đi học vì sợ em đói, sợ em thiếu chất. Tấm lòng của bà cứ bao la mãi như vậy...
Được ở nhà nhưng bà nào có chịu ngồi yên. Cái bàn ngay cửa ra nhà bà lúc nào cũng chất đống những xấp tài liệu mà bà tự tìm kiếm để cập nhật thêm, rồi biết bao đề án trong thời gian tới, kế hoạch làm việc... Thấy bà làm mãi, nhiều người hỏi bà sức đâu mà cứ say sưa, miệt mài như thế. Bà chỉ cười: “Nhiều khi nghĩ cũng không biết sao mà mình có sức làm như vậy. Bản thân tôi luôn ham muốn được cống hiến thật sự cho xã hội. Mình còn sức thì còn đóng góp bằng tất cả những gì mình có. Chắc vì sự ham muốn đó nên tôi cứ làm mà không thấy mệt”.
Già nhưng luôn tìm cách “thể dục cái đầu”
Dù đã 75 tuổi và tất bật với các hoạt động trong Hội Khuyến học TP.HCM nhưng bà Ngọc vẫn tranh thủ được thời gian để học tiếng Anh trong ba năm qua. Bà biết ở tuổi của mình mà theo học ở trung tâm sẽ không theo kịp nên nhờ cô giáo tới nhà dạy. Mỗi tuần bà đều dành ba buổi để học tiếng Anh.
“Tôi nghĩ nếu có đi nước ngoài thì mình cũng tự tin là sẽ không bị lạc, có thể diễn đạt cho người khác hiểu điều mình muốn nói” - bà nói. Bà Ngọc cho rằng việc học cũng là dịp để bà “thể dục cái đầu”, phải học thì cái đầu mới không bị lão hóa được.
Học tiếng Anh chưa đủ, bà còn đăng ký học yoga cùng bạn của mình. Già rồi nên uốn éo khó khăn, động tác không uyển chuyển, không thể co chân, vậy là hai người cứ giúp nhau kéo căng chân ra rồi gập lại theo đúng động tác. “Phải vận động thì sức khỏe mới tốt mà làm việc được. Có bị bệnh thì không phải uống thuốc nhiều quá. Mình thể dục như vậy cũng làm tinh thần mình trẻ ra đấy, mới có sức mà làm cái này, cái kia. Phải tự tìm nguồn vui cho mình để mình không bị tụt hậu so với mọi người. Tuổi thì có thể nhiều thiệt nhưng chưa chắc đã già đâu” - bà Ngọc cười tươi.
Bà giáo già nhân hậu
Bà Ngọc là một học sinh miền Nam với 20 năm theo học, sống và làm việc trên đất Bắc. Bà trưởng thành trong sự đùm bọc, thương yêu, dạy dỗ của các thầy cô, của đồng bào miền Bắc rồi trở thành một cô giáo dạy ngữ văn ở nhiều trường trung học.
Khi đất nước thống nhất, năm 1975, bà quay lại TP.HCM, dốc tâm sức cho sự nghiệp giáo dục trên mảnh đất mình được sinh ra. Thời điểm đó bà là hiệu phó Trường Chu Văn An, rồi lần lượt trở thành trưởng Phòng GD&ĐT quận Bình Thạnh, trưởng phòng Giáo dục mầm non Sở GD&ĐT TP, phó giám đốc Sở GD&ĐT TP. Đến khi về hưu, bà lại tiếp tục chăm lo cho các em học sinh nghèo hiếu học.
Bắt đầu từ năm học 1999-2000, bằng tất cả tâm huyết của một nhà giáo, bà miệt mài với công tác khuyến học, trở thành giám đốc Quỹ khuyến học TP. Năm suất học bổng đầu tiên được trao đi vào năm 1999 là khởi đầu cho “khối tài sản kếch xù” của bà. Đến nay, đàn con gần 2.000 đứa cứ luôn miệng gọi bà là “má” là khối tài sản duy nhất mà bà có được. 20 năm, gần 2.000 suất học bổng cũng là chừng đó mảnh đời được bà giúp đỡ để không bỏ phí cuộc đời mình.
Nói về công việc của mình, bà cho rằng mình hạnh phúc hơn rất nhiều người vì được học hành. Bà không có quyền bỏ qua bất cứ số phận của một đứa học trò nghèo nào, không có quyền quay lưng lại với những đứa trẻ đang khát khao được đến trường.
Luôn ham muốn cống hiến cho xã hội
Với bà, bỏ sót một hoàn cảnh là bỏ sót cả tương lai một con người. Vậy nên khi biết con gái của người phụ việc trong nhà không có điều kiện đến trường, bà sẵn sàng dang tay đón nhận và đi săn học bổng cho em. Không những thế, bà còn canh cả ngày em đến nhà phụ việc với mẹ, tự tay nấu ăn rồi để riêng một phần cho em mang đi học vì sợ em đói, sợ em thiếu chất. Tấm lòng của bà cứ bao la mãi như vậy...
Được ở nhà nhưng bà nào có chịu ngồi yên. Cái bàn ngay cửa ra nhà bà lúc nào cũng chất đống những xấp tài liệu mà bà tự tìm kiếm để cập nhật thêm, rồi biết bao đề án trong thời gian tới, kế hoạch làm việc... Thấy bà làm mãi, nhiều người hỏi bà sức đâu mà cứ say sưa, miệt mài như thế. Bà chỉ cười: “Nhiều khi nghĩ cũng không biết sao mà mình có sức làm như vậy. Bản thân tôi luôn ham muốn được cống hiến thật sự cho xã hội. Mình còn sức thì còn đóng góp bằng tất cả những gì mình có. Chắc vì sự ham muốn đó nên tôi cứ làm mà không thấy mệt”.
Già nhưng luôn tìm cách “thể dục cái đầu”
Dù đã 75 tuổi và tất bật với các hoạt động trong Hội Khuyến học TP.HCM nhưng bà Ngọc vẫn tranh thủ được thời gian để học tiếng Anh trong ba năm qua. Bà biết ở tuổi của mình mà theo học ở trung tâm sẽ không theo kịp nên nhờ cô giáo tới nhà dạy. Mỗi tuần bà đều dành ba buổi để học tiếng Anh.
“Tôi nghĩ nếu có đi nước ngoài thì mình cũng tự tin là sẽ không bị lạc, có thể diễn đạt cho người khác hiểu điều mình muốn nói” - bà nói. Bà Ngọc cho rằng việc học cũng là dịp để bà “thể dục cái đầu”, phải học thì cái đầu mới không bị lão hóa được.
Học tiếng Anh chưa đủ, bà còn đăng ký học yoga cùng bạn của mình. Già rồi nên uốn éo khó khăn, động tác không uyển chuyển, không thể co chân, vậy là hai người cứ giúp nhau kéo căng chân ra rồi gập lại theo đúng động tác. “Phải vận động thì sức khỏe mới tốt mà làm việc được. Có bị bệnh thì không phải uống thuốc nhiều quá. Mình thể dục như vậy cũng làm tinh thần mình trẻ ra đấy, mới có sức mà làm cái này, cái kia. Phải tự tìm nguồn vui cho mình để mình không bị tụt hậu so với mọi người. Tuổi thì có thể nhiều thiệt nhưng chưa chắc đã già đâu” - bà Ngọc cười tươi.
Cái tâm vòng tròn kết nối các thế hệ Nhiều thế hệ học sinh đã trưởng thành và có việc làm ổn định sau khi nhận được học bổng từ má Ngọc đã quay trở về cùng bà thực hiện ước mơ còn dang dở của các bạn khác. Có bạn tham gia trực tiếp cùng má, có bạn hằng tháng gửi tiền đều đặn vào tài khoản rồi nhờ má chuyển đến người cần giúp đỡ. Má Ngọc bảo nhìn lũ trẻ ngày xưa giờ đã lớn và có hạnh phúc riêng của mình, má thấy mãn nguyện vô cùng. “Không gì bằng việc mình nhìn thấy nụ cười hạnh phúc cứ nở trên môi của tụi nó như vậy. Quá hạnh phúc” - má nói. Má cũng bảo rằng mình may mắn khi chồng con đều hiểu được đam mê và để má đi đến cùng đam mê đó. “Các con hiểu được niềm vui của tôi khi làm công tác khuyến học nên luôn ủng hộ và thậm chí còn tham gia cùng. Ngay cả chồng tôi cũng luôn tạo điều kiện để tôi có thể làm tốt nhất công việc mà mình yêu thích” - má Ngọc chia sẻ. _____________________________ 75 tuổi, bà Ngọc vẫn là người tiên phong trong hoạt động khuyến học, là người đi đầu trong các chương trình “Học bổng khuyến tài”, “Học bổng một và một”, “Tiết kiệm nuôi heo đất khuyến học” hay gần đây nhất là “Học bổng khu phố”... Ở bà lúc nào cũng ngồn ngộn những ý tưởng mới về những học bổng mà bà dự tính sẽ làm, lúc nào cũng đau đáu về tương lai của những đứa trò nghèo. |
Tác giả bài viết: THANH TUYỀN
Nguồn tin: