2 lão nông ‘khui’ gần 3.000 hồ sơ thương binh giả
- 09:28 08-05-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hai ông lão cùng ở tuổi 80 đã giúp cơ quan chức năng phát hiện 2.745 hồ sơ giả mạo, khai man để hưởng chế độ người có công và khiến 29 đối tượng phải trả giá trước vành móng ngựa.
Đó là hai ông Nguyễn Tiến Lãng (thôn Bùi Xá, Ngũ Thái) và Nguyễn Công Uẩn (phố Tam Á, Gia Đông) cùng ở huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Cả hai ông đang được Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH tiến hành xét tặng bằng khen của bộ trưởng vì có thành tích xuất sắc trong việc tố cáo hành vi tham nhũng, góp phần tích cực trong việc phát hiện, xử lý hành vi khai man, giả mạo hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng tại tỉnh Bắc Ninh và các tỉnh thuộc địa bàn Quân khu 1.
Chia sẻ với Pháp Luật TP.HCM về hành trình đi tìm công lý của mình, hai ông tâm sự: “Tất cả đều chống lại chúng tôi. Người thì bị vợ “bỏ đói” phải ra ở riêng suốt sáu năm, người bị côn đồ đánh đập, vợ đốt hồ sơ...”.
Nở rộ phong trào làm thương binh
Câu chuyện chống tham nhũng của hai lão nông bắt đầu từ những năm 2006-2007 bởi những bức xúc trong sai phạm của chính quyền địa phương về đất đai. Tại đây, hai ông đều để lại dấu ấn của mình khi hạ bệ nhiều quan chức thôn, xã, huyện. Cũng từ đó hai ông gặp nhau và tiến hành một “trận đánh lớn” nhằm vạch mặt những kẻ nhận tiền chạy chế độ người có công và thương binh giả.
Lần giở lại từng chứng cứ đi tìm sự thật, ông Nguyễn Tiến Lãng cho biết vào năm 2010, tại huyện Thuận Thành nở rộ phong trào làm thương binh. Gia đình nào có người đi lính, có sẹo và nhiều tiền đều đổ xô làm hồ sơ. “Có những người bị tai nạn xe máy cụt một ngón tay, hay tuốt lúa bị vật nhọn đâm vào trán cũng đi giám định để hưởng chế độ thương binh. Trong khi tôi đi bộ đội mấy chục năm, từng bị thương nặng, đặc biệt bao nhiêu chiến sĩ hy sinh trên chiến trường đến nay vì nhiều lý do vẫn chưa được Nhà nước công nhận. Đó là điều bất công khiến chúng tôi không thể im lặng...” - ông Lãng nói.
Từ những bức xúc trên, hai ông ngày ngày trốn vợ nấu cơm gói vào lá chuối rồi đạp xe khắp huyện, ăn dầm nằm dề với người dân để thu thập chứng cứ và nghe những câu chuyện trớ trêu về những “đại gia” sau một đêm bỗng trở thành... thương binh.
Hai ông đã tìm được rất nhiều bộ hồ sơ, chứng từ sai quy định trong việc hưởng chế độ người có công của người dân, cán bộ huyện Thuận Thành. “Qua “cò”, người dân lập ra các bộ hồ sơ giả, rồi đưa tiền để “cò” móc nối với cán bộ nhằm “chạy” chế độ thương binh với mỗi bộ hồ sơ lên đến 100 triệu đồng. Sau khi thu thập đầy đủ chứng cứ, chúng tôi viết đơn tố cáo lên cơ quan chức năng...” - ông Lãng kể.
Khui ra gần 3.000 hồ sơ giả mạo
Theo ông Lãng, đơn tố cáo đầu tiên gửi lên trung ương không thấy trả lời, hai ông tiếp tục gửi đến Cục Người có công (Bộ LĐ-TB&XH). Vài ngày sau, ông Tạ Văn Thiều, Phó Cục trưởng Cục Người có công, trực tiếp gọi điện thoại và cùng Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH về gặp hai ông để tiếp cận hồ sơ.
Sau khi nghiên cứu hồ sơ, Cục Người có công, Thanh tra Bộ đã đề nghị nhiều cuộc gặp để làm sáng tỏ sự việc. Ngày 4-1-2012, Bộ LĐ-TB&XH đã có văn bản kết luận những trường hợp ông Lãng và ông Uẩn tố cáo đều đúng sự thật.
Từ đó, Bộ LĐ-TB&XH chuyển các hồ sơ trên cho Công an tỉnh Bắc Ninh điều tra làm rõ. Đồng thời đề nghị Bộ Quốc phòng chỉ đạo Bộ Tư lệnh Quân khu 1 kiểm điểm trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ trong thực hiện giải quyết chính sách thương binh, thu hồi các giấy chứng nhận thương binh và giấy tờ liên quan theo quy định; tiến hành làm rõ các đối tượng liên quan.
Ngày 21-4-2015, Bộ LĐ-TB&XH thông báo Công an tỉnh Bắc Ninh đã khởi tố năm bị can về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cùng lúc, Bộ Tư lệnh Quân khu 1 đã tiến hành khởi tố điều tra vụ án làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến việc tạo dựng, xem xét thẩm định hồ sơ giám định thương tật để ra quyết định công nhận là thương binh do một số đối tượng ngoài xã hội móc nối với một số cán bộ thuộc cơ quan chức năng liên quan của đơn vị.
Theo kết quả điều tra, số đối tượng khai man, giả mạo hồ sơ phải kiến nghị đình chỉ trợ cấp là 2.745 người, kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước hơn 150 tỉ đồng, giảm chi ngân sách nhà nước mỗi năm 20 tỉ đồng. Đặc biệt có 24 đối tượng bị xử lý hình sự.
“Năm đó, nếu chúng tôi im lặng không đấu tranh thì số lượng hồ sơ giả chắc chắn chưa dừng ở con số trên. Điều này cũng đồng nghĩa mỗi năm Nhà nước phải mất hàng trăm tỉ đồng để chi cho những người này...” - ông Nguyễn Công Uẩn khẳng định.
Gian nan hành trình tìm công lý
Để có được những kết quả trên, hai lão nông phải đối diện với không ít khó khăn, thậm chí ngay từ gia đình. Ông Uẩn nhớ lại: “Cả nhà ra sức ngăn cản tôi tiếp xúc với người ngoài, đặc biệt là ông Lãng”.
Ông kể tiếp: “Có lần đứa con đầu đã “triệu tập” một cuộc họp gia đình. Tại đây, vợ và các con nhìn tôi như tội phạm rồi đồng thanh nói tôi “con kiến kiện củ khoai”, có đứa còn đưa ra điều kiện “một là bố bỏ gia đình, hai là bỏ kiện”. Tôi biết họ rất thương tôi và chỉ muốn cho tôi hưởng tuổi già an nhàn nên mới ngăn cản. Nhưng tôi bảo: “bố không bỏ ai cả nhưng nếu một ai bỏ bố thì bố không giữ...””.
Tiếp đó, các thành viên thực hiện lệnh “cấm vận” đối với ông như không cho tiền tiêu xài, những lá đơn viết chưa kịp gửi cũng bị vợ, con tìm và đốt. Chưa hết, ông Uẩn từng bị các đối tượng lạ mặt lao xe vào người khi đạp xe đi gửi đơn. Có lần vào 30 Tết, ông còn bị một người lao vào nhà đánh chảy máu.
Câu chuyện của ông Nguyễn Tiến Lãng từ ngày ông đi tố cáo cũng gian nan không kém. Ông Lãng cho biết cả gia đình trông chờ vào khoản tiền lương hưu 2,3 triệu đồng của ông nhưng khi tố cáo ông phải dùng hết khoản tiền này để đi thu thập hồ sơ, phôtô tài liệu. Do không đưa tiền hưu về, vợ ông không nấu cơm, giặt đồ cho ông. Cuối cùng, ông phải ở riêng một góc trong nhà và hằng ngày tự chăm sóc cho bản thân. “Suốt sáu năm liền hai vợ chồng không gần nhau, cơm tôi tự nấu, quần áo tự giặt...” - ông Lãng kể.
Nhưng trên con đường đi tìm công lý, ông Lãng không cô đơn vì luôn có những người dân tốt bụng giúp đỡ, cung cấp tài liệu và đặc biệt có một người bạn là ông Uẩn. Hai ông thường xuyên tâm sự, chia sẻ cho nhau. Biết ông Lãng ăn cơm một mình buồn, ông Uẩn lại sang ngồi cùng mâm. Cứ như vậy, hai lão nông đã cùng nhau tìm ra công lý, cái mà hai ông gọi là “làm tròn bổn phận của một công dân”.
Khi công lý chiến thắng, người thân của hai ông cũng đã hiểu và không còn cản trở như trước. Vợ ông Lãng đã chăm sóc, nấu ăn cho ông. Và khi được hỏi về con đường chống tham nhũng, hai lão nông tuổi đã 80 vẫn chưa một lần nghĩ mình sẽ dừng lại. “Nếu có sai trái, chúng tôi tiếp tục đấu tranh” - ông Lãng nói.
Trên con đường tiễn tôi về, không ít người dân thôn quê vẫn nở nụ cười và kính cẩn chào hai ông, có người nắm chặt tay các ông nói: “Nhờ hai “bao công”, chính quyền ở đây không dám ngang ngược, làm sai”.
Chia sẻ với Pháp Luật TP.HCM về hành trình đi tìm công lý của mình, hai ông tâm sự: “Tất cả đều chống lại chúng tôi. Người thì bị vợ “bỏ đói” phải ra ở riêng suốt sáu năm, người bị côn đồ đánh đập, vợ đốt hồ sơ...”.
Nở rộ phong trào làm thương binh
Câu chuyện chống tham nhũng của hai lão nông bắt đầu từ những năm 2006-2007 bởi những bức xúc trong sai phạm của chính quyền địa phương về đất đai. Tại đây, hai ông đều để lại dấu ấn của mình khi hạ bệ nhiều quan chức thôn, xã, huyện. Cũng từ đó hai ông gặp nhau và tiến hành một “trận đánh lớn” nhằm vạch mặt những kẻ nhận tiền chạy chế độ người có công và thương binh giả.
Lần giở lại từng chứng cứ đi tìm sự thật, ông Nguyễn Tiến Lãng cho biết vào năm 2010, tại huyện Thuận Thành nở rộ phong trào làm thương binh. Gia đình nào có người đi lính, có sẹo và nhiều tiền đều đổ xô làm hồ sơ. “Có những người bị tai nạn xe máy cụt một ngón tay, hay tuốt lúa bị vật nhọn đâm vào trán cũng đi giám định để hưởng chế độ thương binh. Trong khi tôi đi bộ đội mấy chục năm, từng bị thương nặng, đặc biệt bao nhiêu chiến sĩ hy sinh trên chiến trường đến nay vì nhiều lý do vẫn chưa được Nhà nước công nhận. Đó là điều bất công khiến chúng tôi không thể im lặng...” - ông Lãng nói.
Từ những bức xúc trên, hai ông ngày ngày trốn vợ nấu cơm gói vào lá chuối rồi đạp xe khắp huyện, ăn dầm nằm dề với người dân để thu thập chứng cứ và nghe những câu chuyện trớ trêu về những “đại gia” sau một đêm bỗng trở thành... thương binh.
Hai ông đã tìm được rất nhiều bộ hồ sơ, chứng từ sai quy định trong việc hưởng chế độ người có công của người dân, cán bộ huyện Thuận Thành. “Qua “cò”, người dân lập ra các bộ hồ sơ giả, rồi đưa tiền để “cò” móc nối với cán bộ nhằm “chạy” chế độ thương binh với mỗi bộ hồ sơ lên đến 100 triệu đồng. Sau khi thu thập đầy đủ chứng cứ, chúng tôi viết đơn tố cáo lên cơ quan chức năng...” - ông Lãng kể.
Khui ra gần 3.000 hồ sơ giả mạo
Theo ông Lãng, đơn tố cáo đầu tiên gửi lên trung ương không thấy trả lời, hai ông tiếp tục gửi đến Cục Người có công (Bộ LĐ-TB&XH). Vài ngày sau, ông Tạ Văn Thiều, Phó Cục trưởng Cục Người có công, trực tiếp gọi điện thoại và cùng Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH về gặp hai ông để tiếp cận hồ sơ.
Sau khi nghiên cứu hồ sơ, Cục Người có công, Thanh tra Bộ đã đề nghị nhiều cuộc gặp để làm sáng tỏ sự việc. Ngày 4-1-2012, Bộ LĐ-TB&XH đã có văn bản kết luận những trường hợp ông Lãng và ông Uẩn tố cáo đều đúng sự thật.
Từ đó, Bộ LĐ-TB&XH chuyển các hồ sơ trên cho Công an tỉnh Bắc Ninh điều tra làm rõ. Đồng thời đề nghị Bộ Quốc phòng chỉ đạo Bộ Tư lệnh Quân khu 1 kiểm điểm trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ trong thực hiện giải quyết chính sách thương binh, thu hồi các giấy chứng nhận thương binh và giấy tờ liên quan theo quy định; tiến hành làm rõ các đối tượng liên quan.
Ngày 21-4-2015, Bộ LĐ-TB&XH thông báo Công an tỉnh Bắc Ninh đã khởi tố năm bị can về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cùng lúc, Bộ Tư lệnh Quân khu 1 đã tiến hành khởi tố điều tra vụ án làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến việc tạo dựng, xem xét thẩm định hồ sơ giám định thương tật để ra quyết định công nhận là thương binh do một số đối tượng ngoài xã hội móc nối với một số cán bộ thuộc cơ quan chức năng liên quan của đơn vị.
Theo kết quả điều tra, số đối tượng khai man, giả mạo hồ sơ phải kiến nghị đình chỉ trợ cấp là 2.745 người, kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước hơn 150 tỉ đồng, giảm chi ngân sách nhà nước mỗi năm 20 tỉ đồng. Đặc biệt có 24 đối tượng bị xử lý hình sự.
“Năm đó, nếu chúng tôi im lặng không đấu tranh thì số lượng hồ sơ giả chắc chắn chưa dừng ở con số trên. Điều này cũng đồng nghĩa mỗi năm Nhà nước phải mất hàng trăm tỉ đồng để chi cho những người này...” - ông Nguyễn Công Uẩn khẳng định.
Gian nan hành trình tìm công lý
Để có được những kết quả trên, hai lão nông phải đối diện với không ít khó khăn, thậm chí ngay từ gia đình. Ông Uẩn nhớ lại: “Cả nhà ra sức ngăn cản tôi tiếp xúc với người ngoài, đặc biệt là ông Lãng”.
Ông kể tiếp: “Có lần đứa con đầu đã “triệu tập” một cuộc họp gia đình. Tại đây, vợ và các con nhìn tôi như tội phạm rồi đồng thanh nói tôi “con kiến kiện củ khoai”, có đứa còn đưa ra điều kiện “một là bố bỏ gia đình, hai là bỏ kiện”. Tôi biết họ rất thương tôi và chỉ muốn cho tôi hưởng tuổi già an nhàn nên mới ngăn cản. Nhưng tôi bảo: “bố không bỏ ai cả nhưng nếu một ai bỏ bố thì bố không giữ...””.
Tiếp đó, các thành viên thực hiện lệnh “cấm vận” đối với ông như không cho tiền tiêu xài, những lá đơn viết chưa kịp gửi cũng bị vợ, con tìm và đốt. Chưa hết, ông Uẩn từng bị các đối tượng lạ mặt lao xe vào người khi đạp xe đi gửi đơn. Có lần vào 30 Tết, ông còn bị một người lao vào nhà đánh chảy máu.
Câu chuyện của ông Nguyễn Tiến Lãng từ ngày ông đi tố cáo cũng gian nan không kém. Ông Lãng cho biết cả gia đình trông chờ vào khoản tiền lương hưu 2,3 triệu đồng của ông nhưng khi tố cáo ông phải dùng hết khoản tiền này để đi thu thập hồ sơ, phôtô tài liệu. Do không đưa tiền hưu về, vợ ông không nấu cơm, giặt đồ cho ông. Cuối cùng, ông phải ở riêng một góc trong nhà và hằng ngày tự chăm sóc cho bản thân. “Suốt sáu năm liền hai vợ chồng không gần nhau, cơm tôi tự nấu, quần áo tự giặt...” - ông Lãng kể.
Nhưng trên con đường đi tìm công lý, ông Lãng không cô đơn vì luôn có những người dân tốt bụng giúp đỡ, cung cấp tài liệu và đặc biệt có một người bạn là ông Uẩn. Hai ông thường xuyên tâm sự, chia sẻ cho nhau. Biết ông Lãng ăn cơm một mình buồn, ông Uẩn lại sang ngồi cùng mâm. Cứ như vậy, hai lão nông đã cùng nhau tìm ra công lý, cái mà hai ông gọi là “làm tròn bổn phận của một công dân”.
Khi công lý chiến thắng, người thân của hai ông cũng đã hiểu và không còn cản trở như trước. Vợ ông Lãng đã chăm sóc, nấu ăn cho ông. Và khi được hỏi về con đường chống tham nhũng, hai lão nông tuổi đã 80 vẫn chưa một lần nghĩ mình sẽ dừng lại. “Nếu có sai trái, chúng tôi tiếp tục đấu tranh” - ông Lãng nói.
Trên con đường tiễn tôi về, không ít người dân thôn quê vẫn nở nụ cười và kính cẩn chào hai ông, có người nắm chặt tay các ông nói: “Nhờ hai “bao công”, chính quyền ở đây không dám ngang ngược, làm sai”.
Đề nghị tặng bằng khen của bộ trưởng Lãnh đạo Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH cho biết đơn vị đang tiến hành xét tặng bằng khen của bộ trưởng cho hai ông Nguyễn Tiến Lãng và Nguyễn Công Uẩn vì có thành tích xuất sắc trong việc tố cáo hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, Bộ LĐ-TB&XH đã hai lần có văn bản gửi UBND tỉnh Bắc Ninh xin ý kiến hiệp y về tình hình chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tại địa phương của hai ông nhưng đến nay vẫn chưa nhận được trả lời. Vì vậy, Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH đang xin ý kiến của Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) đối với hai cá nhân trên. Tôi không được một thành viên nào trong gia đình ủng hộ. Con tôi làm việc Nhà nước cũng bị sếp gọi lên và nhắc nhở khuyên bảo tôi không nên tố cáo. Ông Nguyễn Công Uẩn |
Tác giả bài viết: Viết Long
Nguồn tin: